Kiểm toán Nhà nước đề nghị Bia Hà Nội tăng nộp ngân sách 1.847 tỷ đồng

06/05/2018 14:07
Nhiều khoản chi phí không hợp lý của Habeco đã bị Kiểm toán Nhà nước chỉ ra. Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,... là những khoản mà Bia Hà Nội bị đề nghị tăng nộp vào ngân sách nhà nước.

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã kiến nghị Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) tăng nộp vào ngân sách nhà nước 1.847 tỷ đồng. Đây là con số được đưa ra sau khi tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2016 của Habeco và các đơn vị thành viên.

Số tiền 1.847 tỷ đồng bao gồm: gần 4,5 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng; hơn 441 tỷ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt; hơn 9 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp; 381 triệu đồng thuế thu nhập cá nhân và gần 1.392 tỷ đồng các khoản phải nộp khác.

Bên cạnh các khoản tăng nộp, Habeco cũng được kiến nghị giảm các khoản phải thu ngân sách nhà nước gần 5,8 tỷ đồng.

Kiểm toán Nhà nước đề nghị Bia Hà Nội tăng nộp ngân sách 1.847 tỷ đồng - Ảnh 1.

Theo kết quả kiểm toán, doanh thu bán hàng năm 2016 của Công ty mẹ đạt gần 7.676 tỷ đồng, tăng 12,3% (tương đương 844 tỷ đồng) so với năm 2015. Trong đó, doanh thu từ việc bán 525,9 triệu lít bia là 6.629 tỷ đồng, doanh thu từ bán vật tư, nguyên liệu là 1.037 tỷ đồng, doanh thu từ kinh doanh khác hơn 9,5 tỷ đồng.

Nguồn vốn chủ sở hữu của Habeco tại thời điểm 31/12/2016 có giá trị gần 4.266 tỷ đồng, bao gồm: Vốn góp của chủ sở hữu là 2.318 tỷ đồng (54,3%); Quỹ đầu tư phát triển là 840 tỷ đồng (19,7%), còn lại là các khoản khác như lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, lợi ích của cổ đông không kiểm soát,…

Các khoản chi chưa được quản lý chặt chẽ

79,6% chi phí bán hàng năm 2016 tập trung tại Công ty mẹ (gần 586 tỷ đồng) và Công ty TNHH MTV Thương mại Habeco (359 tỷ đồng). KTNN cho rằng Công ty mẹ đã thực hiện chi các chương trình, sự kiện vượt kế hoạch 4,7 tỷ đồng; hỗ trợ cho hệ thống phân phối thông qua Công ty TNHH MTV Thương mại Habeco vượt 22 tỷ đồng. 

116 tỷ đồng chi phí bán hàng cũng được duyệt cho đối tượng không phải là khách hàng của Công ty mẹ, như chi phí hỗ trợ vận chuyển từ Công ty con đến Đại lý cấp 1; chi phí vật dụng quảng cáo hỗ trợ các nhà hàng; chi phí hỗ trợ theo sản lượng mua hàng cho khách hàng của Công ty TNHH MTV Thương mại Habeco.

Các gói mua sắm dịch vụ quảng cáo, tổ chức sự kiện, dịch vụ thương hiệu có giá trị trên 1 tỷ đồng đều được thực hiện trên cơ sở Tờ trình của Phòng Thị trường, nêu đích danh đơn vị thực hiện mà không có căn cứ, lý do phù hợp. Trong khi đó, Habeco quy định việc chỉ định thầu chỉ áp dụng đối với các gói hàng hóa, dịch vụ có giá trị trên 1 tỷ đồng trong trường hợp "các yếu tố bất khả kháng, do hàng hóa, dịch vụ có tính chất đặc chủng, do nhu cầu đột xuất và cấp thiết".

Kiểm toán Nhà nước đề nghị Bia Hà Nội tăng nộp ngân sách 1.847 tỷ đồng - Ảnh 2.

116 tỷ đồng chi phí bán hàng cũng được duyệt cho đối tượng không phải là khách hàng của Công ty mẹ.

Trong năm 2016, Công ty mẹ tổ chức 30 đoàn đi công tác nước ngoài nhưng Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại, quy trình quản lý đoàn ra, đoàn vào chưa được Habeco ban hành. Qua kiểm toán cho thấy, 24/30 đoàn có chương trình làm việc dự kiến của đoàn công tác; 19/30 đoàn có báo cáo kết quả công tác; hồ sơ, thủ tục pháp lý được hình thành hoặc lưu trữ không đầy đủ; chưa thực hiện việc báo cáo hoạt động đối ngoại và quản lý đoàn ra lên Bộ chủ quản. 

Mặc dù Công ty mẹ đã chủ động loại trừ khỏi chi phí hợp lý, hợp lệ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp là 5,8 tỷ đồng, nhưng KTNN vẫn phát hiện một số khoản chi phí không hợp lý chưa được loại trừ đầy đủ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp là gần 2,8 tỷ đồng. Do đó Habeco phải tăng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 557 triệu đồng.

Quyền lợi các cổ đông Habeco đang bị ảnh hưởng

KTNN cũng chỉ rõ quyền lợi của các cổ đông Habeco đang bị ảnh hưởng do Công ty mẹ thiếu những quy định cụ thể hoặc không tuân thủ quy định trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước. Cụ thể:

Công ty mẹ có số dư tiền gửi ngân hàng lớn nhưng chưa có văn bản đánh giá, xếp hạng các tổ chức tín dụng, tham khảo lãi suất cạnh tranh để lựa chọn ngân hàng gửi tiền. Thay vào đó, việc gửi tiền dựa trên cơ sở là 01 bản chào lãi suất của ngân hàng đáo hạn hoặc ngân hàng gửi mới trong năm.

Việc phân loại, trình bày báo cáo tài chính chưa chính xác: trong khoản tương đương tiền hơn 206 tỷ đồng có 150 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn trên 4 tháng nhưng Công ty mẹ chưa phân loại vào đầu tư tài chính ngắn hạn.

Tại thời điểm 31/12/2016, nợ phải trả người bán là hơn 765 tỷ đồng của 251 đối tượng nợ. Nhưng Habeco chỉ đối chiếu xác nhận được 52 đối tượng nợ, giá trị đối chiếu xác nhận là 83%. Các khoản trả trước cho người bán chưa được đối chiếu có giá trị 56 tỷ đồng, chiếm 65,5% giá trị trả trước cho người bán. 

Có 2 khoản nợ có khả năng mất vốn là khoản nợ của Công ty Cổ phần sữa Việt Mỹ 834 triệu đồng, của Công ty Cổ phần nhựa Đại Trường Phát 177 triệu đồng. Habeco đã phải trích lập dự phòng 958 triệu đồng cho 2 khoản nợ này.

Kiểm toán Nhà nước đề nghị Bia Hà Nội tăng nộp ngân sách 1.847 tỷ đồng - Ảnh 3.

KTNN đề nghị chia gần 374 tỷ đồng cho cổ đông khác và 1.679 tỷ đồng cho cổ đông nhà nước.

Theo Báo cáo tài chính năm 2016 của Habeco, số dư Quỹ đầu tư phát triển Habeco là 2.052 tỷ đồng (trong đó phần vốn Nhà nước có trong Quỹ là gần 1.679 tỷ đồng). Nhưng kết quả kiểm tra của KTNN cho thấy, tổng số dư Quỹ đầu tư phát triển công ty mẹ là 2.320 tỷ đồng (phần vốn nhà nước có trong Quỹ là 1.879,8 tỷ đồng).

Để đảm bảo hài hòa lợi ích các cổ đông, KTNN đề nghị Habeco hoàn nhập Quỹ đầu tư phát triển để chia cổ tức cho các cổ đông theo tỷ lệ vốn góp: gần 374 tỷ đồng cho cổ đông khác và gần 1.679 tỷ đồng cho cổ đông nhà nước. Trước mắt, KTNN đề nghị Habeco chia cổ tức theo số dư đầu tư tài chính ngắn hạn tại Báo cáo tài chính năm 2016 của Công ty mẹ là 1.533 tỷ đồng cho các cổ đông. Trong đó, chia cho các cổ đông khác trên 279 tỷ đồng và cổ đông nhà nước gần 1.254 tỷ đồng.

Tin mới

iPhone 16 Pro Max có nâng cấp mới mà người dùng Việt cực kỳ quan tâm
47 phút trước
Thời lượng pin trên iPhone 16 Pro Max có thể sẽ được nâng cấp mạnh. Đây vốn là một yếu tố được người dùng Việt quan tâm ở bất kỳ thế hệ iPhone mới nào.
Giá USD hôm nay 20/5: Đồng bạc xanh "chôn chân" ở mốc 104
42 phút trước
Giá USD hôm nay 20/5: Trên thế giới, chỉ số USD trụ vững mốc 104 kể từ giữa tuần trước tới nay vì đang gặp ngưỡng kháng cự quan trọng tại mốc 105. Trong nước, tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ tụt dốc không phanh.
Trong khi xe điện ồ ạt về thì đây là loạt xe xăng mới dễ ra mắt khách Việt tới đây: Nhiều phân khúc, từ giá rẻ đến hạng sang
46 phút trước
Ở mảng xe xăng, các mẫu xe có thể sắp ra mắt hầu hết là gương mặt quen thuộc, ví dụ như Hyundai i10, Accent, Kia Sonet hay Nissan Almera.
Giá vàng hôm nay 20/5: Vàng thế giới tăng không ngừng
53 phút trước
Giá vàng hôm nay trên thế giới đầu tuần tiếp tục tăng không ngừng, vượt mốc 2.420 USD/ounce, tiến sát mốc kỷ lục thiết lập hồi tháng 4.
Chuyên gia khuyến nghị: Người dùng iPhone nên làm điều này để máy chạy mượt hơn!
2 giờ trước
Đây là một trong những nguyên khiến iPhone hao phí công suất, hoạt động không mượt mà.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.