Khủng hoảng thiếu container ngày một tồi tệ khiến chi phí vận tải hàng hóa quốc tế tăng vọt như thế nào?

25/01/2021 14:53
Nhiều chuyên gia ngành vận tải cho biết nhiều doanh nghiệp đang phải tuyệt vọng chờ nhiều tuần và phải trả giá cao hơn mới có được container chở hàng, chi phí vận tải hàng hóa vì vậy tăng vọt.

Cuộc khủng hoảng thiếu container đang khiến cho chi phí vận tải hàng hóa tăng chóng mặt và hoạt động vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc bị chậm trễ.

Đại dịch Covid-19 và tình trạng kinh tế toàn cầu phục hồi không bền vững đã khiến cho vấn đề này phát sinh khắp châu Á, cùng lúc đó, dù châu Á đã phần nào giải quyết được đại dịch nhưng nhiều phần khác của thế giới vẫn còn vô cùng chật vật. Nhiều chuyên gia ngành vận tải cho biết nhiều doanh nghiệp đang phải tuyệt vọng chờ nhiều tuần và phải trả giá cao hơn mới có được container chở hàng, chi phí vận tải hàng hóa vì vậy tăng vọt.

Tình trạng này ảnh hưởng đến tất cả những bên nào cần mua hàng từ Trung Quốc, đặc biệt những công ty thương mại điện tử và người tiêu dùng, nhóm đối tượng sẽ phải chịu tác động nặng nề từ việc chi phí hàng hóa tăng cao.

Trong tháng 12/2020, chi phí vận chuyển hàng hóa từ châu Á sang Bắc Âu đã tăng đến 264% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu của quản lý rủi ro tại công ty quản lý chuỗi cung ứng Resilience36, ông Mirko Woitzik. Đối với tuyến vận tải từ châu Á sang bờ Tây của nước Mỹ, chi phí hiện đã tăng 145% so với cùng kỳ.

So với mức đáy vào tháng 3/2020, giá vận tải từ Trung Quốc sang Mỹ và châu Âu đã tăng đến 300%, giám đốc điều hành của công ty vận tải Redwood Logistics, ông Mark Yeager. Ông cho biết rằng chi phí vận tải giao ngay hiện đã tăng lên mức 6.000USD/container so với giá thông thường khoảng 1.200USD/container.

Ngay cả giá vận tải từ Mỹ cũng tăng lên, dù rằng không cao như vậy, theo Yeager.

"Lý do cho điều này chính là người Trung Quốc quá sốt sắng trong việc thu hồi container rỗng về, và các nhà xuất khẩu Mỹ rất khó để kiếm được container rỗng. Cứ 4 container từ Mỹ quay trở về châu Á có đến 3 container rỗng", ông Mark Yeager lý giải.

Trên thực tế, tình trạng thiếu container tại châu Á cũng đang dẫn đến cuộc khủng hoảng tương tự tại nhiều nước châu Âu, ví như Đức, Áo hay Hungary, nhiều hãng vận tải điều hướng container sang phương Đông càng nhanh càng tốt.

Thặng dư thương mại càng khiến cho tình trạng thiếu container trở nên tồi tệ hơn nữa. Có một số nguyên nhân bắt nguồn từ đại dịch Covid-19 đang gây ra tình trạng này.

Thứ nhất, Trung Quốc đang gửi nhiều hàng xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu hơn chiều ngược lại. Kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh hơn bởi virus corona được kiềm chết tốt bên trong biên giới tính đến quý 2 của năm 2020. Kết quả, container mắc kẹt tại phương Tây trong khi châu Á đang cực kỳ cần chúng.

"Dựa trên thực tế đang diễn ra, thặng dư thương mại tại Trung Quốc đang rất lớn, cứ 3 container đi mới có 1 container quay về", ông Mark Yeager phân tích.

Ngoài ra, tình trạng thiếu container trở nên tồi tệ hơn khi mà số lượng đơn đặt hàng container mới đã bị hủy rất nhiều trong khoảng thời gian nửa đầu năm 2020 khi mà phần lớn thế giới đang trong tình trạng bị phong tỏa, ông Alan Ng, trưởng bộ phận phân tích giao thông – vận tải tại PWV, chỉ ra.

Tốc độ và mức độ phục hồi của ngành vận tải đã khiến rất nhiều người ngạc nhiên. Khối lượng giao dịch thương mại phục hồi nhanh đến nỗi phần lớn các tuyến vận tải lớn cần phải bổ sung công suất để có thể giải quyết được tình trạng thiếu container, cũng theo ông Alan Ng.

Tình trạng thiếu container cũng trở nên tồi tệ hơn khi mà công suất vận chuyển hàng bằng máy bay chịu hạn chế. Một số loại mặt hàng giá trị cao thông thường được vận chuyển bằng được hàng không ví như iPhone giờ đây phải vận chuyển bằng container trên tuyến đường biển, theo Yeager. Hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đã giảm đáng kể do virus corona và các biện pháp hạn chế đi lại.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
6 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
8 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
13 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
1 ngày trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
1 ngày trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.