Hết "bom nợ" Evergrande lại đến khủng hoảng thiếu điện trầm trọng, điều gì đang xảy ra với kinh tế Trung Quốc?

27/09/2021 19:18
Trong suốt nhiều thập kỷ, tăng trưởng của Trung Quốc dựa vào 2 trụ cột chính: tín dụng và carbon. Cuối cùng thì Bắc Kinh đang thực sự nghiêm túc về chuyện giải quyết 2 vấn đề này, nhưng cái giá mà nền kinh tế phải trả là bao nhiêu?

Tác giả bài viết mà chúng tôi lược dịch dưới đây là David Fickling, cây bút của chuyên mục Opinion trên Bloomberg phụ trách mảng hàng hóa, các công ty công nghiệp và tiêu dùng. Ông cũng là phóng viên của các hãng tin Bloomberg News, Dow Jones, Wall Street Journal, Financial Times và Guardian.

Lâu nay dữ liệu về tăng trưởng kinh tế mà Trung Quốc công bố vẫn bị cho là được "xào nấu", do đó không sát với thực tế. Đó không chỉ là nhận định của những người hay chỉ trích Trung Quốc mà còn là lời thừa nhận của chính lãnh đạo Trung Quốc.

Năm 2007, trong bữa tối với đại sứ Mỹ Clark Randt, Thủ tướng Lý Khắc Cường – khi đó là bí thư tỉnh ủy Liêu Ninh và cũng là ngôi sao đang lên trên chính trường Trung Quốc – nói rằng các dữ liệu chính thức về GDP có độ tin cậy thấp hơn so với một bộ chỉ số gồm mức độ tiêu thụ điện, khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt và tăng trưởng tín dụng.

Đã 14 năm trôi qua kể từ đó đến nay nhưng lời nhận xét này vẫn đúng. Chỉ số "Lý Khắc Cường" tổng hợp từ 3 thước đo nói trên, với khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt chiếm tỷ trọng 20% và 2 yếu tố còn lại mỗi yếu tố chiếm tỷ trọng 40%, theo dõi khá sát sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, thời gian gần đây 2 trong số 3 trụ cột cùng lúc đang phải chịu áp lực rất lớn.

Hết bom nợ Evergrande lại đến khủng hoảng thiếu điện trầm trọng, điều gì đang xảy ra với kinh tế Trung Quốc? - Ảnh 1.

"Chỉ số Lý Khắc Cường" và con số tăng trưởng GDP chính thức.

Tuần trước, cả thế giới rúng động với cuộc khủng hoảng nợ tại tập đoàn bất động sản China Evergrande. Theo lẽ thường, Evergrande có thể dễ dàng được bơm thanh khoản để thanh toán các nghĩa vụ nợ có tổng trị giá 300 tỷ USD và không tạo ra rủi ro hệ thống. Tuy nhiên, giờ đây Bắc Kinh phải suy nghĩ khác: nếu 1 công ty có nhiều vấn đề như vậy nhưng vẫn có thể tiếp cận với dòng vốn mới từ các ngân hàng quốc doanh, đó cũng là 1 mối nguy lớn đối với hệ thống.

Trong khủng hoảng tài chính 2008, cú sốc Lehman Brothers sụp đổ đã khiến tăng trưởng tín dụng của Mỹ sụt giảm 4,6%. Còn đối với Trung Quốc, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt ít nhất 12% mỗi năm trong suốt nhiều thập kỷ và cao gấp đôi so với Mỹ, kể cả khi tín dụng vẫn tăng trưởng nhưng giảm xuống mức bình thường hơn cũng sẽ là cả một vấn đề.

Không có nền kinh tế mới nổi nào có mức độ nợ/GDP cao như của Trung Quốc. Hầu hết các nước phát triển đã giảm tỷ lệ đòn bẩy đáng kể trong nhiều năm trước khi Covid-19 ập đến. Ngược lại, Trung Quốc lại tăng cường đi vay trong quãng thời gian đó.

Về năng lượng, câu chuyện cũng diễn ra tương tự. Trên khắp các đầu tàu kinh tế của Trung Quốc, chính quyền các địa phương ráo riết đóng cửa nhà máy vì lo ngại sẽ bỏ lỡ mục tiêu giảm khí thải. Hoàng loạt nhà máy luyện thép ở Vân Nam, nhà máy dệt ở Chiết Giang và nhà máy đậu tương ở Thiên Tân đã tạm ngừng sản xuất do cả 2 nguyên nhân: thiếu điện và phải nhường nguồn điện cho các ngành ít gây ô nhiễm môi trường hơn.

Nhiều năm nay, lượng điện mà Trung Quốc tiêu thụ hiếm khi tăng trưởng chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhưng mô hình này nảy sinh vấn đề khi những tham vọng về môi trường của Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu được cụ thể hóa thành các mục tiêu chính sách. Nếu như Trung Quốc muốn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện tăng trưởng 5% mỗi năm mà không đốt thêm than đá, mỗi năm nước này sẽ phải xây dựng các nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 100 gigawatt và các nhà máy điện gió có công suất 50 gigawatt – cao hơn gấp đôi so với mức thực tế.

Do đó các địa phương đang rơi vào thế khó vì phải giải quyết 2 yêu cầu trái ngược nhau: một mặt phải đảm bảo có đủ lượng điện để cung cấp cho nền kinh tế, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu về khí thải trong khi chưa có đủ điện mặt trời và điện gió để thay thế cho điện than.

Chỉ số đo lường khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt diễn biến tốt hơn so với 2 chỉ số còn lại, nhưng vẫn có những dấu hiệu đáng ngại. Mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc vốn được thiết kế một phần để giải tỏa áp lực lên các tuyến đường cũ, dành các tuyến đó để vận chuyển hàng hóa thay vì vận chuyển bằng xe tải. Tuy nhiên hiện khối lượng vẫn "mắc kẹt" ở mức khoảng 4,3 tỷ mét tấn/tháng, không tăng trưởng mấy so với 3 năm trước.

14 năm trước, ông Lý miêu tả mô hình kinh tế mà Trung Quốc theo đuổi là đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP bằng mọi giá. Giờ thì các lãnh đạo Trung Quốc nhận ra đó là mô hình không bền vững, các mục tiêu hàng đầu là xử lý vấn nạn tham nhũng và làm thế nào để cân bằng giữa tăng trưởng và giảm chênh lệch giàu nghèo.

Suốt mấy chục năm qua, tăng trưởng của Trung Quốc dựa vào tín dụng và carbon. Giờ đây Bắc Kinh đang quyết tâm thay đổi điều đó. Liệu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể đứng vững trước sự thay đổi này hay không, đó là câu hỏi mà không ai có thể trả lời chính xác.

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
4 giờ trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Anh thợ sửa ống nước phát hiện kho báu chứa 30 kg tiền vàng
5 giờ trước
Kho báu tiền vàng được phát hiện có giá trị lên tới gần 63 tỷ đồng.
Xe máy điện lắp ráp ở Sóc Sơn, xuất đi châu Âu nhận ưu đãi khủng: Tặng tiền mặt bằng 30% giá xe hoặc pin
5 giờ trước
Khách mua xe máy điện của hãng sẽ được tặng 1 pack pin hoặc tiền mặt.
Giá Honda SH thấp hiếm có, một phiên bản giảm đậm gần 25 triệu đồng
5 giờ trước
Một số phiên bản của Honda SH ghi nhận mức giảm sâu tại đại lý, thậm chí có mẫu còn thấp hơn giá đề xuất hàng chục triệu đồng.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
6 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
3 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.