Hoá đơn tiền điện tháng 2 tăng vọt: EVN Hà Nội "trí trá" khi tín đơn giá bậc 1 không đồng nhất?

05/03/2024 06:30
Điều kiến nhiều hộ gia đình bức xúc với hoá đơn tiền điện tháng 2 là vì EVN Hà Nội đã cộng gộp khiến cho trong hoá đơn xuất hiện đơn giá điện bậc cuối cùng. Điều đáng nói, việc tính đơn giá bậc 1 của các hộ không đồng nhất, các con số khác nhau khiến họ nghĩ EVN Hà Nội đã "trí trá" trong cách tính.

Ngành điện cộng gộp hoá đơn tiền điện tháng 2, người dân bức xúc

Cụ thể, nhiều hộ gia đình phản ánh hoá đơn tiền điện tăng, EVN Hà Nội và các công ty điện lực thành viên của Hà Nội không giải thích cặn kẽ khách hàng, khiến nhiều người bức xúc vì hoá đơn tiền điện bị tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với trước đây.

Theo anh V. V. M (Hoàng Mai), hoá đơn tiền điện tháng 2 tăng đột biến so với trước đây, kỳ tính hoá đơn cũng bị đội lên hơn 50 ngày so với trước trong khi đó ngành điện không giải thích cho người dùng vì đâu, tại sao lại cộng gộp và quyền lợi khách hàng được đảm bảo ở đâu đều không hề biết.

Chỉ khi báo chí vào cuộc, ngày 3/3, EVN Hà Nội mới đưa ra thông báo ngắn, giải thích, nhưng trên nhiều nhóm hội, người dân, người sử dụng điện vẫn thắc mắc và cảm thấy khó chịu vì là khách hàng sử dụng điện mà không được giải thích cặn kẽ.

"Không phải ai cũng rành cách tính và hiểu cách tính giá điện của EVN, chúng ta mỗi người một công việc, một lĩnh vực nên tiêu chí là phải làm cho nhau hiểu đơn giản nhất có thể. Tại sao bắt khách hàng phải gọi điện đường dây nóng khi 2,8 triệu hộ sử dụng điện ở Hà Nội có rất nhiều người thắc mắc, liệu đường dây nóng của ngành điện Hà Nội có trả lời được hết hay không? Tại sao không chủ động giải thích, chủ động thông báo và cho khách hàng biết cách tính đó hoặc giả minh chứng cho họ thấy các cách tính giá điện hơn 50 ngày, đều bằng cách tính giá điện 30 ngày như trước đây, để họ yên tâm", anh M cho biết.

Theo một số chuyên gia, EVN Hà Nội gây phản ứng trong dân khi cộng gộp số ngày tính hoá đơn tiền điện tháng 2 thực tế bằng 50-57 ngày thực tính, khiến tổng số tiền trên hoá đơn tăng cao.

Bên cạnh đó, việc cộng dồn số ngày tính tiền điện tháng 2 (số ngày thực tính theo cách cũ là cả tháng 2 và hơn 20 ngày của hoá đơn điện tính cho tháng 3 theo cách ghi chỉ số công tơ cũ) khiến người dân bất bình, cho rằng ngành điện không tính rành mạch hoá đơn tiền điện.

Nhiều người dân thắc mắc vì sao EVN không chốt công tơ điện đúng ngày theo quy định, thông báo cho khách hàng biết rõ số tiền. Đồng thời, hơn 20 ngày tính đến hết 29/2, cần được tính theo bậc thang giá cũ 6 bậc, không gộp như cách tính hiện tại của ngành điện, điều này khiến người dân cho rằng bị bất lợi.

Người dân vẫn được đảm bảo quyền lợi!?

Thực tế, dù EVN Hà Nội đã đưa ra lý giải cũng như cách tính giãn cách sản lượng điện tiêu thụ mỗi bậc. Tuy nhiên, khi đối chiếu với hoá đơn mỗi gia đình, nhiều người dân vẫn thắc mắc vì sao sản lượng tính/ bậc giá điện tại sao có hộ là 84 kWh, có hộ 89 kWh, có hộ lại 92 kWh đối với điện bậc 1. Hoặc ở điện bậc 3, 4, cũng vậy, có hộ được tính cho 163 kWh, có hộ được tính 177 kWh, có hộ được tính trên 180 kWh...

Thực tế, theo một số người am hiểu trong lĩnh vực điện, công thức tính tiền điện của ngành điện khi xây dựng cho hoá đơn điện tháng 2 dựa trên ngày ghi chỉ số công tơ và số kWh điện tiêu thụ thực tế.

Hiện định mức sản lượng để tính kWh tiêu thụ điện các bậc giá điện được tính bằng phương pháp xác định số dư ngày ghi hoá đơn chia cho số ngày trong tháng ghi hoá đơn tháng liền kề, sau đó chia cho sản lượng định mức bậc giá điện.

Ví dụ, đối với hoá đơn của hộ gia đình sử dụng 595 kWh điện trong tháng 2/2024 (được ghi công tơ từ ngày 6/1 đến 5/2 và 6/2 đến ngày 29/2), tổng là 55 ngày sử dụng điện, trong đó 31 ngày của tháng 1/2024 liền kề và thêm 24 ngày của tháng 2 (tính đến hết 29/2).

Vậy, công thức tính định lượng điện các bậc sẽ là: 24:31x50 kWh (hoặc 100 kWh)= số kWh điện cộng thêm vào định mức.

Ở thang giá điện bậc 1, sản lượng điện bậc 1 trong tháng 2 sẽ được tính 24:31x50 là 39 kWh + 50kWh theo định mức bậc 1 quy định, tổng số điện bậc 1 sẽ được tính cho 89 kWh điện tiêu thụ thực tế.

Tương tự, cách tính điện bậc 3 cũng là 24/31 ngày*100 kWh, sẽ giãn sản lượng tiêu thu thêm 77 kWh, tổng số kWh điện tính theo đơn giá bậc 3, 4 sẽ là 177 kWh.

Các đơn giá điện bậc 5, 6 sẽ là số điện còn lại sau khi lượng điện các bậc khác được tính hết.

Riêng đối với hoá đơn đối với hộ sử dụng điện 55 ngày nêu trên, 4 bậc điện (từ bậc 1 đến bậc 4) đã tính được hết 532 kWh, đơn giá điện bậc cuối cùng, bậc 5 sẽ chỉ tính đối với 63kWh.

Chính vì vậy, không có chuyện ngành điện tính luỹ tiến số điện tiêu thụ lên mức cao nhất, để tính tăng thêm tiền của người dân.

Theo nhiều người, việc tính tiền điện này khá dễ hiểu và đơn giản, người dân hoàn toàn có thể tự tính tiền điện của gia đình mình, đối chiếu với cách tính của ngành điện tại địa chỉ https://www.evn.com.vn/c3/calc/Cong-cu-tinh-hoa-don-tien-dien-9-172.aspx.

Đối với hộ dân có số ngày ghi công tơ ít sẽ càng sản lượng điện thấp, điều này lý giải tại sao có hộ chỉ điện bậc 1 chỉ được tính với 84kWh giờ điện, có hộ được tính lên đến 92 kWh điện.

Theo lý giải của một kế toán trong ngành điện, người dân không hề chịu thiệt hoặc tính oan sai trong hoá đơn tiền điện tháng 2 bởi đối chiếu với hộ sử dụng điện 595 kWh trong 55 ngày kể trên, tính trung bình 31 ngày tháng 1 (đúng lịch ghi công tơ điện 6/1-5/2), điện bậc 1 của họ được tính là 1,6 kWh/ ngày. Trong khi đó, 24 ngày của tháng 2 (từ ngày 6/2 đến ngày 29/2), điện bậc 1 của hộ gia đình này cũng được tính là 1,6kWh/ngày.

Các bậc điện 3-4 cũng tương tự nếu chia hoá đơn tháng 2 thành hoá đơn tiền điện tháng 1 và 2, đều được tính là 3,2 kWh/ngày/ bậc điện.

Một minh chứng khác là theo biểu giá điện sinh hoạt mới nhất được Bộ Công Thương và EVN áp dụng từ ngày 4/5/2023, từ kWh thứ 401 trở đi, hộ tiêu dùng từ 401 kWh điện trở lên sẽ bị tính mức giá cao nhất với 3.151 đồng/ kWh.

Tuy nhiên, đối chiếu với hộ sử dụng hoá đơn điện 595 kWh điện kể trên chỉ phải chịu giá điện bậc 5 cho 63 kWh còn lại, với đơn giá 3.050 đồng/ kWh. Trong khi nếu khiên cưỡng áp dụng theo nguyên tắc điện 6 bậc hiện hành, hoá đơn tiền điện của hộ dân này đủ các điều kiện áp đặt bậc thang 6 mức cao nhất hơn 3.151 đồng/kWh.

Tin mới

Mưa dông đầu mùa khiến sầu riêng tại Gia Lai rụng trái la liệt
9 giờ trước
Những cơn mưa dông đầu mùa tưởng chừng mang đến niềm vui giải hạn cho cây trồng nhưng lại trở thành nỗi buồn cho nhiều nông dân trồng sầu riêng ở Gia Lai, khi hàng loạt quả rụng la liệt, gây thiệt hại nặng nề.
Chỉ hỏng nhẹ cửa trị giá hơn 20 triệu đồng, chủ xe điện được đền tiền cả xe vì bảo hiểm không tìm được linh kiện thay thế
8 giờ trước
Một chủ xe Fisker Ocean mới đây đã có trải nghiệm độc nhất vô nhị chỉ vì một tai nạn siêu nhỏ nhặt.
Bị nghi ngờ về khả năng cạnh tranh ở phân khúc cao cấp, sếp TCL lấy minh chứng về xe máy Trung Quốc từng một thời "ám ảnh" người Việt
8 giờ trước
Được biết đến là một thương hiệu với các dòng sản phẩm bình dân, TCL đang cho thấy nỗ lực cạnh tranh trong phân khúc cao cấp trong những năm gần đây.
Chân dung iPhone 16 rõ nét nhất với 7 màu sắc vừa lộ diện, thiết kế mới đẹp không tì vết
7 giờ trước
7 màu sắc đẹp không tì vết của iPhone 16 khiến nhiều tín đồ Apple đang vô cùng trông đợi.
Nissan Almera 2024 bắt đầu nhận đặt cọc, dự kiến tháng 9 ra mắt Việt Nam, thêm option để đấu Vios và City
7 giờ trước
Hiện tại, Nissan Việt Nam chưa lên tiếng về việc sẽ mang Almera 2024 về nước.

Tin cùng chuyên mục

Đại Từ (Thái Nguyên) dự kiến khởi công 31 dự án trong năm 2024, tổng mức đầu tư trên 830 tỷ đồng
7 giờ trước
Năm 2024, huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) dự kiến khởi công 31 dự án từ nguồn vốn đầu tư công, với tổng mức đầu tư trên 830 tỷ đồng.
"Bất ngờ" phân khúc bất động sản "ế ẩm" lại thu hút dòng vốn kiều hối
7 giờ trước
Dòng vốn kiều hối được coi là nguồn lực mạnh mẽ để đẩy nhanh quá trình hồi phục của thị trường bất động sản. Trong đó, các phân khúc đón nhận dòng vốn này lại chủ yếu là loại hình căn hộ cao cấp, biệt thự, liền kề,... những phân khúc "khó" thanh khoản trong thời gian qua.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu nhân lực bán dẫn toàn cầu
8 giờ trước
"Thế giới đang hiếu hụt nhân lực về công nghiệp bán dẫn. Sự thiếu hụt này có tính toàn cầu, nhưng chủ yếu là trong ngắn và trung hạn. Việt Nam có thể đáp ứng nhanh trong cả ngắn, trung và dài hạn về nhu cầu nhân lực bán dẫn toàn cầu", Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Him Lam Thường Tín chính thức bàn giao sổ hồng sở hữu lâu dài cho cư dân
11 giờ trước
Vừa qua, những cư dân đầu tiên của dự án Him Lam Thường Tín chính thức nhận bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) từ chủ đầu tư.