Kinh tế Trung Quốc đón tin xấu: Một chỉ số thường lập đỉnh vào tháng 12 nhưng lại bất ngờ sụt giảm lần đầu tiên trong 2 năm

08/11/2022 11:11
Suốt 2 năm gần đây, xuất khẩu vẫn là bệ đỡ lớn cho kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên giờ đây bệ đỡ đó đang lung lay.

Cả nhập khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc đều bất ngờ sụt giảm lần đầu tiên trong hơn 2 năm trở lại đây. Hiện nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt với những rủi ro từ cả bên trong và bên ngoài: người tiêu dùng nước ngoài giảm mua sắm vì nỗi lo suy thoái trong khi thị trường nội địa bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và khủng hoảng trên thị trường bất động sản.

Theo số liệu được Tổng cục hải quan Trung Quốc mới công bố, kim ngạch xuất khẩu (tính theo USD) giảm 0,3% trong tháng 10, thấp hơn đáng kể so với mức dự báo tăng 4,5% được đưa ra trước đó. Nhập khẩu cũng sụt giảm 0,7%, đánh dấu tháng giảm đầu tiên kể từ tháng 8/2020. Trung Quốc ghi nhận thặng dư thương mại 85,15 tỷ USD trong tháng 10.

Kinh tế Trung Quốc đón tin xấu: Một chỉ số thường lập đỉnh vào tháng 12 nhưng lại bất ngờ sụt giảm lần đầu tiên trong 2 năm - Ảnh 1.

Kim ngạch xuất khẩu (đường màu đen) và nhập khẩu (đường màu hồng) của TQ qua các năm. Xuất khẩu thường đạt đỉnh vào tháng 12, nhưng năm nay lại sụt giảm. Nguồn: Bloomberg.

Suốt 2 năm gần đây, xuất khẩu vẫn là bệ đỡ lớn cho kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên giờ đây bệ đỡ đó đang lung lay khi nhu cầu mua sắm bù sau đại dịch gần như biến mất trong bối cảnh lạm phát và nỗi lo suy thoái bao trùm khắp nơi từ châu Âu cho đến Mỹ.

Xuất khẩu sang cả Mỹ và châu Âu đều giảm. Tuy nhiên điểm sáng là thị trường Đông Nam Á đã có tới 6 tháng liên tiếp tăng trưởng ở mức 2 con số.

Đồ gia dụng là nhóm hàng xuất khẩu giảm mạnh nhất trong 10 tháng đầu năm, với mức giảm 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồ nội thất, thiết bị chiếu sáng và thiết bị y tế cũng giảm mạnh. Ngược lại, Trung Quốc tiếp tục bất ngờ nổi lên như 1 cường quốc xuất khẩu ô tô. Tổng cộng 352.000 chiếc xe đã được xuất đi trong tháng 10, tăng 60% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, lượng hàng hóa mà Trung Quốc nhập khẩu từ Australia, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đồng loạt sụt giảm. Đáng chú ý, lượng quặng sắt nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm giảm mạnh vì thị trường bất động sản gặp khủng hoảng.

Tuần trước, số liệu xuất nhập khẩu của Hàn Quốc cũng cho thấy kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại. Vì nhu cầu đối với hàng điện tử giảm mạnh, xuất khẩu của nước này đã sụt giảm lần đầu tiên trong 2 năm. Trong khi đó gần như mọi quốc gia trong khu vực Eurozone đều chứng kiến hoạt động sản xuất suy giảm. Hoạt động của các doanh nghiệp Mỹ đã xuống dốc tháng thứ 4 liên tiếp.

Kinh tế thế giới cũng như hoạt động thương mại toàn cầu kém sôi động khiến chi phí vận chuyển hàng hóa từ “công xưởng thế giới” đi các nơi giảm mạnh. Sau thời kỳ tăng giá điên cuồng, giá cước vận chuyển container loại 40-foot từ Thượng Hải đến Los Angeles hiện đã quay trở về mức ngang với giữa năm 2020.

Kinh tế Trung Quốc đón tin xấu: Một chỉ số thường lập đỉnh vào tháng 12 nhưng lại bất ngờ sụt giảm lần đầu tiên trong 2 năm - Ảnh 2.

Giá cước vận chuyển 1 container 40 foot từ Thượng Hải đi các nơi đã giảm rất mạnh.

Theo Bruce Pang, chuyên gia kinh tế trưởng tại Jones Lang LaSalle, “nỗi lo trì lạm ở các nước phát triển càng tăng lên khi mà các nền kinh tế lớn đều thắt chặt chính sách tiền tệ”. “Chỉ số PMI ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đồng loạt giảm trong tháng 10, đồng nghĩa lực cầu ở các nền kinh tế phát triển sẽ tiếp tục yếu đi”. Và đó là tin xấu đối với các sản phẩm “made in China”.

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

Tờ giấy ăn của Messi được bán đấu giá gần 1 triệu USD
26 phút trước
Tờ giấy ăn mà Barcelona dùng để kí hợp đồng đầu tiên với Messi vừa được đấu giá thành công với số tiền gần 1 triệu USD.
Đêm ngủ để điều hòa 28-29 độ C có tiết kiệm điện?
23 phút trước
Nhiều người có thói quen để điều hoà 28 - 29 độ khi đi ngủ, cho rằng nhiệt độ này đủ làm mát phòng mà lại tiết kiệm điện, liệu điều đó có đúng?
Thị trường thiết bị làm mát “tăng nhiệt” đón hè
6 phút trước
Dù chưa bước vào những ngày nắng nóng cao điểm, nhưng từ hơn 1 tháng trở lại đây, thị trường thiết bị điện lạnh, làm mát bắt đầu sôi động. Nắm bắt nhu cầu của khách hàng, các siêu thị, cửa hàng, nhà phân phối đã tung ra nhiều chương trình khuyến mại nhằm kích cầu mua sắm, tăng doanh số bán hàng.
Giá vàng thế giới hướng đến tuần tăng thứ hai liên tiếp
2 giờ trước
Giá vàng thế giới hướng đến tuần tăng giá thứ hai liên tiếp nhờ sự hỗ trợ từ các biện pháp kích thích của Trung Quốc và hy vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất. Bên cạnh đó, giá bạc cũng vượt mốc 30 USD/ounce chạm mức cao nhất trong 11 năm.
Sầu riêng mini giá rẻ bèo đổ bộ chợ Việt
3 giờ trước
Loại sầu riêng mini chỉ khoảng 3 lạng/quả đang được rao bán nhiều với giá chỉ từ 50.000 đồng/quả.

Tin cùng chuyên mục

Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội gặp thách thức lớn về nguồn vốn
14 giờ trước
Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 đang gặp nhiều khó khăn, trong đó từ năm 2021 đến nay, cả nước mới triển khai được gần 40.000 căn hộ. Do đó, từ nay đến năm 2030, mục tiêu cần hoàn thành là khoảng 960.000 căn hộ nhà ở xã hội. Đây là nhiệm vụ nhiều khó khăn và thách thức.
Tổng quan thị trường ô tô tháng 4: Xe gầm cao vẫn áp đảo, MPV bất ngờ vượt sedan
22 giờ trước
Thống kê sản lượng bán hàng tháng 4/2024 cho thấy, thị trường ô tô Việt Nam vẫn tiêu thụ rất mạnh các dòng sản phẩm SUV. Đáng chú ý, doanh số của phân khúc MPV đa dụng đã bất ngờ vượt mặt xe sedan.
Đà Nẵng: Nguồn vốn tín dụng chính sách, "điểm tựa" phát triển sinh kế cho người dân Cẩm Lệ
23 giờ trước
Những năm qua, với sự tiếp sức kịp thời của nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng đã thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, ổn định sản xuất và phát triển sinh kế cho người dân.
Thị trường vào chu kỳ mới, nhà đầu tư chạy đua tìm kiếm BĐS “đẻ ra tiền”
23 giờ trước
Thị trường BĐS TP. HCM đang có những chuyển động tích cực khi chứng kiến những cuộc chạy đua của các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đón đầu đỉnh giá mới bằng việc lựa chọn những sản phẩm “biết đẻ ra tiền” cùng chính sách ưu đãi hiếm có.