Hồ 'đắt' nhất TG: Đủ tài nguyên cho 6 tỷ người dùng trong 1.000 năm, được giám sát 24/24

07/09/2022 15:48
Các mỏ muối ở Chaerhan có giá trị kinh tế đạt tới hàng nghìn tỷ nhân dân tệ. Do đó, cảnh sát đã được cử tới đây để giám sát 24/24 việc khai thác tài nguyên.

Đó chính là hồ muối Chaerhan , bồn địa Qaidam trên cao nguyên Thanh Hải , Tây Tạng , Trung Quốc. Chaerhan được mệnh danh là hồ muối lớn nhất ở Trung Quốc. Với trữ lượng hơn 60 tỷ tấn muối, Chaerhan cũng là hồ muối lớn thứ 2 thế giới. Theo tính toán của các nhà khoa học , trữ lượng muối của hồ Chaerhan có thể cung cấp cho 6 tỷ người trong vòng 1.000 năm hoặc xây được 1 cây cầu nối giữa Trái đất và Mặt trăng.

Hồ đắt nhất TG: Đủ tài nguyên cho 6 tỷ người dùng trong 1.000 năm, được giám sát 24/24 - Ảnh 1.

Hồ muối Chaerhan có trữ lượng có thể cung cấp cho 6 tỷ người trong vòng 1.000 năm. (Ảnh: Baidu)

Hồ muối trị giá 12.000 tỷ Nhân dân tệ

Trong tiếng Mông Cổ, Chaerhan có nghĩa là "đầm lầy muối". Hồ muối này nằm ở phía nam của bồn địa Qaidam, ngang qua đường sắt Thanh Hải – Tây Tạng. Hồ Chaerhan nằm ở độ cao 2.670m với chiều dài lên tới 160 km, rộng 40 km và có diện tích khoảng 5.800 km2.

Hồ muối Chaerhan nằm ở sâu trong sa mạc nên thời tiết ở đây rất khô và nóng. Cùng với lượng mưa ít hơn cả lượng nước bốc hơi nên muối trong hồ dần dần kết tinh. Trên mặt hồ, muối kết tinh thành lớp phủ cao tới 1 đến 4m. Lớp vỏ muối này đặc biệt cứng và có khả năng chịu tải rất lớn. Nó có thể chịu được ô tô hoặc tàu hỏa chạy bên trên, thậm chí là cả máy bay cũng có thể đậu bên trên.

Hồ đắt nhất TG: Đủ tài nguyên cho 6 tỷ người dùng trong 1.000 năm, được giám sát 24/24 - Ảnh 2.

Lớp muối kết tinh trên hồ Chaerhan có thể chịu được tải trọng của ô tô, tàu hỏa và máy bay. (Ảnh: Baidu)

Muối còn tạo thành một con đường dài tới 32 km. Con đường muối này đã được tận dụng làm một đoạn của đường sắt Thanh Hải – Tây Tạng qua lưu vực Qaidam. Điểm thú vị của con đường muối này là nếu chẳng may bị hư hỏng, người ta chỉ cần sử dụng nước muối của hồ đổ lên chỗ đó và chờ muối cô đặc lại là sửa được.

Theo truyền thuyết xưa, hồ muối Chaerhan đã hình thành từ rất lâu đời. Chaerhan thực ra một nơi cất giấu kho báu trước khi là một hồ muối. Nơi này có rất nhiều đồ trang sức bằng vàng và bạc quý giá. Để tranh giành bảo vật, các yêu ma trong khu vực này đã đánh nhau hết năm này qua năm khác khiến cho dân chúng rơi vào cảnh khốn cùng.

Hồ đắt nhất TG: Đủ tài nguyên cho 6 tỷ người dùng trong 1.000 năm, được giám sát 24/24 - Ảnh 3.

Hồ muối Chaerhan có lịch sử hình thành từ cách đây hàng trăm triệu năm. (Ảnh: Baidu)

Lúc này, Tây Vương Mẫu quyết định ra tay trấn áp. Bà ra lệnh cho thủy thần đổ nước sông Thiên Hà xuống dìm hết kho báu của Chaerhan xuống để ngăn cản lũ yêu ma quỷ quái lấy được. Cho tới nay, những bảo vật này vẫn đang chìm dưới đáy hồ. Ngụ ý của câu chuyện này là muốn ám chỉ Chaerhan là một vùng đất có giá trị vô biên.

Trên thực tế, truyền thuyết này không phải là không có căn cứ. Theo phân tích của các nhà khoa học, hồ Chaerhan đã hình thành từ cách đây hàng trăm triệu năm. Trước đây nó từng là một đại dương. Do sự thay đổi của vỏ Trái đất, vùng biển và đất liền ở Thanh Hải, Tây Tạng đã biến Qaidam thành bồn địa.

Kể từ đó, có tới hơn 100 hồ lớn nhỏ được hình thành ở đây. Trong đó, hồ muối Chaerhan là hồ lớn nhất và có trữ lượng muối lớn nhất. Sau khi phân tích, các nhà khoa học xác định rằng hồ muối rất giàu kali , magie, liti và các kim loại khác. Đặc biệt, kali trong hồ muối Chaerhan là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng. Bởi kali cũng là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất phân bón phục vụ cho ngành nông nghiệp.

Việc tìm thấy trữ lượng kali lớn trong hồ muối Chaerhan đã giúp cho Trung Quốc có được mỏ tài nguyên thay vì phải nhập khẩu từ nước khác. Kể từ sau khi thành lập nhà máy sản xuất phân kali bên cạnh hồ Chaerhan vào năm 1964, tới nay, trữ lượng kali ở hồ muối Chaerhan vẫn chiếm tới 96% tổng trữ lượng phân kali của cả Trung Quốc mỗi năm. Theo ước tính của các chuyên gia, nếu như các mỏ muối ở Chaerhan được tận dụng hết, giá trị kinh tế sẽ đạt tới 12.000 tỷ NDT. Do đó, chính phủ Trung Quốc đã cử cảnh sát tới đây để giám sát 24/24 việc khai thác tài nguyên ở hồ Chaerhan.

Hồ đắt nhất TG: Đủ tài nguyên cho 6 tỷ người dùng trong 1.000 năm, được giám sát 24/24 - Ảnh 4.

Muối của hồ Chaerhan đã kết tinh thành nhiều hình dáng vô cùng độc đáo. (Ảnh: Baidu)

Tại hồ muối Chaerhan, các nhà khoa học còn tìm thấy rất nhiều loại muối độc đáo. Trong đó phải kể đến loại muối ngọc trai và muối thủy tinh. Muối ngọc trai là một loại muối trắng như tuyết và mịn như ngọc trai. Muối thủy tinh thì có rất nhiều màu khác nhau như vàng, xanh, hồng, cam… Các loại muối này khi kết tinh đều có hình vuông. Chúng tạo thành rất nhiều hình dáng khác nhau như hình hoa, hình chòm sao, hình đá, hình san hô.

Bên cạnh đó, vùng đất xung quanh hồ muối Chaerhan rất bằng phẳng. Khi thời tiết có nắng gắt, mặt hồ sẽ phát ra những tia sáng màu bạc do hơi nóng bốc lên cao. Lúc này mặt hồ dường như trở thành một tấm gương khổng lồ. Cảnh quan kỳ lạ này đã biến hồ muối Chaerhan thành một trong những thắng cảnh thu hút nhiều du khách của Trung Quốc.

*Bài viết được tổng hợp từ Chinahighlights, Min.

Tin mới

Hàng loạt điện thoại Samsung giảm giá sốc, 2 triệu đồng có máy ổn để dùng
4 giờ trước
Nhiều dòng điện thoại "hot" đều đang giảm giá chạm đáy. Đơn cử Galaxy A05 hay A05S phiên bản bảo hành điện tử có giá cuối sau khi thu cũ - đổi mới lần lượt là 2,03 triệu và 2,59 triệu đồng.
Giá hoa cúc tăng cao
4 giờ trước
Ngày 16-5, tại chợ hoa tươi Hồ Thị Kỷ (quận 10), TP HCM, giá bán lẻ hoa cúc mai, cúc tứ quý, cúc mắt ngọc tăng cao hơn bình thường, phổ biến khoảng 20.000 đồng/bó, cúc lưới 40.000 đồng/bó, cúc kim cương 43.000 - 45.000 đồng/bó.
Vừa bị Mỹ áp thuế 100% đối với xe điện, các hãng xe Trung Quốc lập tức đổ xô đến 2 quốc gia này
5 giờ trước
Một cuộc đua giữa BYD và các hãng xe điện tới 2 quốc gia 'láng giềng' Mỹ khiến giá cước vận chuyển tăng từ 4 – 6 lần.
Metro số 1 lại dời đến tháng 10 mới vận hành, cuối năm Nhật Bản bàn giao toàn bộ cho TP.HCM
5 giờ trước
Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết tuyến metro số 1 sẽ dời đến tháng 10/2024 mới khai thác thử thay vì tháng 7 như đã hẹn.
Giá vàng tăng "điên rồ và ngoài dự đoán": Nhìn từ thị trường Trung Quốc
6 giờ trước
Giá vàng thế giới đã tăng mạnh đến sát mốc 2.400 USD/ounce. Ngoài nguyên nhân là những tín hiệu từ chính sách tiền tệ của Mỹ tạo “cơn sốt giá vàng”, đợt tăng giá này các chuyên gia phải thừa nhận là “điên rồ và nằm ngoài dự đoán”. Một động lực khác của cơ "sốt vàng" là sức mua từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Ngành game Việt Nam và cột mốc doanh thu 1 tỷ đô, liệu có khả thi?
6 giờ trước
Ngành công nghiệp game tại Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng và đầy tiềm năng, nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của thị trường trò chơi di động và sự gia tăng số lượng người dùng trẻ, am hiểu công nghệ.
MG – Chiếc xe hội tụ cả "Thế giới" - Một sản phẩm “Toàn cầu”
7 giờ trước
Khi lựa chọn ô tô, người Việt ưu tiên không chỉ tiện nghi và công nghệ, mà còn về giá trị thương hiệu được minh chứng qua thời gian. MG, thương hiệu lịch sử 100 năm từ Anh Quốc, biểu tượng của sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, Đông và Tây, mang đến những chiếc xe đáp ứng nhu cầu kỹ thuật và tầm nhìn toàn cầu.
iPhone gặp lỗi lạ: Người dùng "tá hỏa" khi ảnh khỏa thân xóa từ mấy năm trước bỗng hiện trở lại
9 giờ trước
Một người dùng cho biết khoảng 300 bức ảnh cũ, có "ảnh khỏa thân" bỗng xuất hiện trở lại, dẫu chủ nhân từng xóa đi để bán thiết bị cho một người bạn.
Chỉ đạo "nóng" của Thủ tướng: Huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng, xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng
10 giờ trước
Không để tỉ giá ảnh hưởng kinh tế vĩ mô; Huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025; Đến ngày 15/6 tới, rút giấy phép đơn vị không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng,... là những chỉ đạo của Thủ tướng trong phiên họp chiều tối 16/5.