Hateco Hoàng Mai phớt lờ cư dân phá tường, trổ cửa chiếm lối đi chung

07/04/2019 09:06
Trổ cửa chiếm lối đi chung, chủ đầu tư phớt lờ không thực hiện cam kết giữ nguyên trạng cho đến khi đạt thỏa thuận với ban quản trị và cư dân.

Phía chủ đầu tư thất hứa không giữ cam kết giữ nguyên trạng cho đến khi đạt được thỏa thuận với cư dân tòa nhà Hateco Hoàng Mai trong việc trổ cửa xâm phạm lối đi chung

Hateco Hoàng Mai phớt lờ cư dân phá tường, trổ cửa chiếm lối đi chung - Ảnh 1.

Tòa nhà Hateco Hoàng Mai, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai.

Theo cư dân tòa nhà Hateco Hoàng Mai, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội (chủ đầu tư Công ty Cổ phần Hateco Hà Nội), mới đây, khu vực thương mại dịch vụ tầng 1 được chủ đầu tư cho thuê phòng tập Gym tiến hành cải tạo sửa chữa. Thực tế đơn vị thuê mặt bằng cho thợ tiến hành cải tạo sửa chữa đập vách ngăn hành lang thay đổi lối ra vào (mở cửa mới) của các khối đế trên tòa nhà.

Sáng 4/4, cư dân tòa nhà A phát hiện bức tường đi chung dẫn vào cầu thang máy tòa nhà bị thợ đập phá trổ cửa ra lối đi chung. Cư dân tố chủ đầu tư coi thường dân, lạm quyền khi tự ý cho tháo dỡ bức tường chung mà chưa đưa ra bàn bạc xin ý kiến cư dân.

Anh Nguyễn Thế Thủy, Trưởng Ban quản trị cư dân tòa nhà Hateco Hoàng Mai cho biết: "Chúng tôi cũng báo công an phường vào chứng kiến lập biên bản sự việc nhưng họ không vào, trực tiếp báo phường thì họ nói hai bên tự thỏa thuận nhau".

Thiếu tôn trọng dân

Cư dân tòa nhà cũng khá bức xúc trước việc bị chủ đầu tư coi thường. Theo đó, khi đại diện Ban quản trị gọi điện cho ông Mai Đức Mai - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hateco Hà Nội - chủ đầu tư tòa nhà Hateco Hoàng Mai để phản ánh vụ việc thì nhận được câu trả lời từ vị này, có làm sao đâu cứ làm.

Ông Nguyễn Quang Ánh (chủ căn hộ B10-15) bức xúc: “Là cư dân chứng kiến vụ việc tôi thấy ở đây quan hệ giữa cư dân và chủ đầu tư không có sự bình đẳng. Chủ đầu tư đã thể hiện sự coi thường cư dân. Chủ đầu tư bán nhà, cư dân muốn cải tạo sửa chữa phải xin ý kiến chủ đầu tư mới dám sửa chữa, vậy thì cái chung các ông phải xin ý kiến, đàm phán, thống nhất đại diện cư dân có Ban quản trị không thông qua. Khi đại diện Ban quản trị gọi điện chủ đầu từ thì nói không làm sao cứ làm, như thế là thiếu coi trọng hợp tác với nhau để làm việc.

Chúng tôi rất bất bình. Việc không đến mức phức tạp và nặng nề nhưng tôi thấy hai bên chưa hợp tác rõ với nhau để làm việc. Đây là tài sản chung, ông trưởng ban quản trị không dễ tự ý ký đồng ý làm được mà phải xin ý kiến toàn bộ cư dân là những người có quyền lợi. Chủ đầu tư có tôn trọng dân không? coi dân là gì mà thích làm thì làm?”.

Hateco Hoàng Mai phớt lờ cư dân phá tường, trổ cửa chiếm lối đi chung - Ảnh 2.

Bức tường chủ đầu tư cho phá dỡ mở ra lối đi chung cầu thang chung với cư dân.


Theo ông Nguyễn Thế Thủy, việc bức tường sảnh tòa nhà A bị phá, Ban quản trị chưa nhận được thông báo nào từ Ban quản lý tòa nhà, bức tường trên thuộc sở hữu chung của tòa nhà nên khi thực hiện cải tạo Ban quả lý tòa nhà phải thông qua Ban quản trị và cư dân để có sự thống nhất. Việc cho thuê kinh doanh phía Ban Quản trị không có ý kiến. Tuy nhiên, hoạt động phá dỡ liên quan đến phần sở hữu chung của cư dân, Ban quản lý tòa nhà cần phải có bản vẽ và thông qua Ban quản trị để lấy ý kiến cư dân. Vì thế, việc tự ý phá dỡ bức tường trên là sai quy định cần phải được tạm dừng và trả lại nguyên trạng, Ban quản trị sẽ họp thống nhất xin ý kiến cư dân về cách giải quyết vấn đề trên cho hợp lý nhất.

“Chúng tôi yêu cầu chủ đầu tư phải trả lại nguyên trạng bức tường, chủ đầu tư phải có văn bản trả lời cư dân việc mở cửa mục đích, công năng làm gì, có thiết kế được phê duyệt, ảnh hưởng đến kết cấu tòa nhà cửa mở ra hay vào có gây bất tiện cho cư dân, ảnh hưởng trật tự an ninh tòa nhà…”, ông Thủy cho biết.

Theo yêu cầu của Ban quản trị và cư dân, đại diện Ban quản lý tòa nhà đã buộc phải cho dừng thi công, đồng thời vào chiều cùng ngày đại diện chủ đầu tư, đại diện Ban quản trị và cư dân đã có buổi họp trực tiếp để giải quyết.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại buổi họp này, đại diện quản lý tài sản cho chủ đầu tư là ông Nguyễn Hoàng Tùng - Trưởng ban quản lý tòa nhà thừa nhận thiếu trách nhiệm thiếu sót việc tự ý cho đơn vị thuê mặt bằng “vội” phá dỡ vách ngăn khi chưa có văn bản thủ tục, bàn bạc thống nhất với đại diện Ban quản trị và cư dân là sai.

Ông Huỳnh Gia Linh - Phó phòng quản lý tài sản (Công ty CP Hateco Hà Nội) cũng thừa nhận thực tế tại tòa nhà Hateco Hoàng Mai, Ban quản lý tòa nhà chưa trực tiếp bám sát trong công tác. “Phía Hateco sẽ thực hiện đốc thúc hoàn thành hồ sơ giấy tờ sớm nhất về vấn đề trên cho Ban quản trị”.

Hai bên cũng thống nhất biên bản tạm dừng và trả lại hiện trạng của bức tường trên tại tòa nhà, đợi Ban quản trị cư dân họp và xin ý kiến thống nhất của cư dân về vấn đề trên; Chủ đầu tư sẽ có công văn trực tiếp đề xuất Ban quản trị và cư dân của tòa nhà về việc cải tạo bức tường.

Thế nhưng biên bản chiều 4/4 có chữ ký các bên còn chưa khô mức ngay sáng hôm sau (5/4) bức tường ngăn đã được tốp thợ hoàn thành việc đục dỡ vuông vắn thành khuôn hình một cửa mới khiến cư dân vô cùng bức xúc phản ánh chủ đầu tư vẫn phớt coi thường cư dân lờ hứa suông.

Cư dân bức xúc cho rằng, không chỉ chủ đầu tư coi thường, thiếu tôn trọng dân ngay cả chính quyền phường Yên Sở cũng không thiết tha quan tâm. “Chúng tôi liên hệ báo cho lãnh đạo phường thì đều cáo bận. Cuộc họp đã kết thúc, cán bộ địa chính phường xuống dự họp nắm bắt tình”- ông Thủy nói.

Hateco Hoàng Mai phớt lờ cư dân phá tường, trổ cửa chiếm lối đi chung - Ảnh 3.
Bức tường được đục phá hoàn chỉnh sau khi chủ đầu tư cam kết giữ nguyên hiện trạng cho đến khi đạt thỏa thuận với cư dân.

Dân tố chủ đầu tư chây ì  chậm trả phí bảo trì

Chủ đầu tư tòa nhà Hateco Hoàng Mai còn khiến người dân bất bình trong nhiều vấn đề, trong đó có việc bàn giao phí bảo trì (đến nay chủ đầu tư mới bàn giao 12,5 tỷ đồng/19,5 tỷ đồng cho Ban quản trị; phân định diện tích chung riêng và bàn giao hồ sơ hoàn công. Theo đại diện các vấn đề trên vẫn chưa được chủ đầu tư giải quyết dứt điểm vì nhiều lý do như hồ sơ hoàn công thiếu thiết kế cơ sở. Nhiều căn hộ bị “ăn gian”, thiếu diện tích không đúng hợp đồng mua bán. Cụ thể có căn hợp đồng mua bán 79,5m2 nhưng thực tế đo đạc thiếu từ 2,3-2,5m. Một số căn chủ đầu tư xác nhận còn số đông chưa được xác nhận.

“Ban quản trị nhiều lần đơn thư cơ quan chức năng Sở Xây dựng vào 3 lần mới bàn giao 12,5 tỷ phí bảo trì. Sở Xây dựng cũng can thiệp quyết liệt nhưng chủ đầu tư vẫn thực hiện chậm. Ngoài ra, hồ sơ thiếu thiết kế cơ sở của tòa nhà này vẫn chưa được chủ đầu tư bàn giao” đại diện Ban quản trị bức xúc./.

Bùng nổ tranh chấp chung cư, cư dân vẫn yếu thế VOV.VN - Thời gian qua, các chung cư xảy ra tranh chấp về quỹ bảo trì, diện tích chung riêng, phí dịch vụ…, số đông cư dân vẫn là phe yếu thế.

Tin mới

Có nên đóng cửa khi bật điều hòa vào mùa hè không? Hóa ra tôi đã sai từ đầu!
2 giờ trước
Thời tiết nóng dần lên, nhu cầu sử dụng điều hòa của các gia đình cũng dần tăng cao. Nhưng bạn có chắc mình đang dùng nó đúng cách?
Hà Nội kiểm tra, truy xuất nguồn gốc cơ sở khoe cỗ lòng se điếu dài 40m
2 giờ trước
Sở Y tế Hà Nội đề nghị UBND quận Cầu Giấy xác minh, truy xuất nguồn gốc thực phẩm của cơ sở quảng cáo có cỗ lòng se điếu dài 40m.
Vụ “lòng se điếu”: TP HCM đang lấy mẫu kiểm nghiệm
2 giờ trước
Thanh tra an toàn thực phẩm TP HCM đang kiểm tra mặt hàng “lòng se điếu” đang gây bão và lấy mẫu kiểm nghiệm
Lộ diện 'ngôi sao' sáng nhất của nông sản Việt Nam
2 giờ trước
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong 4 tháng đầu năm nay đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất siêu đạt trên 5 tỷ USD. Đáng chú ý, cà phê đang trở thành hiện tượng nổi bật nhất với giá trị xuất khẩu lên tới 3,8 tỷ USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ sau hơn 120 ngày, loài vật tỷ USD của Việt Nam trở thành hiện tượng mới ở Cuba
56 phút trước
Việc nuôi thành công loài vật này tiếp tục trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Cuba.

Tin cùng chuyên mục

Chuỗi nhà thuốc An Khang tuyên bố nói không với mọi loại phí 'ẩn' cắt liều bệnh thông thường
20 giờ trước
Tại nhiều tiệm thuốc, hình thức bán "thuốc cắt liều" không kê đơn - các gói thuốc lẻ được chia nhỏ theo triệu chứng cảm, ho, sổ mũi - đang rất phổ biến. Thế nhưng, thay vì tính đủ giá từng loại thuốc, không ít nơi tự ý cộng phí tư vấn hoặc “gài” thêm dược phẩm bổ sung không thực sự cần thiết.
VinFast chính thức mở bán VF 6 tại Indonesia, giá quy đổi hơn 600 triệu đồng
1 ngày trước
Mẫu SUV hạng B của VinFast dự kiến sẽ được bàn giao cho khách hàng tại Indonesia vào tháng 6 tới đây.
Nhà máy Mazda vừa nhận đầu tư gần 36.000 tỷ đồng này sẽ sản xuất thêm 2 xe điện mới, có thể xuất sang ĐNÁ sau thành công của EZ-6, EZ-60
1 ngày trước
Mazda sẽ rót vào liên doanh của mình tại Trung Quốc hơn 35.700 tỷ đồng để đẩy mạnh đội hình xe điện sau thành công của EZ-6 và EZ-60 trong 18 tháng qua.
Tràn ngập ô tô giá mềm
2 ngày trước
Do nguồn cung đang dư thừa nên các hãng xe phải điều chỉnh giá giảm đáng kể để giải phóng hàng tồn.