Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh tế

05/05/2020 09:40
TP HCM quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh để phát triển.

Nhiều giải pháp nhằm khôi phục kinh tế, nhất là hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp (DN) đã được TP HCM nghiên cứu, sẽ triển khai trong thời gian tới, mục đích vừa hạn chế tác động khó khăn của dịch Covid-19 vừa khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.

Còn nhiều khó khăn

Thống kê cho thấy tổng sản sản phẩm trên địa bàn (GRDP) TP HCM 3 tháng đầu năm chỉ tăng 0,42% so với cùng kỳ, đạt 335.682 tỉ đồng; thu ngân sách 88.241 tỉ đồng, đạt 21,7% dự toán và giảm 8,63%. Nhìn chung, mức tăng trưởng của các khu vực, ngành kinh tế đều thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm 2019. Một số ngành tăng trưởng cao trước đây đang giảm mạnh hoặc rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng.

Đánh giá tình hình DN bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội DN TP HCM (HUBA), cho hay mức độ thiệt hại tùy theo mỗi ngành nghề có khác nhau. DN một số lĩnh vực đã nhanh nhạy thích ứng với tình hình, biến thách thức thành cơ hội. Tuy nhiên, số DN này chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, số còn lại gặp rất nhiều khó khăn.

Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh tế - Ảnh 1.

Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Tổng Công ty CP May Việt Tiến.Ảnh: TẤN THẠNH

"DN du lịch, dịch vụ, lưu trú, vận tải, trung tâm thương mại, y tế, giáo dục… phải tạm ngừng hoạt động để chống dịch. Các DN cơ khí, điện, cao su, nhựa, công nghiệp hỗ trợ, đồ gỗ, dệt may, da giày… không phân biệt quy mô lớn, vừa, nhỏ, siêu nhỏ đều đã cạn kiệt các nguồn lực kinh doanh, thiếu nguyên liệu đầu vào sản xuất, xuất khẩu bị đình trệ, giảm đơn hàng, chậm thanh toán, dòng tiền kinh doanh bị bẻ gãy, nguy cơ mất tính thanh khoản cao" - ông Chu Tiến Dũng nói. Ông cũng dự báo sang quý II, tình hình suy giảm sẽ nghiêm trọng hơn, nguy cơ số DN phải ngừng sản xuất, phá sản tăng cao.

Kết quả khảo sát của HUBA trong các DN hội viên cho thấy 21% DN trả lời tiếp tục cầm cự được đến hết tháng 5; 12% DN tiếp tục duy trì đến hết tháng 6; 12% DN cho biết có khả năng duy trì đến hết tháng 9. Chỉ 2% DN tin tưởng có thể duy trì được đến cuối năm. Trong khi đó, có đến 34% số DN được hỏi không xác định sẽ tồn tại đến khi nào, 19% tiên liệu sẽ phá sản trong quý II.

Về các gói chính sách hỗ trợ của Chính phủ, trên 50% số DN được hỏi biết đến các chính sách hỗ trợ của nhà nước như gia hạn nộp thuế, gia hạn nộp tiền thuê đất, cơ cấu lại nợ, giãn nợ, hạ lãi suất cho vay, tạm dừng đóng BHXH, phí Công đoàn hay chính sách trợ cấp đối với người lao động ở các DN… và hơn 50% trong số đó đã tiếp cận các chính sách này. Tuy nhiên, có đến 61% DN cho rằng việc tiếp cận các chính sách chưa được thuận lợi.

Theo ông Chu Tiến Dũng, kết quả khảo sát là cơ sở cho thấy tỉ lệ DN nhận biết và tiếp cận được các chính sách là dấu hiệu tốt, TP thể hiện rất rõ quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ DN nâng cao sức cạnh tranh để phát triển.

Cụ thể hóa việc hỗ trợ

Với quyết tâm sớm khôi phục và phát triển kinh tế sau đại dịch, TP HCM đã nghiên cứu, xây dựng kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế từng quý và cả năm 2020, dự báo đánh giá chỉ số từng ngành, lĩnh vực. Qua đó có giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên, tiềm năng, có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn vào GRDP nhằm đạt mức tăng trưởng cao nhất. TP cũng đã thành lập Tổ công tác hỗ trợ các DN trong tình hình dịch Covid-19; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của DN để tiếp tục đề xuất chính sách hỗ trợ cụ thể, phù hợp từ trung ương và ngân sách TP cho DN, người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhất là DN nhỏ và vừa; nghiên cứu, xây dựng, ban hành hệ số tính điểm DN nhỏ và vừa với các tiêu chí cụ thể làm cơ sở xem xét, thực hiện các chính sách hỗ trợ phù hợp.

Những nỗ lực của chính quyền, đặc biệt là của lãnh đạo TP, trong thời gian qua trong việc khống chế, đẩy lùi dịch bệnh cũng như quan tâm, đồng hành với DN vượt qua khó khăn đã được cộng đồng DN nhìn nhận, cảm kích.

Theo các DN, để nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế TP, ngoài những chính sách hỗ trợ chung của nhà nước, DN rất cần chính quyền TP đồng hành với DN ổn định thị trường, tái cấu trúc thị trường, tiếp cận thị trường mới, mở rộng thị trường nội địa, chuẩn bị sẵn sàng cho xuất khẩu vào các thị trường ngoại khi các nước nới lỏng cách ly xã hội. Đồng thời, hỗ trợ DN hình thành các chuỗi sản xuất, cung ứng, liên kết nội địa; chú trọng chuẩn bị cơ sở hạ tầng giúp đẩy nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng cũng như chuẩn bị đón làn sóng chuyển dịch đầu tư từ nước khác sang Việt Nam do dịch Covid-19. Mặt khác, gia tăng nghiên cứu hoàn thiện môi trường pháp lý để hỗ trợ và khuyến khích, thúc đẩy DN ứng dụng và chuyển đổi mạnh sang môi trường số hóa; có chính sách phát triển mạnh ngành thương mại điện tử và giao nhận, logistics cho phù hợp với tình hình mới. Tuy nhiên, quan trọng trong lúc này là đồng hành giúp DN sử dụng hiệu quả các gói hỗ trợ.

Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM kiến nghị TP đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm có hướng dẫn cụ thể về quy trình chuẩn đối với việc thẩm định, đánh giá thiệt hại, ban hành danh mục ngành nghề, lĩnh vực được xác định là đối tượng DN chịu thiệt hại trực tiếp do Covid-19 được hưởng hỗ trợ một cách công khai, minh bạch, hạn chế việc "xin - cho" bằng quan hệ, lợi dụng chính sách. Về đầu ra cho sản phẩm, đề xuất TP nghiên cứu hỗ trợ DN phát triển thị trường nội địa cũng như mở rộng xuất khẩu, đặc biệt là đối với các sản phẩm ngành lương thực thực phẩm.

Hôm nay, 5-5, UBND TP HCM tổ chức tọa đàm "Khôi phục và phát triển kinh tế TP" để bàn những giải pháp vượt qua khó khăn thách thức, đổi mới, sáng tạo tiếp tục phục hồi tăng trưởng kinh tế TP.

Tại đây, lãnh đạo TP HCM và các sở, ngành chức năng sẽ lắng nghe, ghi nhận các góp ý của chuyên gia kinh tế và các vấn đề khó khăn thực tế của DN; tiếp tục đánh giá theo chiều sâu tác động của dịch Covid-19 đến một số ngành kinh tế chủ lực của TP trong ngắn, trung và dài hạn để từ đó thảo luận các giải pháp, chính sách hỗ trợ phù hợp cho ngành, DN vượt qua khủng hoảng, duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh đồng thời tìm kiếm cơ hội phát triển sau dịch Covid-19. Kết quả tọa đàm giúp tham mưu lãnh đạo TP nắm bắt một cách hệ thống và sát tình hình thực tế, có chính sách hỗ trợ DN kịp thời.

Tin mới

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
2 giờ trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Anh thợ sửa ống nước phát hiện kho báu chứa 30 kg tiền vàng
3 giờ trước
Kho báu tiền vàng được phát hiện có giá trị lên tới gần 63 tỷ đồng.
Xe máy điện lắp ráp ở Sóc Sơn, xuất đi châu Âu nhận ưu đãi khủng: Tặng tiền mặt bằng 30% giá xe hoặc pin
3 giờ trước
Khách mua xe máy điện của hãng sẽ được tặng 1 pack pin hoặc tiền mặt.
Giá Honda SH thấp hiếm có, một phiên bản giảm đậm gần 25 triệu đồng
3 giờ trước
Một số phiên bản của Honda SH ghi nhận mức giảm sâu tại đại lý, thậm chí có mẫu còn thấp hơn giá đề xuất hàng chục triệu đồng.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
4 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
1 ngày trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Xem trước Hyundai Tucson 2026: Có điểm như Santa Fe, bỏ máy dầu, có bản PHEV chạy 100km không cần xăng
1 ngày trước
Thế hệ kế tiếp của Hyundai Tucson dự kiến sẽ là mẫu xe quan trọng nhất ra mắt trong năm sau của hãng.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
1 ngày trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
1 ngày trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.