IEA: Cơ chế ưu đãi tại Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ là động lực giúp sản lượng năng lượng tái tạo đạt kỷ lục

11/05/2021 18:09
Thời gian tới, năng lượng mặt trời sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc nâng cao sản lượng năng lượng tái tạo toàn cầu, với mức tăng vào năm 2022 dự báo sẽ đạt hơn 50% so với năm 2019.

Ngày 11/5, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố báo cáo cho thấy sản lượng năng lượng tái tạo trên toàn cầu tăng với tốc độ nhanh nhất trong hai thập kỷ qua, đồng thời nâng dự báo tăng trưởng đối với điện gió và điện mặt trời trong năm nay và năm tới.

IEA thông tin, năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng duy nhất có nhu cầu tăng vào năm ngoái, khi việc tiêu thụ tất cả các loại nhiên liệu khác bị ảnh hưởng do các nhà máy đóng cửa, hoạt động vận tải đình trệ và người dân chỉ ở một chỗ.

Sản lượng điện từ năng lượng tái tạo trên toàn cầu năm ngoái tăng 45% so với năm trước đó. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ năm 1999, thời điểm khi các cụm trang trại năng lượng gió và năng lượng mặt trời mọc lên khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, mức tăng 280 GW vào năm 2020 được thúc đẩy một phần bởi loạt dự án năng lượng tái tạo gấp rút hoàn thành trước khi cơ chế ưu đãi đối với năng lượng tái tạo tại Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ hết hạn.

IEA: Cơ chế ưu đãi tại Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ là động lực giúp sản lượng năng lượng tái tạo đạt kỷ lục - Ảnh 1.

Nguồn: IEA

IEA đã nâng dự báo tăng trưởng sản lượng điện từ năng lượng tái tạo trên toàn cầu vào năm 2021 và 2022 lên khoảng 25%, với công suất bổ sung 270 GW trong năm nay và 280 GW vào năm tới.

Nhu cầu về năng lượng tái tạo ngày càng tăng khi chính phủ và doanh nghiệp trên khắp thế giới đang dần cắt giảm lượng khí thải carbon nhằm làm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Theo thoả thuận Paris, cả Mỹ và Liên minh châu Âu đang hướng tới mục tiêu "trung hòa carbon" vào giữa thế kỷ, kêu gọi cắt giảm lượng khí thải để giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng trên 2°C so với mức ở thời kỳ tiền công nghiệp.

Trong khi năng lượng tái tạo đang ngày càng phát triển, nhiên liệu hóa thạch vẫn là nguồn năng lượng chủ đạo của thế giới. Vào năm 2019, trước khi đại dịch Covid-19 tác động đáng kể đến giao thông và công nghiệp, thì dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá chiếm 81% mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu. Con số này dự kiến sẽ giảm xuống mức 76% vào năm 2030, mặc dù nhu cầu tổng thể vẫn tăng lên.

Tuy nhiên, đà tăng trưởng năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục trong dài hạn hơn nữa, IEA nhấn mạnh. Một số "gã khổng lồ" năng lượng như tập đoàn Royal Dutch Shell hay tập đoàn dầu khí BP Plc (Anh) hiện đang lên kế hoạch giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và đầu tư vào năng lượng carbon thấp.

Theo IEA, năng lượng mặt trời sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc nâng cao sản lượng năng lượng tái tạo toàn cầu, với mức tăng vào năm 2022 dự báo sẽ đạt hơn 50% so với năm 2019. Cơ quan này cũng dự báo năng lượng gió sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong 2 năm tới, tuy ở tỷ lệ thấp hơn so với năm 2020.

Tin mới

Vì sao giá cà phê tăng điên cuồng, cao nhất lịch sử?
7 giờ trước
Trong vài tuần qua, giá cà phê liên tục tăng, vượt 120.000 đồng/kg - mức cao kỷ lục trong lịch sử.
Trái sầu riêng giá ổn định ở mức cao, nhà vườn phấn khởi
7 giờ trước
Dù giá trái sầu riêng ở tỉnh Tiền Giang có sụt giảm so với tháng trước nhưng vẫn ổn định ở mức cao nhà vườn thu lãi cao.
Chỉ vì muốn vượt mặt iPhone 16, các hãng điện thoại Android đang cố che đậy một "bí mật xấu xí"?
6 giờ trước
Để cạnh tranh với iPhone, các mẫu điện thoại Android sắp tới sẽ có dung lượng pin khủng lên đến 6.000 mAh. Thế nhưng pin lớn hóa ra lại không hề tốt. Đây là lý do.
Chỉ đạo 'nóng' về căng thẳng vé máy bay dịp 30/4-1/5
6 giờ trước
Nhận thấy tình trạng hết vé máy bay diễn ra ở một số chặng du lịch trong đợt cao điểm nghỉ lễ 30/4-1/5, Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) tiếp tục yêu cầu các hãng hàng không khẩn trương tăng chuyến, căn cứ nguồn lực để tối ưu hoá đội tàu bay.
Doanh số bán iPhone giảm mức 'tồi tệ' tại Trung Quốc
6 giờ trước
Apple ghi nhận doanh số bán iPhone theo quý tồi tệ nhất tại Trung Quốc kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra vào năm 2020.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

2.243.534 VNĐ / thùng

88.12 USD / bbl

-0.38 %

- -0.33

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

2.110.052 VNĐ / thùng

82.88 USD / bbl

-0.58 %

- -0.48

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

1.217.086 VNĐ / m3

1.76 USD / mmbtu

-2.63 %

- -0.05

Than đá

COAL

3.481.535 VNĐ / tấn

136.75 USD / mt

-0.91 %

- -1.25

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện năm 2024
11 giờ trước
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024.
Không phải các "ông trùm" dầu mỏ, đây mới là thị trường Việt Nam chi nhiều tiền nhất để mua xăng dầu, nhập khẩu tăng 500% chỉ trong 1 tháng
12 giờ trước
Việt Nam nhập khẩu lượng lớn xăng dầu từ quốc gia có giá xăng rẻ nhất Đông Nam Á.
Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Tăng gần 2% sau chuỗi ngày giảm sâu
13 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 24/4 trên thế giới đã tăng trở lại gần 2% so với phiên giao dịch hôm qua sau chuỗi ngày giảm kéo dài từ tuần trước.
Bất chấp Mỹ siết lệnh trừng phạt, quốc gia này vẫn tuyệt đối trung thành với dầu Nga: Nhập khẩu tăng vọt trong tháng 3, giá cực ưu đãi
14 giờ trước
Nga tiếp tục trở thành nguồn cung dầu lớn nhất cho quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới này.