Không để “bê tông hóa” Phú Quốc

03/02/2021 13:33
Theo các chuyên gia, việc quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch phải làm sao để đảo Ngọc Phú Quốc thêm “sáng”, hài hòa lợi ích và vì mục tiêu phát triển bền vững.

Quy hoạch xây dựng đảo Phú Quốc, Kiên Giang đến năm 2030 vừa được Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng phê duyệt theo hướng tăng hàng trăm ha đất ở, tăng dân số, đồng thời giảm diện tích đất rừng phòng hộ, đất trồng cây xanh, công cộng.

Không để “bê tông hóa” Phú Quốc - Ảnh 1.

Tốc độ đô thị hóa nhanh đang đặt thành phố Phú Quốc trước bài toán làm sao hài hòa các mục tiêu phát triển

Cụ thể, trong báo cáo thẩm định điều chỉnh quy hoạch xây dựng đảo Phú Quốc, Kiên Giang đến năm 2030 vừa được Bộ Xây dựng gửi Thủ tướng cho thấy 8 khu vực quy hoạch trên đảo sẽ được điều chỉnh với tổng diện tích 674ha. Trong đó, đáng lưu ý đất ở điều chỉnh tăng 168ha, đất tái định cư tăng 54ha, đất công trình công cộng giảm 23ha, đất giao thông tăng 6,7ha, đất du lịch hỗn hợp giảm 178ha, đất nông nghiệp giảm 129ha, đất rừng phòng hộ giảm 71,9ha...

Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng được xem là cần thiết trong bối cảnh Phú Quốc vừa chính thức được "nâng cấp" lên thành thành phố Đảo đầu tiên của cả nước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phải làm sao để đảo Ngọc Phú Quốc thêm "sáng", hài hòa lợi ích và vì mục tiêu phát triển bền vững tránh việc chạy theo những mục tiêu ngắn hạn về thu hút đầu tư mà làm mất đi những nét đặc trưng vốn là bản sắc, giá trị tạo nên lợi thế so sánh.

Đối với định hướng quy hoạch và phát triển của Phú Quốc, từ khá sớm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh việc để phát triển du lịch bền vững, cần giữ môi trường tự nhiên và xã hội an bình nơi đây và phải thực hiện tốt quy hoạch, không được "bê tông hóa" Phú Quốc tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Kiên Giang vào tháng 7/2019.

Không để “bê tông hóa” Phú Quốc - Ảnh 2.

Việc trung tâm thành phố Phú Quốc bị úng ngập đặt ra câu hỏi về sự đồng bộ quy hoạch đô thị

Nhìn lại bức tranh phát triển "nóng" tại Phú Quốc thời gian qua khi có hàng trăm dự án khiến phần lớn bờ biển khu vực trung tâm đã bị các nhà hàng, khách sạn lấn chiếm hoặc xây dựng kiên cố với chiều cao che lấp toàn bộ không gian biển. Như tại tuyến đường Trần Hưng Đạo gần như đã bị bê tông hóa dọc hai bên, vỉa hè cho người đi bộ hầu như bị lấn chiếm gần hết, nhiều dòng suối thoát nước bị san lấp để có mặt bằng kinh doanh quán nhậu, làm nơi chứa phế liệu.

Như vậy, để thực hiện được quy hoạch điều chỉnh xây dựng đảo Phú Quốc, Kiên Giang đến năm 2030 theo hướng vừa được Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng phê duyệt cũng đồng nghĩa với việc thành phố Phú Quốc sẽ phải tìm lời giải cho bài toán đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng đặt ra tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Kiên Giang vào tháng 7/2019 là việc thành phố cũng nên tập trung vào những lợi thế so sánh cốt lõi là tài nguyên biển và tài nguyên sinh thái. Cần phát triển chuỗi giá trị du lịch bao gồm những ngành kinh tế liên quan để các ngành đó không mâu thuẫn với phát triển du lịch, giữ được vẻ đẹp tự nhiên, cảnh quan môi trường và bảo tồn được các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương Phú Quốc.

Đối với việc lập quy hoạch cũng như xem xét điều chỉnh quy hoạch của các địa phương, trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhận định các địa phương cần xuất phát thực tiễn của địa phương mình, căn cứ vào Quy chế quản lý kiến trúc để rà soát quy hoạch theo định hướng vừa xây dựng quy hoạch mới, vừa điều chỉnh quy hoạch cũ.

Cũng theo ông Nghiêm có quy hoạch tốt chỉ là bước đầu, việc đưa được quy hoạch vào thực tế của các địa phương mới là quan trọng. Dẫn câu chuyện "vỡ quy hoạch" của thị trấn Tam Đảo (Vĩnh Phúc), TS. Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh việc điều chỉnh quy hoạch phải luôn tâm niệm việc tôn trọng cảnh quan thiên nhiên là để gìn giữ, bảo vệ cho thế hệ sau cùng được hưởng và phát triển, chứ không phải vì lợi ích trước mắt.

Tin mới

Top 10 mẫu xe hiếm và đắt nhất thế giới năm 2025
29 phút trước
Dưới đây là top 10 mẫu ô tô được sản xuất giới hạn có giá đắt đỏ nhất thế giới năm 2025, bao gồm nhiều siêu phẩm đến từ Bugatti, Pagani, Ferrari, Mercedes-Benz và Rolls-Royce.
Lincoln Limousine hiếm bán lại giá 1,2 tỷ: Giá ngang Camry mới, dài gần gấp đôi C-Class, có ghế sofa, quầy bar 'sang chảnh'
2 giờ trước
Chiếc Lincoln Town Car Limousine đời 2006 sở hữu nội thất xa hoa, từng được ví như “chuyên cơ mặt đất”, phù hợp cho người mê sưu tầm hoặc làm dịch vụ cao cấp.
Mẫu xe tay ga khủng này của nhà Honda được trang bị cốp 22 lít và mạnh gập 3,5 lần Honda SH 160i
2 giờ trước
Mẫu xe này được ra mắt vào ngày 15/1 tại thị trường Trung Quốc với mức giá 129.800 nhân dân tệ (khoảng 464 triệu đồng).
Choáng với lượng khách du lịch "cực khủng" đổ về Thanh Hóa dịp lễ 30-4 và 1-5
2 giờ trước
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, các điểm du lịch ở Thanh Hóa đón lượng khách du lịch "cực khủng", tổng thu đạt hơn 4.170 tỉ đồng
Xác minh nhà bè ở Nha Trang 'chặt chém' 3,5 triệu đồng/kg cá bò hòm
2 giờ trước
Chủ nhà bè hải sản ở Nha Trang bị du khách tố bán 1kg cá bò hòm với giá 3,5 triệu đồng. Hiện UBND TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đang kiểm tra, xác minh để xử lý.

Tin cùng chuyên mục

Toyota Innova thêm bản mới: Thiết kế thể thao hơn, thêm trang bị, vẫn máy hybrid, có ADAS, sản xuất giới hạn
5 giờ trước
Phiên bản Đặc biệt của Toyota Innova sở hữu diện mạo ngoại thất và nội thất hai tông màu mới.
Khách nước ngoài thắc mắc mãi về xe diễu binh ở Việt Nam, chuyên trang xe của Mỹ giải đáp có chính xác?
1 ngày trước
Một chuyên trang xe của Mỹ đã giải đáp về chiếc xe mui trần trong lễ diễu binh vừa diễn ra.
'Cú đấm’ ở phân khúc xe dịch vụ và cách VinFast xây chắc vị thế số 1 thị trường
1 ngày trước
Thu về 45.000 đơn đặt hàng cho 4 mẫu xe điện dành riêng cho nhóm khách hàng dịch vụ, VinFast đã mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu cũng như định hình lại cuộc chơi trong ngành vận tải đô thị.
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
2 ngày trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.