Hé lộ 'con nợ' hàng tỷ USD mới của Trung Quốc tại châu Phi

Theo SCMP, Trung Quốc được cho là chủ nợ bí ẩn của Angola đồng thời cũng đã hậu thuẫn cho quốc gia Nam Phi này nhận được khoản hỗ trợ từ IMF có trị giá lên tới 1,765 tỷ USD.

Theo SCMP, Trung Quốc được cho là chủ nợ bí ẩn của Angola đồng thời cũng đã hậu thuẫn cho quốc gia Nam Phi này nhận được khoản hỗ trợ từ IMF có trị giá lên tới 1,765 tỷ USD.

 

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) xác nhận Angola - nhà sản xuất dầu lớn thứ hai của châu Phi - đã đạt được thỏa thuận về việc tái cơ cấu nợ với một số chủ nợ lớn giấu tên, nhiều khả năng là các ngân hàng Trung Quốc.

Hé lộ 'con nợ' hàng tỷ USD mới của Trung Quốc tại châu Phi
Tổng thống Angola Joao Lourenco và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc gặp mặt song phương tại Bắc Kinh vào tháng 9/2018. Ảnh: Reuters

Trong báo cáo tài chính về Angola được công bố hôm 21/9, IMF cho biết việc siết nợ sẽ “giảm bớt áp lực tài chính và giúp giảm nhu cầu tài chính” đối với đất nước này, vốn trước đó đã chứng kiến ​​triển vọng kinh tế xấu đi do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và giá dầu trồi sụt.

Nền kinh tế Angola đang trong tình trạng suy thoái năm thứ 5 liên tiếp. Dầu mỏ chiếm 95% xuất khẩu và 2/3 doanh thu của chính phủ Angola. Vào cuối năm nay, IMF thống kê tỉ lệ nợ công của nước này sẽ chạm mức tương đương 123% GDP.

Báo cáo của IMF tiết lộ, thỏa thuận tái cơ cấu nợ với một trong hai chủ nợ lớn hồi tháng 6 sẽ cho Angola thời hạn 3 năm để thanh toán nợ gốc. Khoản nợ gốc trả chậm này đến hạn từ nửa cuối năm 2020 đến năm 2023 và sẽ được hoàn trả trong 7 năm sau thời gian ân hạn.

Cụ thể trong bản báo cáo của IMF thì thỏa thuận giữa Angola với chủ nợ lớn thứ hai đang được xem xét bằng cách tính lại khoản thanh toán nợ gốc.

Hé lộ 'con nợ' hàng tỷ USD mới của Trung Quốc tại châu Phi
Trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tục đầu tư vào các công trình tại Angola. Ảnh: CN News

Tuy nhiên, cho đến nay, Bắc Kinh vẫn không hề công khai bất kỳ thỏa thuận nào với Angola nhưng tuyên bố họ đạt được thỏa thuận với hơn 10 quốc gia vào cuối tháng 7.

Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nước này nhận được hơn 20 yêu cầu tái cơ cấu nợ kể từ khi thỏa thuận giãn nợ của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) được thông qua hồi tháng 4. Tuy nhiên, Trung Quốc không cho biết quốc gia nào được hưởng lợi từ việc giãn nợ.

Một thỏa thuận tái cơ cấu nợ từ Trung Quốc – chủ nợ lớn nhất của Angola - được cho là điều kiện tiên quyết để IMF phê duyệt bất kỳ khoản hỗ trợ nào khác cho quốc gia này.

Hôm 31/8, các thành viên của Câu lạc bộ Paris bao gồm các quốc gia là chủ nợ lớn, đã đồng thuận giãn nợ cho Angola, cho phép hoãn thanh toán khoản nợ 310 triệu USD đến ngày 31/12/2020, thay vì trả vào ngày 1/5 vừa qua.

Các cuộc đàm phán tái cơ cấu nợ với Trung Quốc hầu như vẫn được giữ bí mật. Bradley Parks, giám đốc điều hành của AidData, một phòng thí nghiệm nghiên cứu tại Đại học William và Mary ở Virginia, cho biết các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc thích đàm phán các thỏa thuận gia hạn nợ một cách kín đáo và song phương.

Ông cho biết, Trung Quốc không muốn tiết lộ công khai các điều khoản của các thỏa thuận gia hạn nợ bởi vì họ lo ngại rằng làm như vậy có thể gây ra một làn sóng yêu cầu giãn nợ mới từ các nước đi vay khác.

(Theo SCMP / Dân Trí)

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
6 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
6 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
8 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.