Lĩnh án phạt 2,8 tỷ USD, cổ phiếu tăng 8%, Alibaba vẫn chưa thoát "kiếp nạn"?

12/04/2021 13:43
Câu trả lời là chưa bởi còn rất nhiều rủi ro ở phía trước đang đón chờ "con cưng" của Jack Ma.

Khi Qualcomm Inc. bị các cơ quan quản lý chống độc quyền của Trung Quốc đưa ra án phạt kỷ lục vào năm 2015, lãnh đạo của công ty sản xuất chip của Mỹ có thể mở rượu ăn mình vì thoát khỏi kiếp nạn. Dù chịu khoản phạt 975 triệu USD nhưng phán quyết của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia đã kết thúc cuộc điều tra kéo dài 1 năm với công ty và chấp thuận mô hình kinh doanh và công nghệ của nó.

Sự thoát chết may mắn của Qualcomm Inc. đã giúp doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng với thị trường đông dân nhất thế giới. Trong giai đoạn 6 năm tiếp theo, doanh số của Qualcomm ở Trung Quốc tăng mạnh mẽ trong khi hoạt động kinh doanh toàn cầu của họ sụt giảm.

Tuy nhiên, Alibaba khó có may mắn như vậy. Án phạt chống độc quyền mà gã thương mại điện tử của Trung Quốc phải gánh là 2,8 tỷ USD. Ngay cả việc thị trường phản ứng tích cực sau khi Alibaba nhận án phạt cũng không đồng nghĩa với việc sóng gió đã qua.

Lĩnh án phạt 2,8 tỷ USD, cổ phiếu tăng 8%, Alibaba vẫn chưa thoát kiếp nạn? - Ảnh 1.

Cơ quan chống độc quyền Trung Quốc nhấn mạnh Alibaba đã buộc người bán hàng phải lựa chọn sử dụng nền tảng của họ hay đối thủ. Điều này gây tổn hại cho cả người kinh doanh và khách hàng. Cuộc điều tra từ tháng 12/2020 đã chính thức khép lại với án phạt lớn chưa từng có nhưng tai ương chưa hẳn đã hết.

Ngay sau khi án phạt được công bố, Alibaba đã phản hồi bằng một bức thư 550 từ. "Alibaba sẽ không có được sự phát triển nếu không tuân theo các quy định và quy tắc hợp lý của chính phủ. Sự giám sát, tạo điều kiện và hỗ trợ từ chính phủ là điều tối quan trọng trong quá trình phát triển của chúng tôi", Alibaba cho biết.

Nếu mọi việc có thể kết thúc ở đây, rõ ràng Alibaba sẽ thắng lớn. Mức phạt khủng này chỉ tương đương 4% doanh thu nội địa hàng năm của Alibaba. Trước đó, Qualcomm gánh chịu mức phạt gấp đôi với 8% doanh thu của họ ở Trung Quốc.

Theo các nhà quản lý, tội lớn nhất của Qualcomm là tính phí cấp phép cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh dựa trên tổng chi phí các bộ phận trong một thiết bị, bao gồm cả những thành phần không phải do Qualcomm cung cấp. Để điều chính, Qualcomm chỉ cần giảm giá thu phí xuống và tách các bằng sáng chế của mình ra để thu chính xác hơn.

Tuy nhiên, rủi ro đối với Alibaba là hình phạt này bắt đầu cho một sự thay đổi lớn đối với mô hình kinh doanh của nó. Điều thu hút người mua đến với các nền tảng của Alibaba (Taobao và Tmall) chính là hầu hết mặt hàng đều sẵn có và không thể tìm thấy ở nơi khác. Chỉ riêng điều đó cũng đã là một lợi thế cạnh tranh to lớn.

Dẫu vậy, cơ quan quản lý cũng lưu ý rằng cách tiếp cận như vậy làm tổn thương người tiêu dùng, hạn chế đổi mới và cản trở dòng chảy tự do của dịch vụ. Nói cách khác, có ít chỗ cho doanh nghiệp phát triển và hạn chế ý tưởng mới xuất hiện khi thị trường bị ai đó thao túng.

Sau khi bị đưa vào tầm ngắm, hồi tháng 2, CEO Daniel Zhang đã tìm cách hạ bớt tầm quan trọng của độc quyền với hoạt động kinh doanh của Alibaba. Dẫu vậy, điều này không làm thay đổi thực tế rằng vài năm trước, chính Zhang đã nói với các nhà đầu tư rằng họ đạt tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc nhờ chính sách độc quyền này. Alibaba tiếp tục lên các kế hoạch để duy trì điều đó.

Lĩnh án phạt 2,8 tỷ USD, cổ phiếu tăng 8%, Alibaba vẫn chưa thoát kiếp nạn? - Ảnh 2.

Jack Ma và Daniel Zhang.

Với người tiêu dùng Trung Quốc đang bắt đầu trưởng thành và một nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, việc giảm thiểu những lợi thế chiến lược không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng doanh thu mà còn tổn hại đến tỷ suất lợi nhuận. Công ty buộc phải chi nhiều hơn cho các hoạt động tiếp thị để thúc đẩy lưu lượng truy cập thay vì nằm im để khách tự tìm tới nhờ độc quyền như trước kia.

Khi lợi thế này bị loại bỏ hoàn toàn, nhiều người có thể không chọn bán những mặt hàng cụ thể trên gian hàng của Alibaba. Điều này không chỉ làm giảm doanh thu mà còn ảnh hưởng tới danh tiếng của Alibaba như là nơi bạn có thể tìm thấy tất cả mọi thứ.

Tuy nhiên, điều tồi tệ nhất có thể tới từ cái nhìn sâu sắc hơn của các nhà quản lý về mô hình kinh doanh rộng lớn của Alibaba. Ngoài lĩnh vực thương mại điện tử đơn thuần, công ty đang đi sâu vào lĩnh vực bán lẻ offline, giao hàng và giải trí. Phía Alibaba cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mua hàng trên Taobao nhưng được ship tận cửa và thanh toán qua Alipay. Việc bán hàng sẽ kích hoạt cả hệ thống của Alibaba.

Hiện tại, giấc mơ này lại đang trở thành nỗi ám ảnh. Ant Group đã bị hủy thương vụ chào sàn kép ngay phút chót. Alibaba sở hữu 33% cổ phần của Ant, điều có thể khiến nó bị nhà chức trách tập trung giám sát hơn. Cả Alibaba và Ant đều do tỷ phú Jack Ma sáng lập.

Trước đó, cơ quan quản lý ra án phạt với Alibaba cũng đã ban hành quy định mới nhằm chấm dứt tình trạng trợ cấp chéo. Các hoạt động bị cấm khác là sử dụng dữ liệu để nhắm mục tiêu tới các khách hàng cụ thể. Tuy nhiên, đây lại là công nghệ quan trọng đối với các công ty lớn như Alibaba.

Hiện tại, khó đòn đánh nào có thể hạ gục được gã khổng lồ Alibaba. Tuy nhiên, hàng nghìn vết cắt nhỏ lại có tính sát thương cao hơn rất nhiều. Nếu tiếp tục gặp tai ương, Alibaba có thể không trụ vững. Đó là điều mà phiếu phạt 2,8 tỷ USD chưa thể giải quyết được.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
4 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
4 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
5 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
6 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
6 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.