Hậu cổ phần hóa: HDTC liên tục “va chạm” thưa kiện trên thị trường địa ốc

10/03/2018 20:32
(NTD) - Kể từ sau thời điểm cổ phần hóa (năm 2016) đến nay, CTCP Phát triển và Kinh doanh Nhà - HDTC liên tục vướng phải những vụ thưa kiện, tranh chấp dự án với một loạt các doanh nghiệp. Điều này, khiến giới kinh doanh địa ốc tỏ ra ngán ngẫm trước những dự án có sự tham gia của HDTC, bất chấp việc trong quá khứ, doanh nghiệp này từng là cái tên lừng lẫy của thị trường bất động sản.

HDTC - một cái tên không còn xa lạ trong thị trường bất động sản TP.HCM và cả Hà Nội. Doanh nghiệp này sở hữu nhiều dự án tầm cỡ và quỹ đất lớn. Năm 2016, HDTC đánh dấu một bước ngoặt mới trong sự phát triển của mình khi tiến hành cổ phần hóa thành công. Và, CTCP Việt Hân của đại gia Đinh Trường Chinh đã thâu tóm đến 70% cổ phần và nắm quyền Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp này. Sóng gió cũng bắt đầu từ đó với HDTC.

Từ “va chạm” doanh nghiệp nội…

Đã 2 năm kể từ thời điểm HDTC cổ phần hóa, hầu như doanh nghiệp này chưa triển khai bất kỳ dự án nào mà chỉ quanh quẩn trong những câu chuyện thưa kiện, được - mất với các doanh nghiệp khác. Đáng nói, đó là những doanh nghiệp đã từng hợp tác, kinh doanh, thậm chí là liên doanh thân thiết với HDTC trong quá khứ.

AA1
Đất vàng An Phú - An Khánh bị ngưng trệ, bỏ hoang do tranh chấp (Ảnh: V.N)

Khởi đầu là vụ 3 công ty gồm: Công ty TNHH Tân Long (Tân Long), CTCP Đầu tư và Địa ốc Sài Gòn Chợ Lớn (SGCL), CTCP Địa ốc 8 (Địa Ốc 8) cùng lúc tố HDTC “bội tín” tại Dự án Khu đô thị An Phú - An Khánh (Q.2). Ông Trần Thế Truyền, đại diện của Địa ốc 8 cho biết, cả 3 công ty nói trên cùng với HDTC đã thỏa thuận hợp tác để triển khai dự án An Phú - An Khánh. Trong đó, phần việc đền bù, giải phóng mặt bằng do HDTC chịu trách nhiệm. Thế nhưng, ngay cả khi 3 doanh nghiệp này đã thanh toán 20% tiền cọc thì HDTC cũng không hoàn thành phần việc đền bù, giải phóng mặt bằng của mình. Để bù lại, năm 2012 cả 3 công ty trên đều được ký phụ lục hợp đồng với vị trí đất thay đổi, diện tích đất thay đổi và phải bù tiền chênh lệch tương ứng với phần diện tích đất thêm với giá thành tại thời điểm ký phụ lục. Mặc dù 3 công ty nói trên đã lần lượt thanh toán giá trị tiền đất phát sinh nhưng phía HDTC vẫn chưa chuyển quyền sử dụng đất.

AA2
Nhiều chủ đầu tư không thể triển khai dự án do vướng kiện tụng (Ảnh: V.N)

Theo phản ánh của các doanh nghiệp thì ông Đinh Trường Chinh với vai trò Chủ tịch HĐQT Công ty HDTC đã cho thanh lý và không đồng ý sang tên GCNQSDĐ cho một số đơn vị trước đó, trong đó có Địa ốc 8, SGCL và Tân Long. Việc HDTC đưa ra yêu cầu thanh lý và có ý định đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ ảnh hưởng tới những quyền lợi hợp pháp của các thành viên góp vốn xây dựng dự án 131ha Khu đô thị An Phú - An Khánh.

HDTC cũng đã lên tiếng phản pháo những thông tin về tranh chấp nói trên và cho biết sẽ khởi kiện các đơn vị này vì những vấn đề liên quan đến dự án Khu đô thị An Phú - An Khánh.

… đến "lùm xùm" tranh chấp với doanh nghiệp ngoại.

Trong khi vụ tranh chấp nói trên vẫn chưa “hạ hồi phân giải” thì cuối năm 2017, HDTC lại tiếp tục được nhắc đến trong vụ tranh chấp Dự án The Mark (Q.7) với các thành viên tại liên doanh VK Housing mà HDTC có 20% cổ phần, 80% còn lại thuộc sở hữu của 2 pháp nhân Hàn Quốc là Công ty P&D Korea Co.ltđ (P&D) và Công ty Lucky Vietnam Construction (LVC). Sau đó, 80% cổ phần của P&D và LVC được chuyển nhượng cho bên thứ 3 là Daewoo Star Birdge (DWS).

Theo thông tin từ VK Housing thì HDTC không hoàn thành các thỏa thuận hợp tác, cũng như nghĩa vụ với các đối tác tại liên doanh này. Còn ở một diễn biến khác, chính HDTC đã có đơn khởi kiện và yêu cầu hủy giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đối với VK Housing. HDTC cho rằng, VK Housing có hành vi làm giả mạo giấy tờ chuyển nhượng góp vốn giữa DWS với P&D và LVC trước đó. Ngoài ra, việc P&D và LVC bị Tòa Seoul tuyên phá sản cũng khiến VK Housing không còn đủ điều kiện tham gia dự án.

5229656B-3AE6-42DB-A21A-D49EAEDFD91A
Dự án The Mark đứng hình dù đang được nhiều người chờ đợi (Ảnh: V.N)

Thế nhưng, sự việc sau đó đã được làm sáng tỏ khi Bộ Công an xác định, hồ sơ chuyển nhượng góp vốn giữa DWS và 2 pháp nhân Hàn Quốc trước đây là hợp lệ, không có dấu hiệu giả mạo như đã tố cáo.

Mặc dù vậy, ngày 20/12/2017, TAND TP.HCM lại ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 298 (QĐ 298) thực hiện một số yêu cầu của HDTC. Theo đó, HDTC được giao trách nhiệm tạm quản lý khu đất dự án theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong thời gian chờ tòa giải quyết vụ án, bất chấp việc dự án đã được UBND TP.HCM giao cho VK Housing làm chủ đầu tư hợp pháp.

Sự việc đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của chủ đầu tư VK Housing và thành viên liên doanh DWS. Những đơn vị này cho rằng, QĐ 298 có phần vội vàng, đã khiến dự án The Mark bị cản trở thi công, ngưng trệ trong thời gian dài gây thiệt hại lớn cho chủ đầu tư. Đặc biệt, những “va chạm” kiểu này cũng khiến cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài có chiến lược đầu tư vào Việt Nam cũng trở nên e dè.

Võ Nguyễn

Nên đọc
Quy hoạch vùng 2030 thúc đẩy phát triển bất động sản Tây Bắc TP.HCM
10 sự kiện Bất động sản nổi bật năm 2017
Bất động sản TP.HCM: Chờ một năm 2018 bùng nổ
Bất động sản nghỉ dưỡng Vũng Tàu bước vào cuộc đua giành thị phần
 

 

Tin mới

Loài giun biển từng nghĩ đến đã sợ nay lột xác thành 'mì chính của nhà giàu', giá lên đến 10 triệu đồng/kg
10 giờ trước
Trước đây, sá sùng xuất hiện dày đặc ở Quan Lạn, Vân Đồn (Quảng Ninh), nhiều đến nỗi ăn phát ngán. Nhưng khoảng 20 năm gần đây, từ khi câu chuyện về mì chính thiên nhiên được lan truyền, lượng người mua tăng vọt, giá cả cũng tăng hàng chục lần.
Thu giữ số vàng trị giá 15,4 tỷ đồng giấu trong quần áo tại sân bay
11 giờ trước
Số vàng trị giá 15,4 tỷ đồng được người đàn ông giấu tinh vi trong quần áo.
'Báo động đỏ' sầu riêng Việt Nam
11 giờ trước
Trong “tâm thư” gửi Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Môi Trường, Hiệp Hội Sầu riêng Đắk Lắk nêu ra hàng loạt bất cập của ngành hàng tỷ USD. Hàng trăm mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói bị thu hồi thực sự là vấn đề cần “báo động đỏ”.
Sở hữu VinFast VF 8 tại Canada, nam Gen Z chia sẻ: ‘Tăng tốc tốt như xe xăng máy V6, nhiều người trầm trồ không tin Việt Nam cũng có thể sản xuất ô tô’
11 giờ trước
Theo bạn Hoàng Tiến Huy, VinFast VF 8 vận hành tốt trong mọi điều kiện địa hình như đi phố, đường cao tốc, đường đèo núi hay điều kiện thời tiết khó như sương mù dày đặc.
'Biến' mới tại phân khúc sedan rẻ nhất thị trường: Đồng loạt giảm sâu kỷ lục cứu doanh số, giá thấp nhất chỉ 342 triệu đồng
12 giờ trước
Giá xe sedan hạng B ghi nhận mức giảm mạnh chưa từng thấy.

Tin cùng chuyên mục

Khổ luyện dẫn lối vinh quang - câu chuyện của Bsmart và Đoàn Văn Hậu
12 giờ trước
Thành công không bao giờ là ngẫu nhiên – đó là kết quả của sự kiên định, đam mê và khổ luyện. Bằng chính tinh thần ấy, hai cái tên nổi bật trong lĩnh vực của mình – cầu thủ Đoàn Văn Hậu và thương hiệu nội thất cao cấp Bsmart – đã có một sự gặp gỡ mang đậm chất định mệnh.
Ô tô dưới 350 triệu ở Việt Nam năm 2025: Lựa chọn nào 'đáng đồng tiền bát gạo'?
13 giờ trước
Phân khúc ô tô giá rẻ nhất Việt Nam (dưới 350 triệu đồng) có thêm nhiều lựa chọn đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng.
Mazda CX-5 giảm giá còn 699 triệu đồng tại đại lý: Rẻ hơn niêm yết Xforce bản ‘full’, vẫn là VIN 2025 mới nhất
1 ngày trước
Mức giảm sâu liệu có tiếp tục giữ mạch doanh số cao của Mazda CX-5?
CEO Xanh SM: VinFast EC Van là 'món mới' đáng gờm trên thị trường logistics toàn các ông lớn như Lalamove, Ahamove
2 ngày trước
Mẫu xe tải điện mới của VinFast có giá bán cạnh tranh 285 triệu đồng và sở hữu chi phí vận hành tiết kiệm 60–70% so với xe xăng.