KBSV: Thiếu vắng yếu tố nâng hạng thị trường khiến dòng vốn ngoại khó có thể cải thiện trong thời gian tới

11/04/2020 08:45
Trong bối cảnh khối ngoại đẩy mạnh bán ròng ở TTCK các nước mới nổi, bao gồm Việt Nam trước nỗi lo về dịch bệnh Covid-19 có thể đẩy kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái. Kỳ vọng về các đánh giá tích cực hơn của FTSE về triển vọng nâng hạng thị trường giúp kiềm chế hoạt động bán ròng của khối ngoại đã không xảy ra.

Mới đây FTSE Russell đã công bố đánh giá phân loại thị trường và theo kết quả, Việt Nam tiếp tục được giữ lại trong danh sách theo dõi đánh giá thị trường mới nổi loại 2 (Secondary Emerging).

Tại kỳ đánh giá này, FTSE Russell cho biết Việt Nam tiếp tục không đáp ứng tiêu chí chu kỳ thanh toán và đang bị đánh giá "Hạn chế" vì quy định thị trường chỉ chấp nhận giao dịch khi tài khoản có sẵn tiền. Ngoài ra, tiêu chí "Tỷ lệ các giao dịch thất bại hiếm" không được đánh giá vì FTSE Russell chưa đủ thông tin đánh giá.

Mới đây, CTCK KB Vietnam (KBSV) đã có đánh giá cập nhật những vướng mắc chưa được giải quyết trong quá trình nâng hạng của Việt Nam.

KBSV cho rằng cơ chế thanh toán bù trừ là rào cản đối với nâng hạng hiện tại của Việt Nam. Hiện tại, hoạt động thanh toán của Việt Nam nhìn chung vẫn dựa trên quy tắc phải có tiền trong tài khoản mới được giao dịch (pre-funding). Theo FTSE Russell, Việt Nam cần theo thông lệ quốc tế là thực hiện nhận cổ phiếu thì trả tiền (Delivery vs Payment - DvP), tức là chỉ cần kiểm tra số dư tiền vào ngày T+2 rồi thực hiện chuyển giao cổ phiếu và thanh toán, thay vì việc kiểm tra tài khoản và trừ tiền ngay tại thời điểm T+0 như hiện nay.

Việt Nam sẽ xử lý thận trọng trong vấn đề thanh toán

KBSV cho rằng cơ sở pháp lý của Việt Nam (theo thông tư 203/2015/TT-BTC) về cơ bản mang tới phương án giải quyết tạm thời cho NĐT tổ chức (có tài khoản tại ngân hàng lưu ký) chỉ cần có bảo lãnh thanh toán/xác nhận từ phía ngân hàng là có thể giao dịch ngay.

Dù vậy, trên thực tế, lợi ích từ phía ngân hàng còn hạn chế, khiến việc thực thi thông tư trên chưa hiệu quả. KBSV cho biết hiện một số CTCK đã chủ động tham gia cung cấp dịch vụ bảo lãnh/thanh toán với tổ chức nước ngoài.

Tuy nhiên, việc loại bỏ quy định T+2 có thể sẽ bị trì hoãn sang năm sau bởi những rủi ro liên quan tới thành viên của thị trường và mức độ tín chấp của NĐT. Cụ thể, thống kê của UBCK cho thấy vẫn còn có trường hợp các CTCK phải sửa lỗi sau giao dịch, xử lý lỗi, thậm chí, có trường hợp CTCK phải lùi thời hạn thanh toán hoặc loại bỏ thanh toán do kiểm soát không tốt ký quỹ của khách hàng. Bên cạnh đó, nếu bỏ quy định 100% tiền và chứng khoán tại thời điểm giao dịch, đến T+2 NĐT không có đủ tiền thì xử lý lệnh giao dịch đã khớp trước đó sẽ rất phức tạp.

Bởi vậy, việc triển khai giao dịch DvP sẽ chỉ được thực hiện khi đáp ứng được những điều kiện: (i) các thành viên thị trường xây dựng được quy trình quản trị rủi ro một cách nghiêm túc, chặt chẽ; (ii) cơ quan quản lý hoàn thiện hơn cơ chế giám sát và chế tài xử phạt các CTCK vi phạm; (iii) TTCK phát triển hơn và ý thức NĐT được nâng lên.

Thiếu vắng yếu tố nâng hạng thị trường khiến dòng vốn khối ngoại khó có thể cải thiện trong thời gian tới

Trong bối cảnh khối ngoại đẩy mạnh bán ròng ở TTCK các nước mới nổi, bao gồm Việt Nam trước nỗi lo về dịch bệnh Covid-19 có thể đẩy kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái. Kỳ vọng về các đánh giá tích cực hơn của FTSE về triển vọng nâng hạng thị trường giúp kiềm chế hoạt động bán ròng của khối ngoại đã không xảy ra.

Trong bối cảnh bất ổn hiện tại, cùng việc thiếu vắng các thông tin hỗ trợ trong nước (liên quan đến cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, IPO các doanh nghiệp lớn…), KBSV cho rằng áp lực bán ròng từ nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục duy trì trong thời gian tới.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
49 phút trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
6 phút trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
34 phút trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
2 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
3 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.