Hưng Hải Group và thương vụ '1 vốn 7 lời' ở Bình Phước

14/04/2020 18:20
Nhìn từ trường hợp Hưng Hải Group bán 4 dự án Lộc Ninh với chênh lệch rất cao, thì vấn đề ở đây không chỉ là chọn lọc nhà đầu tư, mà còn cho thấy mối lợi từ lĩnh vực năng lượng tái tạo là rất lớn, đồng nghĩa với lợi ích của Nhà nước đang không được tối ưu hoá.

Thương vụ "1 vốn 7 lời"

Tập đoàn Super Energy Corporation của Thái Lan cuối tháng 3/2020 công bố mua lại 4 dự án điện mặt trời tại huyện Lộc Ninh, Bình Phước.

Cụ thể, mua 100% cổ phần trong SSEVN1 (vốn 63 tỷ đồng) với giá phí không vượt quá 17,8 triệu USD, qua đó nắm 70% cổ phần dự án điện mặt trời Lộc Ninh 1, đồng thời rót tiếp 81,9 triệu USD vào dự án này.

Tương tự, mua 100% cổ phần SSELN2 (vốn 50 tỷ đồng) để sở hữu 100% vốn nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 2 với giá phí tối đa 23 triệu USD, đồng thời rót vào dự án này 117 triệu USD.

Mua 100% cổ phần SSEBP3 (vốn 50 tỷ đồng) để sở hữu 100% vốn nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 với giá phí không quá 17,25 triệu USD, và tiếp tục đầu tư thêm 87,75 triệu USD để phát triển dự án.

Cuối cùng, bỏ tối đa 18 triệu USD mua 100% cổ phần trong pháp nhân New Hold Co 4 (vốn 50 tỷ đồng), qua đó sở hữu 80% dự án điện mặt trời Lộc Ninh 4, tiếp tục đầu tư thêm 93,6 triệu USD vào đây.

Tổng cộng, thương vụ "khủng" của tập đoàn Thái Lan có tổng giá trị tới 456,7 triệu USD, trong đó khoản chi phí để mua lại cổ phần là 76,05 triệu USD.

4 dự án nêu trên đều có quy mô rất lớn, với công suất mỗi nhà máy là 200MW (trừ Lộc Ninh 3 là 150 MW). Tổng công suất các dự án là 750 MW và đã đều được ký hợp đồng mua bán điện (PPA) với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vào trung tuần tháng 3/2019.

Super Energy Corporation đánh giá nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng, cùng với định hướng khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo của Chính phủ Việt Nam, các dự án điện mặt trời sẽ mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp này.

Nhà đầu tư Thái Lan tính toán thời gian hoạt động của các dự án là 20 năm, tỷ suất hoàn vốn nội bộ từ 16,59% - 17,4%. Giá mua được dự báo ở 7,09UScent/kWh, thật trùng hợp, bằng đúng mức giá mới theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 6/4 vừa qua.

Nếu bỏ ra số tiền tối đa, Super Energy Corporation có thể phải dành tới 76,05 triệu USD, tương đương gần 1.800 tỷ đồng cho 21,3 triệu cổ phần của 4 pháp nhân sở hữu doanh nghiệp dự án. Tính bình quân, mỗi cổ phần được định giá gấp 8,3 lần. Nói cách khác, nhà đầu tư Việt Nam đã có một thương vụ đầy thành công: bỏ 1 đồng vốn, thu về 7,3 đồng lời.

Mức lãi khủng khiếp này đặt ra nhiều dấu hỏi lớn. Một trong số đó là bên đã nhận được khoản lợi khổng lồ này là ai?

Đầu năm 2020, Super Energy Corporation cũng đã công bố mua lại 100% cổ phần dự án điện mặt trời Thịnh Long Phú Yên từ một nhóm nhà đầu tư Hà Nội với giá phí không quá 51,158 triệu USD. Tại mức giá này, tập đoàn Thái đã trả gần 50.000 đồng (gấp 5 lần giá gốc) cho mỗi cổ phần doanh nghiệp sở hữu dự án quy mô 50MW bắt đầu bán điện từ giữa năm 2019.

Hưng Hải Group

Tháng 2/2019, truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin CTCP Tập đoàn Hưng Hải đầu tư 12.000 tỷ đồng làm điện mặt trời ở Bình Phước (5 dự án từ Lộc Ninh 1-5). Thông tin gây bất ngờ đối với ngay cả không ít người trong cuộc vào thời điểm đó. Bởi với giới đầu tư, Hưng Hải không phải một tên tuổi đủ tầm cỡ, tương xứng với khoản đầu tư hơn nửa tỷ USD. Mà vốn điều lệ chỉ ở mức 200 tỷ đồng (cập nhật theo công bố gần nhất) là một bảo chứng cho nỗi băn khoăn đó, bên cạnh loạt lùm xùm về chậm triển khai, bị thu hồi dự án ở Lai Châu.

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, Hưng Hải có lịch sử hoạt động từ đầu những năm 2000, thuộc sở hữu của doanh nhân Lai Châu Trần Đình Hải. Hưng Hải bởi vậy cũng là doanh nghiệp có chỗ đứng ở Lai Châu, kinh doanh đa ngành trong các lĩnh vực bất động sản, khai thác mỏ, xây dựng cầu đường, và đặc biệt là thuỷ điện, khi được UBND tỉnh Lai Châu xác định là đối tác chiến lược, chỉ định nhiều dự án thuỷ điện lớn trên địa bàn.

Dù vậy, năng lượng tái tạo dường như mới là cuộc chơi chính của doanh nhân sinh năm 1964 Trần Đình Hải ở thời điểm hiện tại. 

Ngoài 4 dự án đã bán cho Thái Lan, Hưng Hải còn dự án điện mặt trời Lộc Ninh 5 có công suất 50MW cũng đã ký hợp đồng PPA, và rất đáng chú ý, là dự án điện gió quy mô 600MW, vốn đầu tư 21.000 tỷ đồng tại Gia Lai, đang được tỉnh này trình Thủ tướng và Bộ Công thương đề xuất bổ sung Quy hoạch.

Trở lại với 4 dự án Lộc Ninh 1-4, Tập đoàn Hưng Hải cùng các đơn vị thành viên là CTCP Năng lượng Nậm Na 3, CTCP Năng lượng Nậm Na 2, CTCP Đầu tư và Xây dựng Thành Hưng, CTCP Đầu tư Vạn Thắng cùng các cá nhân Trần Đình Hải, Vũ Thành Trung, Nguyễn Văn Tuyền, Vũ Quang Trường trong cùng ngày 11/10/2018 đã chia nhau thành lập các doanh nghiệp dự án, với phần vốn chi phối (51-65%) do trực tiếp Tập đoàn Hưng Hải quản lý.

Không chỉ "xin" thành công dự án, nỗi lo đầu ra cũng nhanh chóng được gạt bỏ khi Hưng Hải được Bình Phước chỉ định thực hiện dự án công trình đường dây và trạm biến áp 220 kV đấu nối các nhà máy điện mặt trời trên địa bàn huyện Lộc Ninh vào hệ thống điện lưới quốc gia. Dự án có chiều dài đường dây gần 30km, tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng.

Pháp lý hoàn chỉnh, đầu ra đảm bảo là những yếu tố giải thích vì sao Super Energy Corporation lại trả cái giá rất cao cho 4 dự án của Hưng Hải. Tập đoàn của đại gia Lai Châu cũng bởi vậy mà chắc hẳn đã nhận về khoản lợi nhuận không nhỏ, căn cứ theo tỷ lệ "1 vốn 7 lời" đã phân tích ở trên.

Tuy nhiên cần phải lưu ý rõ hơn rằng doanh nghiệp Thái Lan không mua trực tiếp cổ phần dự án từ Hưng Hải, mà qua một nhà đầu tư khác. Chi tiết về "trung gian" này sẽ được Nhadautu.vn đề cập cụ thể hơn trong kỳ tới với tựa đề: Hệ sinh thái kinh doanh nghìn tỷ của Á hậu Châu Mộng Như.

Bài học cho các địa phương

Hiện tượng các nhà đầu tư không rõ năng lực xin dự án rồi bán lại kiếm lời không phải cá biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo còn nhiều lỗ hổng. Một số địa phương hiện nay chỉ làm việc với doanh nghiệp, tập đoàn lớn có uy tín với hi vọng hạn chế thực trạng này.

Nhìn từ trường hợp Hưng Hải Group bán 4 dự án Lộc Ninh với chênh lệch rất cao, thì vấn đề ở đây không chỉ là chọn lọc nhà đầu tư, mà còn cho thấy mối lợi từ lĩnh vực năng lượng tái tạo là rất lớn, đồng nghĩa với lợi ích của Nhà nước đang không được tối ưu hoá.

Nhìn chung, phát triển điện mặt trời thời gian qua được đánh giá là thiếu quy củ, chưa đồng bộ, tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực, lợi ích nhóm. tại Thông báo số 402/TB-VPCP ngày 22/11/2019, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các dự án điện mặt trời mới phải chuyển hẳn sang thực hiện cơ chế đấu thầu, kiên quyết loại bỏ tình trạng xin - cho, tuyệt đối chống tham nhũng, lợi ích nhóm trong quản lý phát triển.

Tin mới

4 mặt hàng nông lâm, thủy sản xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong Quý I
10 giờ trước
Các nhóm hàng xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, với 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, gồm gỗ; rau quả; gạo và cà phê.
Trong khi các hãng xe ráo riết tìm nơi xây tổ, Trung Quốc lại nắm trong tay một 'thiên đường' xe cực hấp dẫn: Sẵn có nhiều nhà máy với giá cực rẻ, thu lợi nhuận cao chót vót trong năm 2023
9 giờ trước
Thậm chí Trung Quốc được coi là vị cứu tinh đối với ngành ô tô quốc gia này.
Vụ kho hàng "hot girl" Mailystyle: Giá trị hàng hóa vi phạm hơn 20 tỷ đồng, chuyển hồ sơ sang Công an điều tra
9 giờ trước
Cục QLTT Hà Nội cho biết, vụ việc vi phạm ở kho hàng Mailystyle có tính chất phức tạp, số lượng hàng hóa vi phạm giá trị lớn.
Hóa đơn tiền điện trong tháng 3 của người dân TPHCM sẽ tăng mạnh
9 giờ trước
Lượng sử dụng điện tăng sẽ dẫn đến hóa đơn tiền điện của người dân TPHCM trong tháng 3 cao hơn các tháng trước. Dự báo, sản lượng điện tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng cao và lập kỷ lục mới trong tháng 4 và 5.
Cận cảnh tiệc cưới Quang Hải: Thực khách ấn tượng với món quả cầu vàng chiên thơm
9 giờ trước
Những hình ảnh của bữa cỗ chính trong đám cưới Quang Hải - Chu Thanh Huyền tại nhà trai hôm nay (28/3) đã lộ diện.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.