Kiểm toán Nhà nước: Nhiều dự án ODA đội vốn nghìn tỷ, hiệu quả chưa tương xứng

22/05/2019 15:35
ODA được kỳ vọng là nguồn vốn giá rẻ song thực tế nhiều dự án có hiệu quả sử dụng chưa tương xứng, đội vốn và có đơn giá vật tư đặc thù quá cao.

Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo gửi Quốc hội tổng hợp kết quả kiểm toán 2018, trong đó có tình hình sử dụng vốn ODA. Dưới góc nhìn của cơ quan này, hiệu quả sử dụng nguồn vốn nêu trên được đánh giá là chưa tương xứng, chất lượng công trình chưa cao, công nghệ chưa thực sự tiên tiến, chưa tương xứng với nguồn lực đầu tư. Các định mức, đơn giá vật tư đặc thù quá cao, tổng mức đầu tư thay đổi nhiều lần, giải ngân chậm.

Đội vốn cả nghìn tỷ đồng

Theo báo cáo của Kiểm toán, trong 42 dự án của Bộ Giao thông vận tải có 27 dự án đội vốn, thêm 122.350 tỷ đồng và 97,27 triệu USD. Nhiều dự án điều chỉnh quy mô, giá trị điều chỉnh lớn so với phê duyệt lần đầu.

Dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội - TP HCM điều chỉnh vốn 3 lần, tăng hơn 6.800 tỷ đồng (tương đương 275,61%) so với ban đầu.

Kiểm toán Nhà nước: Nhiều dự án ODA đội vốn nghìn tỷ, hiệu quả chưa tương xứng - Ảnh 1.

Thi công metro Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh: VnEpress.

Dự án Kết nối khu vực trung tâm Đồng bằng Mê Kông điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng 3.000 tỷ đồng. Dự án Thủy điện Huội Quảng đội vốn gần 5.800 tỷ đồng.

Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư hơn 29.900 tỷ đồng (tương đương 172,2%).

Thậm chí, có dự án điều chỉnh liên quan đến các tiêu chí quan trọng quốc gia khi chưa báo cáo Thủ tướng để xem xét và chỉ đạo xin chủ trương của Quốc hội. Đơn cử như đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông do Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng hơn 200% từ 8.770 tỷ đồng lên 18.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, một số dự án được điều chỉnh không đúng thẩm quyền, chưa đảm bảo quy định.

Chi phí ràng buộc lớn

Các dự án ODA sử dụng tư vấn quốc tế với chi phí cao gấp 7-10 lần so với trong nước. Dự án tuyến nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình sử dụng tư vấn quốc tế với chi phí gấp 8,5 lần tư vấn trong nước. Cầu Vĩnh Thịnh trên quốc lộ 2C gấp 7,8 lần, dự án Vramp gấp 7 lần.

Dự án Cải thiện môi trường nước TP HCM, lưu vực Kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ dùng tư vấn đắt gấp 10 lần. Dự án đầu tư xây dựng tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi gấp 11 lần...

Lương của chuyên gia tư vấn thiết kế nước ngoài 20.000 - 25.000USD/tháng.Trong khi đó, chuyên gia trong nước trung bình 2.000USD/tháng. Tại dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, tư vấn giám sát do bên tài trợ vốn (Trung Quốc - PV) chỉ định, phía Việt Nam không thể thay thế.

Kiểm toán Nhà nước: Nhiều dự án ODA đội vốn nghìn tỷ, hiệu quả chưa tương xứng - Ảnh 2.

Dự án Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: VnExpress.

Việc phải thanh toán phần trong nước bằng tiền nước ngoài cũng khiến chi phí tăng lên. Dự án đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình vay từ nguồn EDCF quy định thanh toán phần nội tệ bằng đồng won làm tăng giá trị vay 2.750 triệu won, tương đương gần 54 tỷ đồng. Dự án cầu Vĩnh Thịnh tăng 703 triệu won,tương đương 13,4 tỷ đồng.

Nhiều điều khoản hợp đồng bất lợi, nhượng bộ bên cho vay

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra các dự án ODA đàm phán nhiều điều khoản bất lợi trong hợp đồng.

Dự án đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên thay đổi tỷ lệ bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo hành giảm xuống, có lợi cho nhà thầu. Khi chậm tiến độ, nhà đầu tư dự án này sẽ được đưa ra yêu cầu về chi phí, khoản chi phí gián tiếp cố định là 29% cho các hạng mục phát sinh. Chi phí tư vấn của dự án này cũng cao hơn so với mức trần của JICA.

Bên cạnh đó, việc đàm phán, ký hiệp định vay vốn gặp những ràng buộc bất lợi dẫn đến phải chỉ định thầu cho nhà thầu nước ngoài. Cơ quan kiểm toán dẫn chứng dự án Cát Linh - Hà Đông phải chỉ định thầu cho nhà thầu Trung Quốc hơn 13.700 tỷ đồng chiếm 77% tổng mức đầu tư.

Các hợp đồng của dự án ODA có điều khoản ràng buộc sử dụng hàng hóa dịch vụ có nguồn gốc từ bên cho vay như tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên, 30% hàng hóa từ Nhật Bản, nhà thầu chính cũng phải là nhà thầu nước này.

Nhiều dự án khi phê duyệt văn kiện còn hạn chế phải hủy bỏ hoặc giá trị thực hiện thấp, có trường hợp phải điều chỉnh bổ sung hiệp định.

Tin mới

Thủ tướng ra chỉ thị nghiên cứu giảm lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước
7 giờ trước
Giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất trong tháng 5 về giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước - là một trong những nội dung vừa được Thủ tướng phê duyệt tại Chỉ thị số 12/CT-TTg ký ngày 21/4/2024.
iPhone 16 được nâng cấp đặc biệt, sẽ là chiếc iPhone đầu tiên không có phím bấm vật lý?
6 giờ trước
Theo nhiều nguồn tin, Apple có thể sẽ loại bỏ hoàn toàn phím bấm cơ học trên iPhone 16.
Hai người đến từ TP HCM cùng nhận giải Jackpot 1 trị giá 314 tỉ đồng của Vietlott
6 giờ trước
Ông H.L và ông H. đều sinh sống tại TP HCM đã nhận thưởng giải Jackpot 1 của Vietlott trị giá 314 tỉ đồng
Không phải vàng hay bạc, đây mới là kim loại sắp bước vào chu kỳ bùng nổ: Tiêu thụ 10 triệu tấn trong thập kỷ tới, nguồn cung đang thiếu trầm trọng
5 giờ trước
Nhu cầu từ xe điện, cơ sở hạ tầng đang thúc đẩy nhu cầu về kim loại này.
Hai sản phẩm vừa bị yêu cầu gỡ bỏ khỏi sàn TMĐT và website, người vi phạm sẽ bị phạt từ 30-50 triệu đồng!
5 giờ trước
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT&KTS - Bộ Công Thương) yêu cầu các sàn TMĐT, ứng dụng/ website bán hàng trực tuyến kiểm tra, rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm.

Tin cùng chuyên mục

Đầu tư cơ sở hạ tầng khu tái định cư với người tái định cư có nên thu tiền?
7 giờ trước
HoREA kiến nghị "không thu tiền đầu tư cơ sở hạ tầng khu tái định cư đối với người tái định cư đã được giao đất ở tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt".
Không thu tiền đầu tư cơ sở hạ tầng khu tái định cư?
7 giờ trước
HoREA kiến nghị "không thu tiền đầu tư cơ sở hạ tầng khu tái định cư đối với người tái định cư đã được giao đất ở tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt".
Bình Dương: Dự án Picity Sky Park chưa đủ điều kiện pháp lý đã huy động vốn từ khách hàng?
7 giờ trước
Chưa đủ điều kiện đưa dự án vào kinh doanh, dự án Picity Sky Park (phường An Bình, TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương) vẫn được nhiều sàn môi giới tổ chức bán hàng, huy động vốn thông qua hình thức "tư vấn đặt chỗ".
Đề nghị làm rõ số phận dự án Khu đô thị Hồng Thái "treo" 16 năm và năng lực chủ đầu tư
8 giờ trước
Tình trạng dự án Khu đô thị Hồng Thái bị "treo" ròng rã 16 năm và thường xuyên được cử tri nhắc tới, đặc biệt là năng lực của chủ đầu tư Công ty Cổ phần Sông Đà 9.06. Tuy nhiên đến nay Hà Nội vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng về dự án này.