Khủng hoảng năng lượng "giáng đòn" mạnh vào nền kinh tế lớn nhất châu Âu: Đức cảnh báo tình trạng xấu

21/11/2022 09:33
Đức cảnh báo về tình trạng thiếu dầu cục bộ khi lệnh cấm khí đốt của Nga sắp có hiệu lực trên toàn EU.

Cảnh báo của Đức

Financial Times nhận định, đây là một dấu hiệu mới nhất cho thấy sự gián đoạn mà cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu gây ra đang tàn phá nền kinh tế lớn nhất lục địa.

Bộ Kinh tế Đức đã đưa ra lời cảnh báo khi trả lời cho các câu hỏi của nhóm nghị sĩ bảo thủ về vấn đề an ninh năng lượng ở Đông Đức, nơi có 2 nhà máy lọc dầu lớn phụ thuộc nhiều vào dầu thô của Nga. Đức, quốc gia đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc cạnh tranh với Điện Kremlin vì phụ thuộc vào khí đốt và dầu mỏ của Nga, sẽ cùng một số quốc gia khác ngừng nhập khẩu dầu thô bằng đường ống từ ngày 5/12.

Khủng hoảng năng lượng giáng đòn mạnh vào nền kinh tế lớn nhất châu Âu: Đức cảnh báo tình trạng xấu - Ảnh 1.

Schwedt - một trong những nhà máy lớn nói trên - là nhà cung cấp xăng dầu diesel, dầu hỏa và nhiên liệu chính cho nền kinh tế khu vực, phục vụ những người tiêu dùng lớn tại địa phương như sân bay quốc tế Berlin.

Trong phản hồi của mình, chính phủ Đức đã nêu chi tiết những nỗ lực nhằm đa dạng hóa Schwedt khỏi việc nhập khẩu dầu của Nga. Tuy nhiên, Đức cũng thừa nhận rằng lệnh cấm vận có thể gây ra vấn đề cho nền kinh tế phía đông nước Đức.

"Tùy thuộc vào tình hình, không thể loại trừ tình trạng thiếu nguồn cung cục bộ tạm thời và tăng giá khí đốt," các bộ trưởng cho biết.

Phản hồi của Đức so sánh tình trạng này với tình trạng ở miền nam nước Đức trong mùa hè khi nhiệt độ đột ngột tăng khiến mực nước trên sông Rhine giảm mạnh, làm gián đoạn hoạt động vận chuyển và đẩy chi phí vận chuyển trên tuyến đường thủy thương mại quan trọng của châu Âu.

Nguồn cung thay thế

Các biện pháp trừng phạt của EU đối với xuất khẩu dầu mỏ của Nga bằng đường biển có hiệu lực vào 5/12 và là một phần quan trọng trong nỗ lực của khối nhằm gây ảnh hưởng tới Nga.

Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc đã đàm phán miễn trừ tạm thời khỏi lệnh cấm, với lý do họ thiếu các lựa chọn thay thế dầu mỏ của Nga. Cả ba đều phụ thuộc rất nhiều vào đường ống Druzhba chạy trực tiếp từ Nga.

Vào tháng 9, chính phủ đã có những động thái quyết liệt khi giành quyền kiểm soát Schwedt từ chủ sở hữu của nó là tập đoàn dầu mỏ khổng lồ của Nga Rosneft.

Bộ cho biết đối với các nhà máy lọc dầu PCK Schwedt và TRM Leuna, dầu được cung cấp qua đường ống Druzbha, việc thay thế các nguồn cung cấp khác là “thách thức nhưng có thể kiểm soát được”, đồng thời cho biết thêm rằng chi phí vận chuyển khí đốt sẽ tăng lên.

Đức cho biết, Schwedt hiện đang cố gắng đảm bảo nguồn cung cấp thay thế thông qua hai đường ống khác nhau – một chạy từ cảng Rostock của Đức ở Biển Baltic và một từ cảng Gdansk của Ba Lan.

Đường ống Rostock-Schwedt “đang và vẫn là một trụ cột quan trọng trong việc cung cấp dầu thô không phải của Nga cho [nhà máy lọc dầu Schwedt]”. Đường ống này hiện có thể bơm 5-6,8 triệu tấn dầu mỗi năm cho nhà máy Schwedt nhưng việc nâng cấp đường ống dự định sắp diễn ra sẽ nâng công suất của nó lên khoảng 9 triệu tấn mỗi năm.

Hồi tháng 9 chính phủ đã công bố rằng họ sẽ cung cấp 400 triệu euro để tài trợ cho việc nâng cấp nhà máy.

Tin mới

Hải Dương đón sóng đầu tư, bất động sản tăng nhiệt
4 giờ trước
Trong bối cảnh tái cấu trúc địa giới hành chính, Hải Dương đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ từ một tỉnh lẻ thành một siêu tỉnh công nghiệp mới phía Bắc. Đón đầu xu hướng sáp nhập và nâng cấp đô thị, dòng vốn đầu tư đổ về khu vực này đang tạo nên cơn sóng mới cho thị trường bất động sản.
Giá siêu thực phẩm 'ngon bổ rẻ' của Việt Nam bất ngờ chạm đáy 2 năm - Đơn hàng từ Mỹ và EU đều chững lại
4 giờ trước
Xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đều "hụt hơi" tại các thị trường chính.
Anh: Phát hiện nồng độ thuốc trừ sâu cực cao trong băng vệ sinh, gấp 40 lần quy định
8 giờ trước
Glyphosate – một loại thuốc trừ sâu đã được phát hiện trong các sản phẩm dùng cho kỳ kinh nguyệt (trong đó có băng vệ sinh) -  với nồng độ cực cao.
2 siêu tập đoàn dầu mỏ 'từ mặt', đưa nhau ra trọng tài quốc tế vì một dự án 11 tỷ thùng dầu - Wood Mackenzie lý giải: 'cái gì cũng có lý do cả'
9 giờ trước
Dự án này hấp dẫn đến đâu mà Exxon và Chevron tranh cãi nảy lửa đến mức không thể tự thu xếp.
Ngỡ ngàng với các nhân vật tiếp tay hàng giả
10 giờ trước
Việc hoa hậu, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội và kể cả cựu Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm lại "chung sức" cùng hàng giả khiến dư luận không khỏi ngỡ ngàng.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều tài xế công nghệ ngại mua xe điện Trung Quốc vì không có trạm sạc
1 ngày trước
Thiếu hạ tầng trạm sạc và chi phí chuyển đổi cao khiến nhiều tài xế xe công nghệ chưa mặn mà với xe điện đến từ Trung Quốc.
Sun Life Việt Nam tăng vốn điều lệ lên 18.434 tỷ đồng
1 ngày trước
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam chính thức được Bộ Tài chính chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 17.944 tỷ đồng lên 18.434 tỷ đồng, theo Giấy phép điều chỉnh số 68/GPĐC15/KDBH.
Một quốc gia vượt Nhật Bản thành 'chủ nợ' lớn nhất thế giới - Không phải Trung Quốc, càng không phải Mỹ
1 ngày trước
Đây là lần đầu tiên sau 34 năm Nhật Bản bị tước mất ngôi vị này.
Tổng thống Donald Trump: 'Mỹ muốn sản xuất những thứ lớn lao chứ không phải giày thể thao hay áo phông' - Cơ hội lớn cho Việt Nam với 2 ngành hàng tỷ đô?
2 ngày trước
Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở 2 mặt hàng chủ lực này.