Khi đối thủ gặp khủng hoảng truyền thông và cách ACB dặn nhân viên không ‘đổ thêm dầu vào lửa’

05/03/2018 11:38
(NDH) Khi đối thủ gặp thông tin tiêu cực, có ngân hàng chọn cách đứng ngoài cuộc quan sát nhưng cũng không ít nhà băng tận dụng cơ hội để PR cho doanh nghiệp.

Những ngày gần đây, dư luận xôn xao về việc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) tăng một số phí dịch vụ từ ngày 1/3. Bên cạnh ý kiến ủng hộ ngân hàng điều chỉnh phí để nâng cao chất lượng, nhiều người dùng cũng lên tiếng chỉ trích VCB – thậm chí đòi ‘tẩy chay’ nhà băng này.

Trong bối cảnh đó, một vài ngân hàng đã ‘nhanh chân’ tận dụng cơ hội để ‘dìm’ đối thủ bằng cách mạnh tay quảng cáo các dịch vụ miễn phí của mình. Trong số hàng loạt những bình luận tiêu cực về VCB trên diễn đàn và mạng xã hội, không ít ý kiến xuất phát từ nhân viên các ngân hàng bạn. Khoan bàn đến chuyện VCB đúng hay sai nhưng động thái trên rõ ràng đã ‘đổ thêm dầu’ vào ‘ngọn lửa’ tức giận của người tiêu dùng vốn đã bùng cháy.

Về lợi ích trước mắt, ‘chiêu’ này có thể giúp các nhà băng giành thêm thị phần từ VCB. Nhưng liệu đây có thật sự là chiến lược kinh doanh hiệu quả?

Khi ngân hàng đối thủ gặp khủng hoảng truyền thông: Có nên ‘đổ thêm dầu vào lửa’?. Ảnh minh họa

Tháng 8/2016, khi một ngân hàng có tiếng tại Việt Nam gặp phải cuộc khủng hoảng truyền thông khá nghiêm trọng, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) ngay lập tức gửi đi thông điệp rõ ràng trong nội bộ nhà băng. Trong đó, ACB đề nghị nhân viên không chia sẻ hay bình luận về sự cố của đối thủ. “Đừng bị dẫn dắt”; “Đừng tạo thêm một cuộc khủng hoảng khác”; “Hiểu và tôn trọng nỗ lực của người khác” là 3 điểm chính trong thông điệp mà ACB phát đi.

“Hãy là người quan sát, đừng làm người phán xét đúng sai, hoặc là người tư vấn giải quyết vì đó không phải là việc của chúng ta. Đó là việc của những bên liên quan và những cơ quan có trách nhiệm. Bạn có thể bị cuốn vào luồng thông tin đang dẫn dắt chính mình nhưng hãy tỉnh táo vì đôi khi ‘sự việc thấy vậy mà không phải vậy”, văn bản của ACB nhấn mạnh.

Hơn ai hết, với một ngân hàng từng rơi vào khủng hoảng như ACB, khi các lãnh đạo chủ chốt bị truy tố và rơi vào tù tội, nhà băng này hiểu rõ việc xử lý một cuộc khủng hoảng khó khăn như thế nào và những thông tin tiêu cực không rõ đúng sai từ dư luận có thể gây hậu quả nghiêm trọng ra sao.

Trên thực tế, VCB hay ACB đều là một đại diện của ngành ngân hàng tại Việt Nam. Khi một doanh nghiệp gặp sự cố hay khiến khách hàng mất lòng tin, những doanh nghiệp cùng ngành cũng khó tránh khỏi sự ‘săm soi’ của dư luận. Thậm chí từ cuộc khủng hoảng của 1,2 công ty có thể kéo theo sự đi xuống của cả ngành kinh doanh.

Đơn cử, vụ việc khách hàng Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank) báo mất 245 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm khiến nhiều người lật lại hàng loạt vụ việc tương tự tại các nhà băng khác. Sự cố không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của Eximbank mà còn đẩy niềm tin của khách hàng đối với sự an toàn của các ngân hàng sụt giảm nghiêm trọng. Nhiều người dân lo lắng về ‘số phận’ những cuốn sổ tiết kiệm của mình và cân nhắc chuyển sang những kênh đầu tư khác.

Vụ việc 'bốc hơi' tiền tiết kiệm tại một số ngân hàng khiến nhiều khách hàng mất niềm tin với cả các nhà băng khác

Đây không chỉ là câu chuyện riêng trong lĩnh vực ngân hàng mà là vấn đề chung của tất cả các các ngành công nghiệp. Cú sảy chân của Tân Hiệp Phát năm 2015 do ‘sự cố con ruồi’ từng được coi là cơ hội để URC Việt Nam bứt phá trên thị trường nước giải khát, đặc biệt ở mảng trà xanh đóng chai. Chỉ trong một thời gian ngắn, URC đã rút ngắn đáng kể khoảng cách về thị phần với ‘ông lớn’ trong ngành.

Tuy nhiên, chẳng bao lâu, hãng này cũng dính phải bê bối liên quan đến việc 2 sản phẩm trà xanh C2 và nước tăng lực Rồng Đỏ có hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn cho phép. Chất lượng các loại đồ uống đóng chai cũng trở thành câu hỏi lớn với người tiêu dùng.

Theo lẽ thường, khi đối thủ sa cơ, việc bạn thấy vui mừng là điều không khó hiểu. Chọn cách ‘đổ thêm dầu vào lửa’ hay đứng ngoài cuộc tùy thuộc vào chiến lược của từng doanh nghiệp. Nhưng cơ hội thường đi kèm với rủi ro, giống như câu kết trong thông điệp năm 2016 của ACB, “Không ai nói trước được điều gì, hôm nay sự cố xảy ra với một ai đó nhưng hôm sau có thể xảy ra với chính bạn”.

Tin mới

Phụ phẩm cá Việt Nam “lên đời”: Bứt phá kỷ lục, thu trăm triệu USD khi ngành thủy sản gặp khó
9 giờ trước
Tận dụng phế phẩm từ cá, nhiều sản phẩm tưởng chừng bình thường đang trở thành “điểm sáng” trong ngành thủy sản Việt Nam.
Vì sao giá vật liệu xây dựng tăng đột biến?
8 giờ trước
57,2% số doanh nghiệp được khảo sát cho biết giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao đã ảnh hưởng mạnh tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xuất khẩu sầu riêng lao dốc, nhập từ Thái Lan và Malaysia tăng đột biến
8 giờ trước
Sầu riêng - loại trái cây vốn là thế mạnh của Việt Nam từng mang về hàng tỷ USD mỗi năm - đang rơi vào nghịch lý chưa từng thấy. Trong khi xuất khẩu sầu riêng giảm sâu suốt 5 tháng liền, doanh nghiệp lại chi mạnh đột biến để nhập khẩu chính loại trái cây này từ Thái Lan và Malaysia.
Kiểm chứng cà phê khoai mỡ mới ra mắt của Starbucks: Có thật sự ngon hay lại là một kết hợp gây tranh cãi?
5 giờ trước
Vừa ra mắt không lâu, cà phê khoai mỡ của Starbucks đã khiến dân tình xôn xao: màu sắc bắt mắt, kết hợp mới lạ nhưng hương vị liệu có xứng đáng?
Yêu cầu rà soát hoá đơn tiền điện tăng bất thường
7 giờ trước
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) yêu cầu các tổng công ty điện lực chỉ đạo công ty điện lực, nghiêm túc rà soát các trường hợp khách hàng có sản lượng điện năng hoặc số tiền thanh toán tăng bất thường trong kỳ trả tiền điện tháng 6.

Tin cùng chuyên mục

Công ty của ông Phạm Nhật Minh Hoàng bán VinFast VF 8 đã qua sử dụng, giá từ 700 triệu đồng
14 giờ trước
Toàn bộ xe VF 8 được phân phối trong đợt này đều trải qua quy trình kiểm định 139 bước tại nhà máy VinFast.
Toyota thống trị Top 10 xe bán chạy nhất thế giới, có mẫu giảm giá gần 70 triệu đồng trong tháng 7
18 giờ trước
Hàng loạt mẫu xe ăn khách của Toyota đồng loạt giảm giá lăn bánh trong tháng 7/2025.
Giá hàng nghìn mẫu điện thoại, tivi, tủ lạnh... đồng loạt 'hạ nhiệt' tại Thế Giới Di Động sau 1 đêm
2 ngày trước
Ngay từ ngày 1/7, toàn bộ hệ thống gần 3.000 cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh trên toàn quốc đã đồng loạt cập nhật giá bán mới cho hàng chục nghìn sản phẩm, áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng (VAT) mới là 8% theo quy định.
Sản phẩm bảo hiểm thế hệ mới của FWD, tự động gia tăng quyền lợi bảo vệ mỗi năm
2 ngày trước
Ngày 02/07/2025, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam chính thức ra mắt sản phẩm bảo hiểm liên kết chung FWD Bảo vệ gia tăng - sản phẩm thế hệ mới tuân thủ các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm mới.