Hàng tỷ USD của các ông lớn ở thung lũng Silicon nhằm tạo ra nơi làm việc lý tưởng sẽ bị bỏ phí sau đại dịch?

27/05/2020 11:29
Đại dịch Covid-19 đang làm thay đổi mọi thứ, bao gồm cả sự thất sủng của những môi trường làm việc từng được coi là đáng mơ ước.

Các công ty công nghệ như Google và Facebook, từ lâu đã được tôn sùng là những người tiên phong cho văn hóa công sở nhờ có phúc lợi để thu hút nhân tài hàng đầu như các bữa ăn ngon miễn phí, mát xa tại chỗ và thậm chí là cả dịch vụ giặt ủi. Xu hướng đó đã nhanh chóng được các doanh nghiệp trong ngành “bắt chước” làm theo, giúp giá cổ phiếu của các công ty công nghệ luôn nằm top đầu của S&P 500.

Nhưng giờ đây, sau khi chi hàng tỷ USD cho việc xây dựng và thuyết phục công nhân chuyển đến một số thị trường bất động sản đắt giá nhất nước Mỹ, các công ty công nghệ này phải thích nghi với sự thay đổi đột ngột - và có khả năng kéo dài – đó là chuyển sang làm việc từ xa.

Thứ Năm tuần trước, Faceook cho biết họ có kế hoạch cho phép hàng chục nghìn nhân viên của mình làm việc từ xa toàn thời gian, và cũng sẽ bắt đầu tăng cường tuyển dụng từ xa cho một số vai trò nhất định. Trong vòng 5 đến 10 năm tới, gần một nửa số nhân viên của Facebook có thể làm việc từ xa, theo CEO Mark Zuckerberg.

Và không chỉ có một mình Facebook! Tuần trước, Twitter cho biết họ sẽ cho phép những người lao động đủ điều kiện tiếp tục làm việc từ xa "mãi mãi" nếu họ chọn. Coinbase, công ty khởi nghiệp tiền điện tử được định giá 8 tỷ USD, hôm thứ Tư cũng cho biết sẽ trở thành một công ty "hoàn toàn từ xa" sau đại dịch. Các giám đốc điều hành của những công ty khởi nghiệp và chuyên gia khác nói với CNN Business rằng các công ty công nghệ đang thu hẹp văn phòng thực của họ hoặc hướng đến không gian làm việc mang tính ngắn hạn hơn.

Theo những cuộc phỏng vấn với các giám đốc nhân sự, chuyên gia bất động sản và nhà đầu tư mạo hiểm, việc chuyển sang các chính sách làm việc từ xa có thể gây ra hậu quả sâu rộng cho ngành công nghệ, ảnh hưởng đến mọi thứ từ tiền lương đến tiền thuê văn phòng và thậm chí là cả cách mà một công ty mới ra đời.

Điều đó sẽ tạo ra những thách thức mới cho cả công ty và nhân viên của họ, từ cách tốt nhất để khuyến khích sự hợp tác cho đến câu hỏi ai sẽ gánh vác chi phí nào. Một số người trong ngành, từ kỹ sư phần cứng đến nhân viên nhà ăn, có thể không được hưởng lợi từ sự thay đổi đó - và có thể bị tổn thương nếu việc làm bị mất đi hoặc giá nhà giảm của họ trong trường hợp mọi người lũ lượt rời bỏ khu vực này, khiến thung lũng Silicon như chúng ta đã biết - một cụm văn phòng công nghệ, nơi mà mọi người đổ xô đi làm và kết nối với nhau - dường như chỉ là một điều của quá khứ.

Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, hơn 1/3 cư dân San Francisco đã cân nhắc rời đi, theo nghiên cứu của các quan chức thành phố. Và trong các cuộc khảo sát nội bộ, gần một nửa nhân viên của Facebook, những người bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề làm việc từ xa, cho biết rằng có lẽ họ sẽ tìm cách chuyển đi nơi khác.

Những phúc lợi hào nhoáng của thung lũng Silicon không bao giờ chỉ để cho vui. Chúng phản ánh một cuộc chạy đua lớn trong tuyển dụng công nghệ, trong đó nếu thuyết phục được kỹ sư phù hợp làm việc cho mình thì bạn có thể tạo nên sự khác biệt bằng sự đột phá lớn tiếp theo còn không thì phải đi theo sự dẫn dắt của đối thủ.

Trong bối cảnh cạnh tranh liên tục về tài năng, các thông báo làm việc từ xa của Twitter và Facebook gây áp lực lên các công ty công nghệ khác là phải xem xét hỗ trợ làm việc từ xa vĩnh viễn, các chuyên gia nói. Phép tính này không hề đơn giản: Nó đòi hỏi một quyết định khi đối mặt với sự mơ hồ to lớn về việc Covid-19 có thể có tác động lâu dài đến văn hóa, thương hiệu và chi phí dài hạn của công ty.

Các công ty có thể sẽ thực hiện một loạt phương pháp, theo những nhà kinh tế học về lao động và giám đốc nhân sự. Nhưng nói chung, họ nói, các nhà tuyển dụng sẽ ngày càng được kỳ vọng sẽ cung cấp một số hình thức linh hoạt trong công việc. Đại dịch là một bước ngoặt. Một lựa chọn từng chỉ được sử dụng cho khoảng 1/3 lực lượng lao động giờ đây đang được chấp nhận rộng rãi - đặc biệt là nếu các ứng cử viên được nhiều nơi săn đuổi yêu cầu như thế.

"Có một số nhân viên không muốn nhưng cũng có một số phát hiện ra rằng họ thực sự họ thích làm việc ở nhà đến mức nào. Với thực tế là chúng tôi đang sắp xếp cho việc quay trở lại làm việc, hy vọng sẽ có giải pháp phù hợp với cả hai quan điểm đó", Fran Katsoudas, phó chủ tịch điều hành và giám đốc nhân sự của Cisco, nơi dự kiến ​​chỉ có 15% công nhân sẽ quay lại bàn làm việc của họ vào mùa thu này, nói.

Mặc dù nhiều người đang làm việc tại nhà do sự phong tỏa, nhưng triển vọng của các chính sách làm việc linh hoạt hơn khiến các nhân viên ở thung lũng Silicon tự hỏi cuộc sống sẽ như thế nào bên ngoài khu Bay Area đắt đỏ.

"Đây là câu hỏi mà tôi và bạn bè của tôi hiện đang nói đến. Có rất nhiều thành phố thú vị nơi bạn có thể có một lối sống thực sự thú vị", một nhân viên Google nói với điều kiện giấu tên vì anh ta không được phép nói chuyện công khai.

Quyết định đó có thể phải trả giá. Tại Facebook, những người lao động di chuyển đến một thành phố giá cả phải chăng hơn có thể bị giảm lương để phản ánh chi phí sinh hoạt thấp hơn ở đó, Zuckerberg cho biết trong tuần này. Và trong đại dịch, một số công ty đã chuyển sang hạn chế phúc lợi, chẳng hạn như bữa ăn miễn phí, dành cho nhân viên làm việc tại nhà.

Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản được nhân viên công nghệ muốn có cuộc sống làm việc tại nhà.

Trong một cuộc khảo sát nội bộ gần đây của nhà bán lẻ Overstock.com, một số lượng đáng kể cho biết họ thích làm việc tại nhà. Và khi được hỏi khi nào họ muốn quay lại văn phòng thì "Sao lại phải vội?" là phản hồi từ 76% nhân viên, Jonathan Johnson, CEO của Overstock cho biết.

Tham khảo: CNN

Tin mới

Toyota Vios giảm sốc chỉ còn hơn 400 triệu đồng, rẻ như xe hạng A
7 giờ trước
Sau khi cộng dồn hàng loạt khuyến mãi, giá xe Toyota Vios trên thực tế chỉ rơi vào khoảng chưa đến 450 triệu đối với phiên bản thấp nhất, tức là ngang ngửa với nhiều mẫu xe hạng A.
Người giàu mua xe sang thường đứng tên công ty để bớt tiền thuế nhưng quốc gia này có cách chặn đứng điều đó
7 giờ trước
Việc chính phủ Hàn Quốc đổi luật nhằm hạn chế tình trạng lách luật mua xe siêu sang, siêu xe của giới đại gia nước này đã có tác dụng.
Mẫu Android người Mỹ đang háo hức có thể rẻ hơn, cấu hình cao hơn nếu mua ở Việt Nam?
6 giờ trước
Lý do là vì nhà sản xuất nổi tiếng này có quyền đặt mức giá bán lẻ cũng như các cấu hình khác nhau tùy thuộc từng khu vực.
Nhật Bản trầy trật với xe điện: Nhiều công ty không đủ năng lực, tương lai phải dựa vào trợ cấp, yếu tố kìm hãm nằm ở văn hóa kinh doanh
5 giờ trước
Một số thương hiệu đang phải vật lộn bắt kịp cầu xe điện bùng nổ và điều này rủi ro tạo ra những nút thắt trong ngành công nghiệp xe điện.
Miễn thuế 9 loại gạo Việt xuất châu Âu, không có ST25
5 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, hiện Việt Nam có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang châu Âu (EU), song chưa có giống gạo ST24 và ST25.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Giá đặt cọc đấu thầu vàng miếng 81,80 triệu đồng/ lượng, dự kiến 16.800 lượng
7 giờ trước
Tổng khối lượng vàng miếng dự kiến đấu thầu lần này là 16.800 lượng. Khối lượng vàng miếng của một lô giao dịch là 100 lượng. Giá tham chiếu đặt cọc là 81,80 triệu đồng/ lượng.
ĐHĐCĐ MBBank: Lợi nhuận quý I/2024 ước đạt 5.800 tỷ đồng, tiết lộ hàng loạt vấn đề "nóng"
9 giờ trước
MBBank cho biết: "Báo cáo tài chính quý I/2024 sẽ được công bố vào cuối tuần này hoặc đầu tuần sau. Dự kiến doanh thu hợp nhất khoảng 12.000 tỷ, lợi nhuận gần 5.800 tỷ đồng. Doanh thu Ngân hàng mẹ đạt hơn 9.700 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 5.200 tỷ đồng".
Giá USD tăng "nóng", Ngân hàng Nhà nước "tung" biện pháp can thiệp mạnh tay ngay hôm nay
10 giờ trước
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tỷ giá USD từ đầu năm đến nay đã tăng tới 4,9%. Đây là một mức tăng rất đáng quan tâm, theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú.
iPhone tụt doanh số mạnh vì sự hồi sinh của các hãng Trung Quốc, thị trường Việt Nam gây bất ngờ
11 giờ trước
Doanh thu iPhone toàn thị trường quý đầu năm 2024 giảm mạnh, trong đó thị trường Việt Nam có bức tranh "lạ".