Liệu tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam có đạt 1.000 tỷ USD năm 2025?

06/02/2023 11:00
Trong giai đoạn đến năm 2025, theo Chiến lược xuất - nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng xuất- nhập khẩu bình quân năm 7-9%. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất- nhập khẩu đạt 731 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng khá cao này, tổng kim ngạch xuất- nhập khẩu có thể đạt 1.000 tỷ USD năm 2025.

Tỷ giá thương mại cho thấy lợi ích 2 chiều

Tỷ giá thương mại hàng hóa (điều kiện thương mại) 2011-2021 giảm phát tín hiệu mặt bằng giá xuất khẩu có xu hướng giảm nhanh hơn mặt bằng giá nhập khẩu hoặc mặt bằng giá nhập khẩu tăng nhanh hơn mặt bằng giá xuất khẩu, hay có tình trạng mua đắt, bán rẻ. Lợi ích thương mại 2 chiều của Việt Nam có xu hướng giảm hay bất lợi.

Theo Tổng cục Thống kê, nếu tỷ giá này tính trong 1 năm lớn hơn 1 (100%), thương mại quốc tế có lợi. Mặt bằng hay chỉ số giá xuất khẩu tăng cao và mặt bằng hay chỉ số giá nhập khẩu giảm, hoặc mối tương quan khác có lợi cho cả xuất khẩu và nhập khẩu.

Nếu tỷ giá bằng 1, lợi ích thương mại cân bằng. Nếu tỷ giá này nhỏ hơn 1, điều kiện thương mại bất lợi, lợi ích thương mại giảm.

Hầu như các quốc gia đều nỗ lực cải thiện điều kiện thương mại. Xuất khẩu hàng hóa giá cao thông qua chọn hàng có hàm lượng chế biến sâu, giá trị gia tăng cao và hàng công nghệ cao. Nhập khẩu hàng nguyên vật liệu thô, linh kiện, phụ tùng giá thấp.

Đây là chỉ số đánh giá chất lượng thương mại hàng hóa, tạo căn cứ cải thiện chất lượng thương mại hàng hóa.

Khi gặp điều kiện thương mại bất lợi, các quốc gia thường điều chỉnh cơ cấu xuất nhập khẩu, phát huy mặt hàng có lợi thế so sánh cao, lựa chọn đối tác nhập khẩu có lợi thông qua đa dạng hóa nguồn hàng nhập khẩu, tận dụng ưu đãi của hiệp định để nhập khảu giá thấp. Coi trọng tiết kiệm chí phí xuất- nhập khẩu.

Tín hiệu giảm tỷ giá thương mại 2011-2021

Với 14 mặt hàng được công bố bởi Tổng cục Thống kê (Hình dưới), nếu tính trung bình cả giai đoạn, có 5 mặt hàng có tỷ giá nhỏ hơn 1 là rau quả, bánh kẹo & sản phẩm ngũ cốc, xăng dầu các loại, sản phẩm chất dẻo, dây điện & dây cáp điện. Các mặt hàng còn lại có tỷ giá lớn hơn 1.

Liệu tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam có đạt 1.000 tỷ USD năm 2025? - Ảnh 1.

Nếu xét riêng trong 2 năm 2020 và 2021 chỉ có 3 nhóm hàng là chất dẻo nguyên liệu; sản phẩm hóa chất; đá quý, kim loại quý và sản phẩm có tỷ giá cao hơn 1. Các nhóm khá chủ yếu nhỏ hơn 1. Nhóm hàng chất dẻo nguyên liệu có tỷ giá này tăng cao nhất vào năm 2021 (128.42). Nhóm hàng xăng dầu các loại có tỷ giá này thấp nhất vào năm 2020 (83.05), nm 2021 (86.4).

Nếu xét tổng thể cả 14 nhóm hàng trong giai đoạn 2011-2021, tỷ giá này có xu hướng giảm nhẹ với hệ số tương quan âm (-0,1825), Xét riêng năm 2020 tỷ giá này dưới 1 (100%) là 99.26 và năm 2021 là 97.21. Xu hướng này phản ánh tính chất bất lợi của thương mại hàng hóa Việt Nam.

Tăng nỗ lực cải thiện tỷ giá thương mại

Trong giai đoạn đến năm 2025, theo Chiến lược xuất - nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng xuất- nhập khẩu bình quân năm 7-9%. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất- nhập khẩu đạt 731 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng khá cao này, tổng kim ngạch xuất- nhập khẩu có thể đạt 1.000 tỷ USD năm 2025.

Lợi ích thu được từ xuất- nhập khẩu có thể sẽ khá đáng kể. Tuy nhiên, lợi ích này có thể không đạt được như kỳ vọng, nếu tỷ giá thương mại có xu hướng giảm, điều kiện thương mại bất lợi. Chi phí nhập khẩu tăng cùng với doanh thu xuất khẩu tăng không tương xứng làm giảm lợi ích thương mại ròng.

Để cải thiện tỷ giá thương mại, cần tăng nỗ lực xây dựng và thực hiện chiến lược cơ cấu xuất- nhập khẩu phù hợp. Cần chú trọng tăng quy mô và tỷ trọng các mặt hàng có tỷ giá thương mại tăng cao. Cần đầu tư vào công tác nghiên cứu để phát triển sâu thị trường hiện có cùng với tìm thêm các thị trường mới Xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả.

Đối với các mặt hàng có tỷ giá thương mại bất lợi, có thể chỉ duy trì quy mô và tốc độ tăng trưởng hiện có. Tuy nhiên, cần có giải pháp tiết giảm chi phí xuất khẩu, cải thiện chất lượng, gia tăng hàm lượng chế biến sâu, phát triển thương hiệu, nâng cao gia trị gia tăng. Có thể có phương thức giảm hợp lý tỷ trọng các mặt hàng có tỷ giá thương mại giảm và đầu tư vào đổi mới sáng tạo để phát triển mặt hàng mới.

Coi trọng phát triển năng lực sản xuất trong nước, gia tăng hàm lượng nội địa hóa, phát triển các ngành sản xuất thay thế nhập khẩu. Đối với mặt hàng chiến lược như săng dầu cần phát triển năng lực tự chủ, tự cường hoặc xây dựng kế hoạch dự trữ để phản ứng hiệu quả với những biến động bất định của thị trường xăng dầu, và có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu năng lượng kịp thời theo hướng tăng năng lượng tái tạo.

Việc phát triển nền công nghiệp quốc gia tự chủ, tự cường đủ năng lực tạo khối lượng hàng hóa xuất khẩu quy mô lớn với điều kiện thương mại có lợi cần được tính đến trong dài hạn. Lực lượng doanh nghiệp cần tích cực, chủ động phát triển và thích ứng hiệu quả với yêu cầu cải thiện tỷ giá thương mại từng phân đoạn thị trường trong từng giai đoạn./.

Tin mới

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh
2 giờ trước
Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo gỡ khó khăn và bổ sung nguồn vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Khu vực Nam Hà Nội ở đâu là đích ngắm mới của nhà đầu tư bất động sản?
2 giờ trước
Trong bối cảnh bất động sản trung tâm Hà Nội liên tục tăng mạnh, Thường Tín nhanh chóng trở thành cái tên được chú ý nhờ chuẩn bị lên quận, cùng hàng loạt quy hoạch lớn.
Bất thường lượng điện tiêu thụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
3 giờ trước
Theo quy luật hàng năm, mức tiêu thụ điện vào các kỳ nghỉ lễ, tết thường giảm mạnh so với trước lễ nhưng đối với dịp 30/4-1/5 năm nay thì lại trái ngược.
Loạt tour du lịch nước ngoài dưới 10 triệu đồng hút khách dịp cao điểm hè
3 giờ trước
Doanh nghiệp lữ hành đang chào bán hàng loạt tour du lịch nước ngoài cho dịp cao điểm hè với giá chưa tới 10 triệu đồng, thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Tiêu thụ điện trong 5 ngày nghỉ lễ tăng kỷ lục, miền Bắc bị cảnh báo "nóng" về điện
4 giờ trước
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), so với kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2023, kỳ nghỉ lễ này trong năm tiêu thụ điện tăng cao kỷ lục, sản lượng điện tăng 37,2%, công suất tiêu thụ cực đại toàn hệ thống tăng hơn 30,6%.

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu có đường sắt liên vận quốc tế từ ga Cao Xá, Hải Dương đi Trung QuốcDUo
5 giờ trước
Lãnh đạo Bộ GTVT đánh giá, tuyến đường sắt liên vận quốc tế từ ga Cao Xá, tỉnh Hải Dương đi Trung Quốc là một "bước đệm" quan trọng về vận tải đường sắt liên vận quốc tế trong tương lai.
EU có thể áp thuế lên tới 55% với xe điện Trung Quốc
5 giờ trước
Xe điện từ các công ty Trung Quốc dự kiến chiếm 11% thị trường của EU trong năm 2024 và con số này có thể đạt 20% vào năm 2027.
Chưa thu phí dịch vụ trên đoạn cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo
6 giờ trước
Sáng 2/5, trao đổi với Dân Việt, đại diện đơn vị quản lý cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo cho biết tạm thời chưa thu phí các loại ô tô đi trên đoạn cao tốc này.
Nissan Almera mới sẽ ra mắt Việt Nam nửa cuối năm 2024, nâng cấp cả thiết kế lẫn trang bị, tăng sức cạnh tranh với Vios, City
6 giờ trước
Nissan Almera mới là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời và được nhập khẩu từ Thái Lan.