Lãi suất năm 2018 sẽ duy trì ổn định

30/12/2017 07:00
Năm tới lãi suất có thể sẽ ổn định hoặc chỉ là bước giảm nhỏ trong năm tới để đảm bảo nguồn cung vốn đáp ứng cầu tín dụng.

Theo Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia TS. Trương Văn Phước, bức tranh tài chính sáng lên nhờ thị trường ngân hàng. Phóng viên đã có trao đổi nhanh với TS. Trương Văn Phước về một số điểm nhấn trong hoạt động ngân hàng năm 2017 và những dự báo trong năm 2018.

Đánh giá của ông về điều hành lãi suất trong năm 2017 và dự báo năm 2018 xu hướng lãi suất diễn ra như thế nào?

Về lý thuyết, tham chiếu để đưa ra những quyết định liên quan đến lãi suất đó là lạm phát. Trong 3, 4 năm qua, lạm phát đã ở mức thấp, tăng trưởng GDP cao, thể hiện rõ nét về ổn định vĩ mô. Dĩ nhiên, mong muốn của chúng ta, ở nền kinh tế sức cạnh tranh còn yếu kém, chi phí cho sản xuất là yếu tố quan trọng. Nếu xét ở góc độ này, tuy trong năm qua lãi suất đã giảm nhưng chưa được như mong đợi.

Thực tế này do nhiều nguyên nhân. Nợ xấu cao, các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro, lấy lợi nhuận để bù đắp khoản vốn bị mất nên lãi suất khó giảm. Chi phí lãi suất huy động không giảm được vì nền kinh tế vẫn có nhu cầu vốn lớn. Trong khi các kênh đầu tư khác lại tăng trưởng tốt như thị trường bất động sản, nhất là thị trường chứng khoán tăng rất ngoạn mục là 1 trong 5 thị trường tăng nhanh nhất của thế giới…

Vì những yếu tố trên mà lãi suất chưa giảm như mong đợi trong bối cảnh lạm phát thấp. Nhưng công tâm mà nói, trước những khó khăn đặt ra, ngân hàng đã rất cố gắng để giảm được lãi suất cho vay.

Bước sang năm 2018, dự báo kinh tế thế giới sẽ phục hồi nhưng chưa thực sự vững chắc nên nhiều tổ chức tiền tệ còn dè dặt trong việc tăng lãi suất. Nếu có tăng thì cũng rất chậm. Mặt bằng giá thế giới cũng có thể cao hơn năm 2017 nhưng tôi nghĩ sẽ không nhiều.

Nếu để nói về việc có giảm lãi suất thêm không tôi nghĩ là cũng có điều kiện. Nhưng tôi chắc là không nhiều bởi tăng trưởng kinh tế đặt ra năm 2018 tuy có thể thấp hơn mức thực hiện 2017 nhưng so với thế giới đó là mức cao. Nguồn cung cơ bản đó là cầu tín dụng nội địa còn lớn. Nên năm tới, lãi suất có thể sẽ ổn định hoặc chỉ là bước giảm nhỏ trong năm tới để đảm bảo nguồn cung vốn đáp ứng cầu tín dụng.

Liên quan đến cầu tín dụng nội địa, vậy theo ông, năm 2018, tăng trưởng tín dụng ở mức bao nhiêu để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu?

Thử giả định kinh tế thế giới không có những cú sốc lớn và từng bước phục hồi, tôi cho rằng, tăng trưởng tín dụng khoảng chừng 18-20%/năm là phù hợp, không tác động nhiều tới ổn định kinh tế vĩ mô. Nhưng chúng ta vẫn tiếp tục lưu tâm làm sao dòng vốn tín dụng đi vào các ngành nghề sản xuất kinh doanh, không để bị lệch lạc để tạo ra cơn sốt nóng như bất động sản, chứng khoán. Việc phân bổ tín dụng ở mức độ nào, liều lượng, tương quan với thị trường khác ra sao, đây là bài toán hết sức khó khăn khi nhìn góc độ chính sách tiền tệ.

Nhưng tôi cho rằng, NHNN đã có kinh nghiệm trong việc này. Vì vậy, quan trọng là áp dụng công cụ để làm sao điều tiết cung ứng vốn cho nền kinh tế và hướng các dòng vốn đó vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Dĩ nhiên là NHNN phải sử dụng cách thức tính toán hệ số rủi ro đối với các lĩnh vực cho vay để làm sao có được hệ số rủi ro đảm bảo cùng với chỉ số an toàn trong tín dụng theo chuẩn mực quốc tế.

Ông có nhận định gì về mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt kỷ lục trong năm nay?

Theo tôi, với mức dự trữ ngoại hối như hiện nay, nền kinh tế Việt Nam sẽ tạo niềm tin rất quan trọng cho cộng đồng DN trong cũng như ngoài nước và lợi thế khi Việt Nam thực hiện các chính sách, kể cả tỷ giá hối đoái và thị trường vốn của chúng ta có thêm nhiều lợi thế thu hút vốn bên ngoài.

Xin cảm ơn ông!

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
5 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
5 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
6 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
7 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
8 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
12 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
1 ngày trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
1 ngày trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.