Lao dốc 4 phiên liên tiếp, giá quặng sắt rồi sẽ ra sao?

18/02/2022 06:21
Giá quặng sắt Trung Quốc tiếp tục giảm phiên thứ 4 liên tiếp do các nhà đầu tư lo ngại về sự can thiệp của Chính phủ lên thị trường này. Việc giá có giảm tiếp hay sớm hồi phục là điều mà các nhà phân tích và các nhà đầu tư đang cố gắng lý giải.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2022 trên Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên kết thúc phiên 17/2 giảm 3,8% xuống 685 nhân dân tệ/tấn, trong phiên có lúc giảm 5,2% xuống 675 nhân dân tệ (106,62 USD)/tấn.

Giá quặng sắt giảm kéo giá các sản phẩm thép giảm theo. Giá thép thanh vằn giảm 2% xuống 4.686 nhân dân tệ/tấn, thép cuộn cán nóng giảm 1,5% xuống 4.823 nhân dân tệ/tấn, trong khi thép không gỉ giảm 2,1% xuống 18.720 nhân dân tệ/tấn.

Giá quặng sắt, hàm lượng 62% sắt, nhập khẩu vào cảng biển Trung Quốc giao ngay ở mức 140 USD/tấn, giảm 7,3% trong tuần này.

Lao dốc 4 phiên liên tiếp, giá quặng sắt rồi sẽ ra sao? - Ảnh 1.

Mức độ biến động giá quặng sắt các loại từ đầu năm đến nay.

Cơ quan hoạch định chính sách của Trung Quốc - Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) - đã yêu cầu một số nhà kinh doanh quặng sắt giải phóng bớt lượng tích trữ quá lớn để đưa về mức hợp lý, sau một cuộc thanh tra phối hợp với cơ quan quản lý thị trường ở Thanh Đảo – một trong những cảng nhập khẩu quặng sắt lớn nhất nước này và truy xuất danh sách những công ty có lượng tồn trữ tăng nhanh.

Các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã tổ chức một hội nghị chuyên đề, yêu cầu một số công ty kinh doanh quặng sắt cung cấp thông tin về lượng tồn trữ gần đây của họ, về thời điểm họ mua – bán sản phẩm và các thông tin chi tiết khác, bao gồm số lượng và giá cả.

Họ cũng kêu gọi các thương nhân phối hợp để xác minh xem có bất kỳ sự bất thường nào trên thị trường quặng sắt, chẳng hạn như chiến thuật tích trữ hoặc tăng giá.

Tồn trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng của Trung Quốc đã tăng kể từ nửa cuối năm 2021, đạt mức cao nhất trong vòng 3,5 năm, là hơn 157 triệu tấn vào cuối tháng 12.

Dữ liệu từ công ty tư vấn SteelHome cho thấy tồn trữ quặng sắt nhập khẩu tại cảng tính đến ngày 11 tháng 2 lên tới 156,35 triệu tấn, cao nhất trong vòng 3 năm.

Lao dốc 4 phiên liên tiếp, giá quặng sắt rồi sẽ ra sao? - Ảnh 2.

Tồn trữ quặng sắt ở cảng biển Trung Quốc.

Giá có giảm nữa hay không?

Trung Quốc một lần nữa đang cố gắng hạ giá quặng sắt bởi giá quặng hàm lượng 62% sắt nhập khẩu (hàng giao ngay tại cảng biển miền Bắc Trung Quốc) gần đây đã tăng trở lại mức gần 150 USD/tấn, tương đương tăng 68% so với mức thấp nhất của năm 2021, là 87 USD, đạt vào giữa tháng 11. Cơ quan hoạch định chính sách của nước này đã cảnh báo những người tham gia trên thị trường rằng "không nên bịa đặt hoặc công bố bất kỳ thông tin sai lệch nào về giá cả."

Mặc dù động thái của Trung Quốc đang gây áp lực giảm giá quặng sắt, song các nhà phân tích cho biết mặt hàng này bị chi phối chủ yếu dựa trên các yếu tố cơ bản về cung và cầu thực tế.

Trung Quốc vốn phụ thuộc nhiều vào quặng sắt nhập khẩu, theo đó nước này mua gần 70% lượng quặng sắt vận chuyển bằng đường biển của toàn thế giới.

Nhập khẩu quặng sắt vào nước này tháng 1/2022 đã tăng mạnh, theo dữ liệu của Refinitiv là 94,28 triệu tấn, trong khi theo dữ liệu của nhà tư vấn hàng hóa Kpler thậm chí còn cao hơn, là 108,41 triệu tấn. Những con số này đều cao hơn nhiều so với mức 86,07 triệu tấn (dữ liệu chính thức) nhập khẩu trong tháng 12/2021, mặc dù thấp hơn mức đỉnh năm 2021 là 104,95 triệu tấn vào tháng 11.

Dữ liệu của Refinitiv và Kpler thu thập bằng phương pháp theo dõi tàu, có thể không khớp với dữ liệu chính thức của Hải quan do có sự khác biệt về thời điểm hàng hóa được thông quan, nhưng cũng có mối tương quan chặt chẽ với nhau về thời gian làm việc.

Như vậy, nhập khẩu quặng sắt vào nước sản xuất thép số 1 thế giới này đã trên đà tăng mạnh gần nhất trong vòng 5 tháng, cho thấy các nhà máy thép và thương nhân của Trung Quốc đang muốn tích trữ nguyên liệu.

Lao dốc 4 phiên liên tiếp, giá quặng sắt rồi sẽ ra sao? - Ảnh 3.

Tình hình nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc.

Trong khi đó, tồn trữ quặng sắt của Trung Quốc, theo đánh giá của công ty tư vấn SteelHome, là 154,05 triệu tấn trong tuần tính đến ngày 28/1, tiếp tục xu hướng giảm so với mức đỉnh của năm 2021 là 157,5 triệu, đạt được vào giữa tháng 12.

Mặt khác, sản lượng thép của Trung Quốc có thể sẽ tăng trong những tuần tới, khi các chính sách hạn chế chống ô nhiễm áp dụng trong mùa Đông sẽ kết thúc.

Đồng thời, dự kiến Bắc Kinh sẽ tăng cường các biện pháp kích thích kinh tế để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, và điều đó có khả năng sẽ thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu quặng sắt mạnh mẽ hơn nữa.

Một yếu tố khác có thể sẽ hỗ trợ tích cực cho giá quặng sắt là nằm ở phía nguồn cung, với mùa bão đang diễn ra ở bang Western Australia, nơi sản xuất phần lớn sản lượng quặng sắt của Australia - nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới.

Cục Khí tượng Australia đã dự đoán số lượng lốc xoáy năm nay sẽ ở mức trung bình hoặc trên trung bình, làm tăng nguy cơ gián đoạn hoạt động khai thác và vận tải ở Western Australia.

Nhìn chung, các dữ liệu về nhập khẩu và tồn kho cũng như sản lượng thép của Trung Quốc dự kiến tăng mạnh và rủi ro gián đoạn nguồn cung liên quan đến thời tiết sẽ đủ để ngăn giá quặng sắt không giảm mạnh, thậm chí có thể tăng trong thời gian tới.

Tham khảo: Refinitiv, Cnbc

https://cafef.vn/lao-doc-4-phien-lien-tiep-gia-quang-sat-roi-se-ra-sao-20220217232306784.chn

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
7 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
8 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
9 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.811.706 VNĐ / tấn

17.12 UScents / lb

0.23 %

- 0.04

Cacao

COCOA

227.283.028 VNĐ / tấn

8,743.00 USD / mt

1.62 %

- 144.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

226.574.769 VNĐ / tấn

395.34 UScents / lb

0.45 %

+ 1.77

Gạo

RICE

15.146 VNĐ / tấn

12.81 USD / CWT

1.08 %

- 0.14

Đậu nành

SOYBEANS

9.965.489 VNĐ / tấn

1,043.30 UScents / bu

0.29 %

+ 3.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.480.650 VNĐ / tấn

295.95 USD / ust

0.56 %

+ 1.65

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
10 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Mỹ săn nghìn tấn 'vàng xanh' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 0%, Việt Nam là ông trùm đứng thứ 5 thế giới
11 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam ở mặt hàng này.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
15 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá
Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng