Hàng loạt quỹ tài chính kém hiệu quả: Sao vẫn chưa bỏ?

07/11/2019 08:15
Cả nước hiện có trên 40 quỹ tài chính nằm ngoài ngân sách nhà nước. Báo cáo của Đoàn giám sát thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ rõ nhiều bất cập, yếu kém của nhiều quỹ. Nhiều ý kiến đề xuất bãi bỏ các quỹ không hiệu quả, sáp nhập các quỹ trùng lặp.

Quá nhiều quỹ, lãng phí ngân sách

Cả nước hiện có khoảng 48 quỹ tài chính nằm ngoài ngân sách, trong đó có 28 quỹ ở trung ương và 20 quỹ ở địa phương. Thế nhưng, theo Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hiện nay, chưa có một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa các quy định tại Luật Ngân sách nhà nước 2015, nhằm điều chỉnh các nguyên tắc chung về quỹ tài chính ngoài ngân sách, bao gồm các lĩnh vực được thành lập quỹ, thẩm quyền thành lập quỹ, nguồn thu, nhiệm vụ chi của quỹ, mô hình hoạt động, cơ cấu tổ chức, chế độ kế toán, công khai, thanh kiểm tra... Điều này dẫn đến tình trạng quỹ tài chính ngoài ngân sách được thành lập quá nhiều, do rất nhiều cơ quan, đơn vị ban hành, ở rất nhiều cấp khác nhau.

Đoàn giám sát cho rằng, nhiệm vụ của các quỹ được quy định khá phức tạp và nhiều bất cập, có nhiều quỹ có nhiệm vụ chi tương đồng với nhiệm vụ của ngân sách nhà nước. Nhiều quỹ thực hiện chức năng hỗ trợ tín dụng đang cung cấp cùng một dịch vụ và cùng một đối tượng cũng thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Theo ông Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, chính vì lợi ích cục bộ đã dẫn tới hiện trạng luật nào cũng cài cắm việc thành lập quỹ, bộ ngành nào cũng mong có quỹ… Số lượng quỹ rất nhiều nhưng lại không có quy chế, cơ chế quản lý thống nhất mà mỗi quỹ có cơ chế hoạt động riêng, dẫn tới sự quản lý không thống nhất, thiếu chặt chẽ. Việc có quá nhiều quỹ đã phát sinh bộ máy quản lý chồng chéo, cồng kềnh, phát sinh thêm chi phí vận hành.

Theo ông Cường, phần lớn các quỹ có nguồn vốn hình thành từ ngân sách mà ít huy động từ nguồn khác. Vì vậy nói là quỹ ngoài ngân sách nhưng thực chất vẫn là tiền từ nguồn ngân sách. Có quỹ ngân sách cấp tiền xong rồi không tiêu được, vẫn nằm ở đó, trong khi ngân sách còn hạn hẹp thì đây chính là sự lãng phí về nguồn lực.

Ông Hoàng Văn Cường cho rằng, phải rà soát lại các quỹ để xem xét giữ cái nào, bỏ cái nào. Quỹ nào hoạt động thực sự hiệu quả, rõ ràng, minh bạch thì nên để. Ví dụ như quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… là những quỹ có mục tiêu, nội dung, cơ chế hoạt động rõ ràng, thường xuyên thì nên duy trì.

Kiên quyết bỏ quỹ không hiệu quả

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền để bãi bỏ ngay 6 quỹ: Bảo trì đường bộ ở trung ương và ở địa phương; Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp; Hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS; Hỗ trợ các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế; Quỹ hỗ trợ vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; Hỗ trợ việc làm ngoài nước; Phòng, chống thiên tai.

Bên cạnh đó, đoàn giám sát cũng đề nghị nghiên cứu xác định rõ lộ trình bãi bỏ đối với 3 quỹ: Phòng, chống tác hại thuốc lá; Bình ổn giá xăng dầu; Dịch vụ viễn thông công ích. Lý do là: Nhiều quỹ được được thành lập với mục tiêu hỗ trợ hoặc cho vay đối với các đối tượng chính sách với mức lãi suất ưu đãi, tương tự như hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Trong khi đó, hoạt động cho vay thường hướng tới những trường hợp yếu thế trong xã hội, không cần tài sản bảo đảm hoặc các điều kiện về tài sản đảm bảo, kế hoạch kinh doanh thiếu chặt chẽ. Quy định của pháp luật đối với quỹ có chức năng hỗ trợ, cho vay là phải bảo toàn và phát triển vốn, dẫn đến việc một số quỹ hoạt động thiếu hiệu quả, cho vay hạn chế hoặc không cho vay. Cụ thể như: Quỹ phát triển hợp tác xã, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia…

Bên cạnh đó, đoàn giám sát cho rằng, một số quy định đối với quỹ hoạt động có hoạt động hỗ trợ, tín dụng ưu đãi chủ yếu tập trung vào mức lãi suất ưu đãi mà thiếu chú ý đến việc xây dựng tiêu chí, điều kiện cho vay... Các quy định còn chưa đúng với nguyên tắc vốn tín dụng.

Đề cập vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất ban hành nghị quyết giám sát để tăng cường quản lý các quỹ tài chính ngoài ngân sách; Giao Chính phủ rà soát lại tất cả các quỹ, đánh giá tác động hiệu quả của từng quỹ để sáp nhập, sắp xếp lại các quỹ thuộc thẩm quyền của Quốc hội, bộ, ngành địa phương; Kiên quyết loại bỏ các quỹ không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả, không thành lập các quỹ mới. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát các quỹ và xử lý nghiêm sai phạm.

Đoàn giám sát của Quốc hội cho biết, đối với các quỹ do Trung ương quản lý, năm 2019, dự kiến có tổng số thu hơn 502 nghìn tỷ đồng, trong đó dự kiến ngân sách nhà nước cấp và hỗ trợ hơn 100 nghìn tỷ đồng. Tổng số chi của các quỹ khoảng 434 nghìn tỷ đồng.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
59 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
40 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
55 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
3 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
4 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.