Làm giàu không khó: Nhập khẩu khí đốt chiết khấu cao từ Mỹ, Nga rồi bán lại cho châu Âu, quốc gia này đang thu lợi khổng lồ thế nào?

04/10/2022 15:15
Các lô hàng LNG dài hạn từ Mỹ và các lô hàng chiết khấu cao từ Nga đang khiến Trung Quốc có sẵn lượng khí đốt dư thừa và bán lại cho các khách hàng khác bao gồm châu Âu và thu lợi lớn trong bối cảnh giá LNG giao ngay đang trở nên đắt đỏ.

Với nhu cầu khí đốt trong nước suy giảm do thực hiện các biện pháp phong tỏa, các công ty Trung Quốc đã ký hợp đồng dài hạn để mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ và đang bán lượng dư thừa với lợi nhuận hàng trăm triệu USD cho mỗi loại nhiên liệu. Người mua bao gồm Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy Trung Quốc đang nhận thêm gần 30% khí đốt từ Nga trong năm nay. Mức tăng này đến từ sự gia tăng trong giao hàng theo lịch trình từ đường ống Power of Siberia với mức chiết khấu cao.

Doanh số bán hàng của Trung Quốc sang châu Âu quá nhỏ để giúp châu lục này tránh được tình trạng thiếu hụt khí đốt trong mùa đông này. Tuy nhiên nó cho thấy sự phụ thuộc ngày càng tăng của Nga vào thị trường này.

Mỹ và Trung Quốc đã đàm phán một số thỏa thuận LNG dài hạn. Không giống như các hợp đồng LNG từ các nước khác, các hợp đồng LNG dài hạn của Mỹ thường cung cấp sự linh hoạt về điểm đến và giá của chúng hiện chỉ bằng một phần nhỏ so với giá thị trường giao ngay cho LNG ở Châu Âu và Châu Á.

Ông Wei Xiong, nhà phân tích cấp cao tại công ty tư vấn Rystad Energy tại Bắc Kinh, cho biết: “Đây là một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi đối với Trung Quốc và Mỹ. Các hợp đồng kéo dài tới 25 năm đã mang lại cho các nhà cung cấp Mỹ sự tự tin để xây dựng thêm nhiều nhà ga LNG trị giá hàng tỷ USD dọc theo Bờ Vịnh, thúc đẩy khả năng xuất khẩu nhiều khí đốt hơn của quốc gia này.

Công ty khí đốt tự nhiên ENN của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ thu được lợi nhuận từ thương vụ này khi đưa tàu chở LNG Diamond Gas Victoria đến nhận hàng hóa khí đốt từ nhà máy của Cheniere Energy tại Sabine Pass trên Bờ biển Vịnh trong tháng 10. Họ cho biết thay vì điều động tàu chở dầu đến bờ biển phía đông của Trung Quốc, con tàu này được lên kế hoạch vận chuyển LNG đến châu Âu. Các nhà phân tích cũng cho biết, ENN ước tính sẽ kiếm được lợi nhuận từ 110 triệu đến 130 triệu USD từ một chuyến hàng hóa này, dựa trên các tính toán của họ về dữ liệu định giá thị trường.

Làm giàu không khó: Nhập khẩu khí đốt chiết khấu cao từ Mỹ, Nga rồi bán lại cho châu Âu, quốc gia này đang thu lợi khổng lồ thế nào? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: WSJ

Các hợp đồng mà Cheniere đã ký với ENN và Sinochem International với 0,9 triệu tấn LNG mỗi năm đã có hiệu lực vào tháng Bảy. Năm nay, tất cả hàng hóa có sẵn đã được bán lại.

“Chúng tôi đã bán lại hàng hóa nhập từ Mỹ cho các khách hàng khác”. Wu Qiunan, nhà kinh tế trưởng tại PetroChina International, chi nhánh thương mại của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), cho biết.

Vào năm 2018, Cheniere và CNPC đã ký một thỏa thuận về LNG sẽ tăng dần lên 1,2 triệu tấn một năm trong vòng 5 năm. Cheniere cho biết họ rất vui vì có thể trở thành nhà cung cấp LNG linh hoạt đáng tin cậy cho khách hàng trong thời điểm then chốt như hiện nay.

Kể từ năm 2021, các nhà cung cấp từ Mỹ và người mua Trung Quốc đã công bố 16 thỏa thuận với tổng cộng khoảng 19 triệu tấn LNG mỗi năm và sẽ dần có hiệu lực trong 5 năm tới.

Theo dữ liệu vận chuyển từ S&P Global, Trung Quốc đã nhận được ba chuyến hàng từ Sakhalin-2 vào tháng 8, một dự án dầu khí bao gồm sản xuất LNG ở vùng Viễn Đông của Nga. Theo các thương nhân, công ty năng lượng quốc doanh Trung Quốc mua đã được mua với giá chiết khấu cao so với giá thị trường giao ngay.

Nhập khẩu LNG của Trung Quốc từ Mỹ giảm 84% kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra và nhu cầu của Trung Quốc sụt giảm do các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, tuy nhiên nhu cầu tăng mạnh từ châu Âu đã khiến giá giao ngay trở nên đắt đỏ.

Theo hãng dữ liệu ICIS, cho đến năm 2022, Trung Quốc có 72 triệu tấn LNG ký hợp đồng dài hạn nhưng dự đoán nhu cầu của họ chỉ ở mức 66 triệu tấn. Điều này khiến Trung Quốc có vài triệu tấn có thể bán lại trên thị trường giao ngay toàn cầu.

Dữ liệu hải quan cho thấy trong 8 tháng đầu năm, Trung Quốc đã xuất khẩu khoảng 250.000 tấn LNG trị giá 449 triệu USD sang châu Âu và châu Á, tăng so với mức 7,3 triệu USD của năm ngoái.

Liệu Trung Quốc có thể tiếp tục thu lợi từ tình hình hiện tại hay không vẫn chưa rõ ràng trong sự không chắc chắn về các chính sách phòng Covid-19. Ông Alex Siow, nhà phân tích hàng đầu về LNG tại ICIS, cho biết cơ hội hiện tại cho các công ty Trung Quốc có thể giảm trong vài năm tới với nguồn cung LNG mới đến từ châu Phi, Mỹ Latinh và Trung Đông. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang được lợi hơn bao giờ hết.

Theo WSJ

Tin mới

Với Galaxy Z Fold7 và Z Flip7, Samsung đã phá vỡ rào cản cuối cùng của điện thoại gập
5 giờ trước
Với những nâng cấp về thiết kế, hiệu năng, camera và Galaxy AI, Galaxy Z Fold7 và Z Flip7 mở ra chuẩn mực mới cho điện thoại gập - nơi tính linh hoạt không còn đồng nghĩa với sự đánh đổi.
Samsung Galaxy Z Fold7 ra mắt: Mỏng, nhẹ hơn bao giờ hết, giá từ 46,99 triệu đồng
5 giờ trước
Mẫu điện thoại gập của Samsung giờ đây đã thời trang hơn với độ mỏng khi gập lại chỉ 8,9 mm.
Trung Quốc không cho phép dùng sữa hoàn nguyên làm sữa tiệt trùng, ngành sữa Việt Nam cần chú ý
3 giờ trước
Từ ngày 16-9-2025, Trung Quốc chỉ cho phép nhập khẩu sữa tiệt trùng làm từ sữa tươi nguyên liệu, không chấp nhận sử dụng sữa hoàn nguyên.
Bất ngờ đột kích kho hàng ở ngoại ô, cảnh sát tịch thu lượng lớn quần áo 'hàng hiệu' Levi's, Polo, Puma, Nike giả trị giá gần 1 tỷ đồng - nghi có một chuỗi cung ứng hàng giả tinh vi đằng sau
3 giờ trước
Cảnh sát tin rằng có một mạng lưới rộng lớn phía sau vụ việc và đang tiếp tục điều tra để triệt phá toàn bộ chuỗi sản xuất – phân phối hàng giả.
Theo dõi một căn hộ cho thuê suốt 7 ngày, công an bắt giữ 'ông bà trùm' livestream, tịch thu hơn 1.400 món đồ nhái
2 giờ trước
Cơ quan chức năng đã thu giữ 1.437 món hàng giả, được buôn bán chủ yếu thông qua hình thức livestream trên mạng xã hội.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.583.384 VNĐ / tấn

162.60 JPY / kg

0.37 %

+ 0.60

Đường

SUGAR

9.529.986 VNĐ / tấn

16.54 UScents / lb

2.54 %

+ 0.41

Cacao

COCOA

219.115.840 VNĐ / tấn

8,384.00 USD / mt

3.63 %

+ 294.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

164.792.705 VNĐ / tấn

286.01 UScents / lb

0.32 %

+ 0.91

Gạo

RICE

15.178 VNĐ / tấn

12.76 USD / CWT

0.66 %

+ 0.08

Đậu nành

SOYBEANS

9.780.621 VNĐ / tấn

1,018.50 UScents / bu

0.56 %

- 5.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.150.040 VNĐ / tấn

282.90 USD / ust

0.49 %

- 1.40

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Một 'mỏ vàng dưới lòng đất' của Việt Nam khiến Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu: Thu về gần 700 triệu kể từ đầu năm, nước ta cạnh tranh với Thái Lan ngôi vương của thế giới
2 giờ trước
Không phải sầu riêng, đây là mặt hàng mà Thái Lan và Việt Nam đang cạnh tranh gay gắt tại thị trường Trung Quốc.
Đường dây bán thịt lợn chết tại chợ Phùng Khoang: Giá ban đầu chỉ 20.000 đồng/kg, biết kém chất lượng vẫn xẻ bán cho khách mỗi ngày
18 giờ trước
Các đối tượng tiến hành mổ phanh và sử dụng ô tô tải vận chuyển lợn chết ra khu vực ki ốt tại chợ Phùng Khoang để tiêu thụ.
Giá gạo xuất khẩu nửa đầu năm giảm
23 giờ trước
Với mặt hàng gạo, giá gạo xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm ước đạt 517,5 USD/tấn, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm 2024.
5 tháng đầu năm, Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu trái cây
23 giờ trước
Số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 5 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã chi gần 1 tỷ USD để nhập khẩu các loại trái cây.