Lạm phát dự báo sẽ tăng nhanh từ tháng 4, rủi ro bong bóng tài sản hiện hữu

21/04/2021 08:03
Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 1/2021 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách đã cảnh báo, dù lạm phát chưa trở thành một mối đe dọa vĩ mô, rủi ro đang tiếp tục tích lũy. Đặc biệt, thị trường tài sản có nhiều dấu hiệu cho thấy đang trong tình trạng bong bóng, có thể mang lại rủi ro cho hệ thống tín dụng và hoạt động kinh tế.

Theo VEPR, CPI tháng Ba tăng 1,16% so với cùng kì năm ngoái và giảm 0,27% (mom). Các nhóm mặt hàng ghi nhận mức tăng mạnh nhất (yoy) bao gồm: (i) giáo dục tăng 4,04% do thực hiện lộ trình tăng học phí cho năm học mới 2020-2021; (ii) đồ uống và thuốc lá tăng 1,73%; (iii) hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,33%. Trong khi đó, hai nhóm mặt hàng có chỉ số giá tiêu dùng giảm mạnh nhất là văn hóa, giải trí và du lịch (giảm 0,71%, yoy), do nhiều lễ hội, đền, chùa, hoạt động tâm linh, tín ngưỡng tạm hoãn dưới ảnh hưởng của dịch COVID- 19, và bưu chính viễn thông (giảm 0,57%, yoy).

Nhìn chung, lạm phát có xu hướng tăng chậm trong Quý 1 (lạm phát tháng Một là âm 0,97% (yoy); tháng Hai là 0,70% (yoy); tháng Ba là 1,16%(yoy)) cho thấy lượng cầu còn yếu. CPI bình quân Quý 1/2021 tăng 0,29% (yoy), mức tăng thấp nhất trong vòng 20 năm trở lại đây là điều đáng chú ý, và dường như mâu thuẫn với việc ghi nhận tăng trưởng Quý 1 cao hơn dự kiến của giới quan sát. Lạm phát (yoy) được kì vọng sẽ tăng nhanh bắt đầu từ Tháng 4/2021 do phục hồi kinh tế khiến nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng. 

Nhóm nghiên cứu nhận định, việc duy trì các giải pháp nới lỏng tiền tệ (và tài khóa) có thể dẫn đến giá cả tiêu dùng không đạt được mục tiêu dưới 4% vào cuối năm của Chính phủ. Do vậy, chính sách tiền tệ phải cân đối giữa mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.

Theo nhóm nghiên cứu, dù lạm phát chưa trở thành một mối đe dọa vĩ mô, rủi ro đang tiếp tục tích lũy. Đặc biệt, thị trường tài sản có nhiều dấu hiệu cho thấy đang trong tình trạng bong bóng, có thể mang lại rủi ro cho hệ thống tín dụng và hoạt động kinh tế.

Chính sách tiền tệ, cụ thể là công cụ lãi suất trong năm 2021 sẽ giảm hiệu quả đáng kể. Đặc biệt, cần lưu ý tình trạng bong bóng tài sản đang hình thành trên thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Thực tế thì trong năm 2020, các thị trường tài sản đã có sự tăng trưởng đáng kể, chủ yếu vì đó là nơi trú ẩn cho khoản tiền nhàn rỗi của nhà đầu tư và hộ gia đình. Điều này có thể hiểu được trong giai đoạn khủng hoảng.

Tuy nhiên, việc lãi suất huy động tiền gửi liên tục hạ do cầu tín dụng giảm, đang đẩy dòng tiền tiết kiệm ra khỏi ngân hàng ngày càng nhanh hơn. Thêm vào đó, khi mức tăng giá trên các thị trường tài sản đủ lớn để tạo ra hiệu ứng của cải (wealth effect) thì mức tiêu dùng sẽ tăng đối với các mặt hàng không phải thiết yếu. Điều này dẫn tới sự lan tỏa của sự tăng giá từ thị trường tài sản sang thị trường tiêu dùng, dù chậm chạp, nhưng có thể cảm nhận được. Đây cũng là một biểu hiện của hiện tượng tăng giá khi chính sách nới lỏng tiền tệ được theo đuổi trong thời gian đủ dài. 

Đây là thời điểm khó khăn trong chính sách tiền tệ vì việc thắt chặt trở lại trong bối cảnh nền sản xuất vẫn chưa có cải thiện ở cấp độ căn bản (fundamentals), sẽ dẫn tới khó khăn hơn nữa cho khu vực doanh nghiệp thực.

Trong mọi tình huống, ổn định kinh tế vĩ mô, cụ thể là lạm phát, lãi suất và tỷ giá cần được duy trì ổn định, là hết sức cần thiết để chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi sau bệnh dịch. Đa dạng hóa thị trường xuất/nhập khẩu cũng cần được chú trọng hơn nữa nhằm tránh phụ thuộc nặng nề vào một số đối tác kinh tế lớn. Trong khó khăn, nhiều bất cập trong việc điều hành chính sách kinh tế cũng đã bộc lộ nên các nỗ lực cải thiện thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh cần tiếp tục được duy trì. Đặc biệt, dù có chậm trễ, Việt Nam nên từng bước xây dựng đệm tài khóa để phòng chống những cú sốc kiểu COVID–19, hoặc những diễn biến bất ngờ của chính bệnh dịch này, trong những năm tới.

Tin mới

iPhone ngày càng nhàm chán, Apple mất chỗ đứng tại Trung Quốc
7 giờ trước
Những cải tiến nhỏ giọt trên iPhone liệu có đủ sức giữ chân người dùng khi các đối thủ đang bứt phá?
HOT: VinFast bất ngờ khoe hình ảnh mẫu xe điện mới cứng, chốt lịch ra mắt ngay ngày mai
6 giờ trước
Mẫu xe điện này sẽ chính thức được VinFast công bố tới thị trường trong 24 giờ tới.
Việt Nam bất ngờ trở thành 'cứu tinh' của nước xuất khẩu 'vàng đen' top 1 thế giới: Thuế nhập khẩu 0%, mua gần 10 triệu tấn với giá cực rẻ
4 giờ trước
Mặt hàng này nước ta có trữ lượng top 3 Đông Nam Á.
Hà Nội vào cao điểm nắng nóng, quán giải khát chật như nêm
48 phút trước
Những ngày nắng nóng đầu hè, nhiều quán bia hơi, giải khát ở Hà Nội lập tức hút khách bởi nhu cầu giải nhiệt tăng cao.
Không có chuyện cấm đời xe trước 2017 lưu hành ở Hà Nội và TP HCM
39 phút trước
Thông tin về dự thảo siết chặt tiêu chuẩn khí thải với ôtô tại Hà Nội và TP HCM đang khiến nhiều chủ xe lo lắng

Tin cùng chuyên mục

Hyundai ‘chạy show’ chăm sóc miễn phí 1.200 xe tại 10 tỉnh, thành này
13 giờ trước
Diễn ra từ tháng 5 đến tháng 8/2025, Hyundai Care Day 2025 dự kiến chăm sóc miễn phí cho hơn 1.200 xe.
3 bản BMW 3 Series 2025 có giá tại đại lý: Từ 1,549 tỷ đồng, nâng cấp công nghệ nhưng cắt một thứ đắt tiền mà C-Class vừa thêm
14 giờ trước
Bản nâng cấp lần này của BMW 3 Series tập trung vào trang bị tiện nghi bên trong nội thất.
ShopeeFood ra mắt loạt tính năng mới tạo trải nghiệm đặt món đa giác quan
16 giờ trước
ShopeeFood vừa chính thức ra mắt 2 tính năng mới "Ăn Ngon Rẻ, ShopeeFood Bao" và "ShopeeFood Trùm Deal", với mong muốn nâng cao trải nghiệm người dùng khi đặt món trên ứng dụng, mang đến sự mới mẻ và tiện lợi hơn.
Việt Nam có nhà máy sản xuất linh kiện ô tô 90 triệu USD, sẽ đón 1.000 lao động làm việc
20 giờ trước
Nhà máy này có vai trò quan trọng trong ngành ô tô.