Kể chuyện 'độ lì' doanh nhân Việt trong một năm dị biệt

2020 với phép thử Covid-19 cho thấy sức chống chịu của kinh tế Việt Nam qua mỗi cú sốc. Đằng sau đó, không thể bỏ qua 'độ lì' của doanh nhân Việt khi chống chọi quyết liệt, không lùi bước và chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng mới.

2020 với phép thử Covid-19 cho thấy sức chống chịu của kinh tế Việt Nam qua mỗi cú sốc. Đằng sau đó, không thể bỏ qua 'độ lì' của doanh nhân Việt khi chống chọi quyết liệt, không lùi bước và chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng mới.

 

Dòng ngầm chảy ngược

Cuối 2020, FLC đưa vào vận hành FLC Grand Hotel Quy Nhon với quy mô 1.500 phòng với sức chứa lên tới 3.500 người, được xem là tổ hợp khách sạn 5 sao có quy mô lớn nhất tại Việt Nam. Đây thực sự là điều bất ngờ khi cả nước vẫn liên tục giật mình với những ca Covid-19 mới, du lịch dù đã khởi sắc nhưng vẫn ở mức thấp.

Khách sạn mới tiếp tục duy trì độ hot của Quy Nhơn và một chỉ dấu cho niềm tin hồi phục du lịch Việt Nam trong dài hạn.

Kể chuyện 'độ lì' doanh nhân Việt trong một năm dị biệt
Hàng không Việt Nam vượt qua thời khắc đen tối

Cũng với góc nhìn tích cực, ông Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse - chia sẻ: “Trong hai tháng đầu năm, chúng tôi choáng váng khi doanh số giảm 50%, nhưng 3 tháng cuối năm chúng tôi đã phục hồi mạnh mẽ. Tháng 11 - 12, chúng tôi tăng trưởng 20-30%. Lợi nhuận không sụt giảm nhờ tận dụng mua nguyên liệu giai đoạn sụt giảm giá mạnh còn nay giá đã tăng 30-40%”.

Và điều mà vị doanh nhân này nhận thấy là dù trong khó khăn nhưng nếu doanh nghiệp nào đón nhận được cơ hội thì đó là điều kiện rất tốt để gia tăng hiệu quả.

Bà Ngô Thị Anh Đào, Giám đốc Kinh doanh của Novo Việt Tiệp - Tập đoàn AMACCAO, cho biết: “Chúng tôi trải qua tháng 3 - 4 đóng băng vì dịch bệnh. Nhưng vượt lên những khó khăn, năm 2020, Novo Việt Tiệp vẫn tăng trưởng doanh thu 40%. Năm 2021, Novo Việt Tiệp đang ấp ủ nhiều dự định mới, với mục tiêu chinh phục các khách hàng mới, để những “ông chủ” vốn lâu nay quen nhập các sản phẩm van, ren đồng từ Trung Quốc sẽ thay đổi quan điểm khi thấy rằng hàng Việt Nam có nhiều lợi thế hơn”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hồng Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP SECOIN, cũng cảm thấy an tâm khi đã chuyển hướng kịp thời: tập trung cho thị trường trong nước, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển… Nhờ đó, năm 2020, doanh thu công ty vẫn tăng trưởng 10-15% so với 2019.

Nhìn lại 2020 đầy vất vả, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC không còn nói nhiều về khó khăn mà quan trọng hơn là tinh thần vượt khó của doanh nhân Việt Nam. “2020 là một năm đặc biệt thách thức. Nhưng 2020 cũng là năm cho thấy sức bật mạnh mẽ của Việt Nam: quả cảm, quyết liệt, không ngại khó, không ngại khổ, không lùi bước”, ông Quyết chia sẻ.

Nhớ lại đầu năm 2020, đặc biệt là những ngày giãn cách xã hội vào tháng 4/2020, hình ảnh những cảng hàng không vắng bóng người, hàng dài máy bay nằm lặng lẽ trên đường băng như trong “giấc ngủ đông” đã trở thành biểu tượng ám ảnh của nền kinh tế thời Covid-19. Một viễn cảnh ngành hàng không không thể gượng dậy đến rất gần.

Nhưng rồi tình hình cũng dần sáng sủa hơn cùng với những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh. Những chiếc máy bay sải cánh trên bầu trời, những cảng hàng không từng vắng hoe cũng được thổi thêm nhiều hơi ấm.

Kể chuyện 'độ lì' doanh nhân Việt trong một năm dị biệt

Ngay trong giai đoạn khó khăn, ngành hàng không vẫn không chỉ co cụm chống đỡ. Bamboo Airways của Việt Nam trở thành hãng bay gần như duy nhất trên thế giới vẫn tăng trưởng dương cả về số lượt hành khách, đường bay, đội bay, thị phần, đồng thời tiếp tục chuẩn bị nguồn lực để tăng tốc. Hãng bay mới Vietravel Airlines vẫn ra đời và cất cánh. Chính phủ đã phê duyệt và sẽ chính thức khởi công sân bay Long Thành vào ngày 5/1 tới. Tất cả đang chuẩn bị cho một giai đoạn tăng trưởng mới của Việt Nam.

Năm 2020, Bamboo Airways là hãng hàng không tư nhân đón và vận hành máy bay thân rộng hiện đại khai thác trên các chặng bay nội địa và chuẩn bị cho các đường bay quốc tế tới Đông Bắc Á, đường bay tầm xa tới châu Âu, châu Úc… và đặc biệt đã được cấp phép bay thẳng đến Mỹ để chuẩn bị cho chuyến xuyên đại dương trong năm mới. Hãng cũng gây bất ngờ khi phá thế độc quyền bay Côn Đảo trong suốt một thập kỷ qua, mở ra cơ hội phát triển mới cho hòn đảo vẫn được đánh giá cao trên bảng vàng du lịch quốc tế.

Từng trải qua những ngày “ăn không ngon, ngủ không yên” khi dịch bệnh bùng phát, ông Quyết cho rằng, việc “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế” có thể nói là nhiệm vụ khó khăn bậc nhất trong lịch sử cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng trong hoàn cảnh khó khăn ấy, nếu đặt mục tiêu lớn nhất là “phải sống” thì khả năng lớn nhất cũng chỉ có thể là “tồn tại”. Nhưng nếu đặt mục tiêu là “bứt phá” thì ngoài việc tồn tại còn có thể tạo ra những vận hội chưa từng có.

Tái cơ cấu cho thời kỳ tăng trưởng mới

Phục hồi sau những tháng ngày "đóng băng" vì dịch bệnh, bà Phạm Thị Kim Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Khoa học và Công nghệ Ngân Hà, nhớ lại: “Chúng tôi thấy choáng váng”.

Ngày ấy, doanh thu giảm, trả lương khó khăn nhưng nữ doanh nhân vẫn vững tay khi thấm lời của Thủ tướng “trong nguy có cơ” để soát xét lại hệ thống và quản trị nội bộ, đầu tư cho nghiên cứu phát triển để khi sóng gió dần qua, DN bắt đầu hồi phục.

Kể chuyện 'độ lì' doanh nhân Việt trong một năm dị biệt
Nhiều doanh nghiệp hồi phục sau những tháng này "đóng băng" vì dịch bệnh.

Trên tinh thần này, ông chủ FLC cũng cho biết đang thực hiện tái cấu trúc quyết liệt. Đầu tiên là ưu tiên xử lý từ bên trong, lấy chính những giá trị nội lực cốt lõi của mình để làm điểm tựa rồi từ đó mới hướng ra bên ngoài để tìm “cơ” trong “nguy”. Mục tiêu là xốc lại hệ thống, củng cố đội ngũ, tinh thần… chuẩn bị sẵn sàng để bật dậy sau đại dịch.

Câu chuyện hồi phục sau đại dịch của các DN cho thấy sức sống mạnh mẽ của những động lực trực tiếp tạo ra tăng trưởng cho đất nước. Hàng vạn doanh nghiệp, triệu triệu người dân đã đồng hành cùng Chính phủ trong một chặng đường đầy gian nan.

Dịch bệnh Covid-19 giống như một phép thử liều cao cho sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam. Con đường phát triển còn phải trải qua nhiều bước ngoặt, nhiều khúc quanh tưởng chừng không thể vượt qua. Nhưng phần thưởng xứng đáng sẽ đến cho những người “vững niềm tin, bền ý chí”, như cách hàng triệu người dân, hàng vạn doanh nghiệp đã ứng phó và đương đầu trong suốt cả năm qua.

Và theo ông Quyết, tinh thần này có lẽ đã bắt nguồn từ một lịch sử đầy sóng gió, đúng như Thủ tướng đã nói: vắc-xin có sẵn của Việt Nam là tinh thần kiên cường, càng khó khăn càng mạnh mẽ càng tiến lên.

Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với địa phương ngày 28/12/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Năm 2020, dưới tác động của Covid-19, trong khi nhiều nước trong khu vực và trên thế giới rơi vào suy thoái, Việt Nam chúng ta là quốc gia hiếm hoi duy trì được tăng trưởng dương. Dịch bệnh trong nước được kiểm soát vững chắc, giảm thiểu số người chết và những thiệt hại về kinh tế; an sinh xã hội được bảo đảm… Đến thời điểm này, có thể khẳng định chúng ta đã đạt được "mục tiêu kép" trong phòng chống dịch Covid-19 và duy trì tăng trưởng kinh tế.

Thủ tướng cũng nhắc đến những lúc khó khăn nhất, gai góc nhất là những dịp bản sắc của tinh thần dân tộc ta lại trỗi dây, đó chính là sự đoàn kết, “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.

Lương Bằng

Tin mới

Lý do Việt Nam có thể nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới
9 giờ trước
Việt Nam từ lâu được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thế nhưng, theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam lại có thể trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai toàn cầu trong thời gian tới.
Khan hàng loại quả xuất khẩu tỉ USD, giá tăng mạnh
9 giờ trước
Đơn hàng xuất khẩu dồn dập nhưng một số doanh nghiệp phản ánh khó mua quả dừa tươi do khan hiếm nguồn cung.
Quốc gia đông dân thứ 4 thế giới nuôi tham vọng vượt mặt Việt Nam ở một 'mỏ vàng' tỷ USD, sản lượng 700.000 tấn mỗi năm có đủ sức?
8 giờ trước
Indonesia đang hướng tới mục tiêu chiếm vị trí thứ 2 thế giới của Việt Nam về sản lượng cà phê.
Top 10 ô tô 'đắt khách' nhất tháng 4/2025: VinFast áp đảo ngoạn mục, Xpander suýt 'bay màu'
7 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục được dẫn dắt bởi bộ 3 xe điện nhà VinFast gồm VF 5, VF 3 và VF 6. Trong khi đó, nhóm xe động cơ đốt trong lại có nhiều sự xáo trộn.
Phân khúc SUV cỡ C đua giảm giá giành thị phần
6 giờ trước
Trong khi Honda CR-V hay Ford Territory ngày càng giảm giá mạnh, Mazda CX-5 vẫn đang là mẫu xe bán chạy nhất phân khúc SUV cỡ C tính từ đầu năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia xe quốc tế hội tụ tại sự kiện "Thử & Tin – Chinh phục VF 8"
5 giờ trước
Sự kiện "Thử & Tin – Chinh phục VF 8" do VinFast tổ chức ngày 17-18/5 tại TP.HCM không chỉ là dịp để người dùng trong nước trực tiếp lái thử mẫu SUV điện, mà còn là cơ hội hiếm hoi để giao lưu cùng loạt tên tuổi nổi bật trong ngành xe Đông Nam Á.
Mỹ phẩm do công ty chồng Đoàn Di Băng phân phối tiếp tục bị thu hồi
10 giờ trước
Theo Cục Quản lý dược, kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body bị yêu cầu thu hồi toàn quốc do ghi nhãn SPF 50 nhưng kiểm nghiệm chỉ đạt SPF 2,4.
Đại diện đoàn xe doanh nhân lên tiếng sau vụ chặn quốc lộ 20 để ‘mở đường’
05/05/2025 10:57
Trưởng ban tổ chức Caravan thiện nguyện 2030 xin lỗi sau hành động dùng 2 ô tô chặn quốc lộ 20 "mở đường" cho đoàn xe. Người này cho biết, đó chỉ là hành động bột phát, nôn nóng của một số thành viên.
Toyota Camry 2026 bổ sung phiên bản bóng đêm huyền bí: 'Xe doanh nhân' nay cá tính hơn từ ngoài vào trong, động cơ không đổi
03/05/2025 11:21
Vẫn giữ nguyên giá trị cốt lõi, Toyota Camry Nightshade 2026 hứa hẹn mang đến một diện mạo mới đầy phong cách và cá tính.