Hành trình kì lạ của Starbucks: Quán cà phê nhỏ xíu thành đế chế 80 tỷ USD cùng mối lo "ăn thịt" chính mình

09/01/2019 13:52
Hành trình kì lạ của Starbucks: Quán cà phê nhỏ xíu thành đế chế 80 tỷ USD cùng mối lo "ăn thịt" chính mình

Trong lịch sử hoạt động suốt 47 năm của mình, Starbucks đã phát triển từ một quán cà phê khiêm tốn ở Seattle thành một thương hiệu khổng lồ sở hữu gần 30.000 cửa hàng trên khắp thế giới. Mặc dù vậy, việc phát triển quá nhanh cũng đem đến không ít hệ lụy cho hãng.

Doanh thu của từng cửa hàng so với cùng kỳ năm trước là một thước đo quan trọng trong ngành dịch vụ ăn uống. Con số này của Starbucks đã giảm dần trong 12 tháng qua khi cạnh tranh ngày càng tăng lên và khách hàng không còn mấy mặn mà với chương trình cung cấp đồ uống trong một khoảng thời gian nhất định của các dịp lễ quan trọng. Trong khi đó, doanh thu bán hàng có thể so sánh đã vượt qua mong đợi trong quý IV với việc tăng 4%, dù vậy phần lớn trong số đó là do Starbucks tính phí cao hơn đối với các sản phẩm latte.

Dưới sự giám sát cẩn thận của Howard Schultz, Starbucks đã theo đuổi chiến lược bành trướng mạnh mẽ vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90. Thời điểm năm 1992, công ty mới chỉ có 165 cửa hàng.

Hành trình kì lạ của Starbucks: Quán cà phê nhỏ xíu thành đế chế 80 tỷ USD cùng mối lo ăn thịt chính mình - Ảnh 1.

Số lượng cửa hàng Starbucks trong giai đoạn 1987 - 2017.

Bốn năm sau, họ mở cửa hàng thứ 1.000 bao gồm cả những chi nhánh ở nước ngoài như Nhật Bản và Singapore. Sự tăng trưởng này nhanh đến nỗi chỉ 2 năm sau, Starbucks đã mở quán cà phê thứ 2.000.

Việc tăng số lượng cửa hàng đã giúp thúc đẩy doanh số bán hàng của hãng trong suốt hai thập kỷ qua. Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng Starbucks đang dàn trải quá mức.

Hiện nay, với hơn 14.000 cửa hàng chỉ riêng tại Mỹ, Starbucks đang "ăn thịt" doanh thu của chính mình. Điều này khiến ban lãnh đạo công ty phải suy nghĩ lại về việc mở rộng kinh doanh. Dự kiến, họ sẽ đóng cửa 150 cửa hàng hoạt động kém trong năm 2019, con số cao gấp ba lần so với thông thường.

Ngoài ra, sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng cũng là một vấn đề khiến các nhà quản lý Starbucks đau đầu. Mọi người đang có xu hướng tránh xa những "quả bom đường", một trong những sản phẩm chủ lực của hãng. Trong năm 2015, doanh số bán Frappuccinos của họ chiếm 14% tổng doanh thu của Starbucks. Nhưng đến nửa đầu năm 2018, con số này chỉ còn 11%.

Bên cạnh đó, theo các nhà phân tích, doanh số của hãng cũng bị ảnh hưởng do thiếu sự đổi mới. Số liệu thống kê cho thấy khoảng 50% tất cả các giao dịch đồ uống của Starbucks là đồ uống lạnh. Để khắc phục điều này, hãng đã thêm vào menu nhiều thức uống lạnh hơn như trà, nước tăng lực và cà phê ủ lạnh.

Các giám đốc cấp cao của hãng cũng lên kế hoạch thúc đẩy sử dụng ứng dụng di động để đặt hàng và tăng số lượng thành viên trung thành. Mới đây, hãng cũng đãng công bố quan hệ hợp tác giao hàng với Uber Eats.

Một chiến lược khác đáng chú ý của Starbucks là Reserve Roasteries, chuỗi cửa hàng cao cấp nhất rộng hàng chục nghìn mét vuông theo mô hình một xưởng sản xuất đồ uống ngay trong thành phố.

Hành trình kì lạ của Starbucks: Quán cà phê nhỏ xíu thành đế chế 80 tỷ USD cùng mối lo ăn thịt chính mình - Ảnh 2.

Bên trong một cửa hàng cao cấp của Starbucks.

Giám đốc tài chính mới của Starbucks, ông Pat Grismer cho biết quan hệ hợp tác với Nestle của công ty cũng sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng lên ít nhất 13% trong tương lai gần. Hy vọng 2019 sẽ là một năm thuận lợi hơn với Starbucks!

Tin mới

Tối nay một người trúng Vietlott hơn 62 tỷ đồng
2 giờ trước
Công ty xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) cho biết, tối nay (9/5) đã có khách hàng trúng giải Jackpot 1 trị giá gần 62,5 tỷ đồng, Jackpot 2 hơn 5,6 tỷ đồng. Theo quy định, khách hàng sẽ nộp thuế thu nhập cá nhân 10% tổng giá trị giải thưởng.
Tin vui cho fan Việt Nam: iPad Pro mới ra mắt, mẫu iPad này bỗng "thơm lây", giá giảm sốc chỉ còn 8 triệu
2 giờ trước
iPad Gen 10 đã được Apple chính thức giảm giá xuống chỉ còn khoảng 8 triệu đồng, ngang với mức giá của chiếc iPad rẻ nhất ở thị trường Việt Nam.
Định trồng lúa nước mùa khô, trang trại người Việt tại Angola điêu đứng
3 giờ trước
Người dân ở Angola thường không canh tác gì vào mùa khô. Nhưng ông chủ trang trại người Việt tại đây vẫn ôm mộng trồng lúa nước trái mùa.
Giá USD hôm nay 10/5: Tỷ giá trung tâm tiếp đà tăng, tự do suy giảm
3 giờ trước
Giá USD hôm nay 10/5: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 10/5 ở mức 24.271 đồng, tăng 6 đồng so với phiên giao dịch ngày hôm qua.
Samsung trình diễn loạt TV cao cấp thế hệ mới tại Việt Nam: AI là điểm nhấn, giá thấp nhất 38 triệu đồng
3 giờ trước
3 dòng TV cao cấp gồm Neo QLED 8K, Neo QLED 4K và TV OLED 2024 sẽ được mở bán tại thị trường Việt Nam từ ngày 1/6.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.