Lúa hè thu 2019: Lại loay hoay “rớt giá, khó bán”

22/06/2019 08:47
“Rớt giá - khó bán”, nhiều nơi, nông dân (ND) thu hoạch xong cả chục ngày vẫn chưa tìm được người mua. Mới bước vào đầu vụ thu hoạch nhưng việc tiêu thụ lúa vụ hè thu 2019 đã rơi vào ngõ hẹp. Đã vậy, mưa kèm gió mạnh những ngày qua làm nhiều ruộng lúa đổ ngã, ngâm mình trong biển nước...

Giữa bốn bề khốn khó

Về An Giang, Đồng Tháp - hai vựa lúa lớn của ĐBSCL - vào thời điểm đầu vụ thu hoạch lúa hè thu, tôi chứng kiến cảnh ND dài cổ chờ bán lúa... với giá thấp. Ngồi trước đám ruộng sắp thu hoạch, gương mặt ông Bùi Văn Dũng (xã Núi Voi, Tịnh Biên, An Giang) buồn rười rượi: “Chưa thu hoạch, nhưng biết chắc lỗ mấy chục triệu đồng rồi”.

Ông Dũng trồng hơn 80 công (1.000m2/công), do năm nay thời tiết bất thường nên năng suất lúa chỉ được 400 - 500kg/công, giảm nhiều so với trung bình cùng kỳ nhiều năm. Điều này đã trực tiếp đẩy giá thành lúa lên cao, ước bình quân 2,2 triệu đồng/công. Thế nhưng, giá bán lại đang lao dốc. Hiện lúa IR50404 đang dưới 4.000đ/kg, mức thấp kỷ lục nhiều năm qua. Với giá này, bình quân ND lỗ lên đến 200.000 đồng/công. Với 80 công, ông Dũng lỗ gần 20 triệu đồng. Đó là chưa kể đến chi phí nhân công mà ông và gia đình đã đổ vào đây suốt hơn 3 tháng qua.

Tuy nhiên, theo ông Dũng, nếu được lỗ ở mức này là may mắn. “Vừa rồi, có người trồng 12 công lúa, lúc bán xong chỉ được 14 triệu đồng, nản quá phải bỏ đi Bình Dương làm thuê” - ông Dũng chia sẻ.

Đây cũng là tình cảnh chung mà hàng nghìn ND vùng ĐBSCL đang hứng chịu trong mùa lúa rớt giá. Trong khi đó, hầu hết ND đều có nhu cầu bán lúa ngay sau thu hoạch để trang trải những thúc bách từ chi phí vụ trước, rồi chi phí vụ liền kề và chi trả các khoản sinh hoạt trong gia đình... Vì thế, nhiều người đã dễ dàng rơi vào những chiếc “bẫy” của thương lái (TL). Điển hình là trường hợp của hơn 30 ND xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) vừa trải qua.

Nỗi oan thương lái

Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều ND đổ lỗi tiêu thụ khó khăn cũng như giá lúa xuống thấp là do TL. “Chính TL lên kịch bản chậm mua lại để đè giá lúa...” - một lão nông ở Tháp Mười bức xúc.

Tuy nhiên, theo ThS Nguyễn Phước Tuyên (Đồng Tháp) - chuyên gia nghiên cứu độc lập về lĩnh vực nông nghiệp - đây là hàm oan cho TL. Bởi thực tế, TL chỉ đóng vai trò “cầu nối” trong bối cảnh doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo chưa bố trí được mạng lưới thu mua cơ sở. Các tổng công ty, DN xuất khẩu gạo mới là nơi quyết định toàn bộ, từ chủng loại, chất lượng gạo cho đến việc bán cho ai, giá cả và thời điểm bán... sau đó mới ra giá cho TL thu mua.

Trở lại chuyện vụ lúa hè thu 2019, theo ThS Tuyên, hiện hai trong số các khách hàng lớn của gạo Việt Nam là Philippines và Trung Quốc đang tạm ngưng nhập khẩu, đã khiến đầu ra hạt lúa trong nước gặp khó như hiện nay. “Trong đó, Philippines =tạm ngưng nhập khẩu gạo để chờ kết quả thu hoạch lúa trong nước. Còn Trung Quốc, một mặt các tỉnh hạn chế nhập khẩu gạo để sử dụng lượng gạo dự trữ trong nước lên đến 80 triệu tấn, một mặt tổ chức bán tháo gạo tồn kho với giá rẻ sang các quốc gia Châu Phi”. Cụ thể, Trung Quốc sẽ bán 797.000 tấn gạo (nhiều hơn lượng gạo VN xuất khẩu cả tháng 5) với giá 1.852 NDT/tấn (tương đương 268 USD/tấn và 6.278 đồng/kg). Điều này cho thấy, gạo Việt không chỉ gặp khó khi chen chân vào thị trường Trung Quốc trong thời gian tới, mà còn bị gạo Trung Quốc cạnh tranh gay gắt tại thị trường thứ ba. Nói cách khác, DN xuất khẩu gạo Việt Nam bị hẹp đầu ra nên kéo theo TL giảm mua lúa trong dân, là nguyên nhân khiến lúa rớt giá...

“Đói” thông tin

Thật ra, không phải đến bây giờ, mà lâu nay ND trồng lúa luôn bấp bênh theo sự trồi sụt thất thường của giá gạo xuất khẩu và nguyên nhân chính là do đói thông tin. Đầu tháng 5 vừa qua, khi được Bộ Công Thương hướng dẫn về Đồng Tháp tìm hiểu thực tế, Hiệp hội doanh nghiệp lương thực Trung Quốc - quốc gia có nhu cầu nhập khẩu gạo với số lượng lớn - đã bày tỏ ngạc nhiên vì trước đó chưa hề biết Việt Nam xây dựng thương hiệu, hình ảnh lúa gạo cao đến vậy.

Ông Đào Việt Anh - Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc - cho biết thêm: “DN xuất khẩu gạo Việt Nam không chỉ “đói” thông tin về đối tác mà còn thiếu thông tin để đối tác tìm hiểu về mình. Đặc biệt hơn, phía DN Việt Nam còn thiếu thông tin về các DN nằm ở vùng sâu của Trung Quốc”. Vì thế, đến nay vẫn chưa có thương hiệu gạo lớn Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc. Đây chính là căn nguyên của “chứng bệnh” khiến gạo Việt bị hẹp đầu ra, rồi dồn đẩy hạt lúa trong nước vào vòng luẩn quẩn của điệp khúc buồn: Đến mùa, rớt giá, khó bán.

Tin mới

Thương hiệu Việt đằng sau những chiếc áo đấu của đội huyền thoại Brazil trong chuyến du đấu Việt Nam
10 giờ trước
Chuyến du đấu của đội bóng huyền thoại Brazil đến Việt Nam đã để lại những dư âm cực kỳ tốt đẹp với NHM và có thể là nơi “chắp cánh” cho ước mơ vươn ra quốc tế của một thương hiệu Việt.
Vải thiều mất mùa, doanh nghiệp giảm sản lượng xuất khẩu
10 giờ trước
Trước thực trạng cây vải thiều không ra hoa, đậu quả, doanh nghiệp xuất khẩu chỉ dám ký nhận cung cấp cho đối tác nước ngoài 20% sản lượng dự kiến trước đó.
Chỉ có thể là Bill Gates: 7 năm trước đã thấy trước một trật tự thế giới mới với các 'đặc vụ AI' kiến thức siêu nhiên như ChatGPT - một tay sau màn đưa Microsoft thành công ty 3.000 tỷ USD
8 giờ trước
Các nguồn tin nội bộ cho hay nếu như CEO Satya Nadella được xem là người lát những viên gạch vàng cho công trình Microsoft trị giá 3.000 tỷ USD thì Bill Gates vẫn liên tục là người xây móng cho công trình đó.
Triệt phá kho hàng Thái Lan giả: Thu hơn 2 tấn hóa chất, tem vỏ, 10.000 can nước giặt, nước rửa bát...
7 giờ trước
Lợi dụng nhu cầu của người tiêu dùng “chuộng” dùng hàng ngoại là hàng Thái Lan, các đối tượng đã thuê nhà xưởng, thành lập công ty để sản xuất nước giặt, nước rửa bát giả để tiêu thụ.
Bộ trưởng Giao thông chỉ đạo 'nóng' về giá vé máy bay
6 giờ trước
Trước phản ánh giá vé máy bay tăng cao trong dịp lễ 30/4-1/5, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng vừa yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam khẩn trương rà soát, kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé máy bay của các hãng hàng không.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.042.948 VNĐ / tấn

164.70 JPY / kg

2.30 %

+ 3.70

Đường

SUGAR

10.828.873 VNĐ / tấn

19.38 UScents / lb

0.68 %

+ 0.13

Cacao

COCOA

188.808.845 VNĐ / tấn

7,449.50 USD / mt

-1.50 %

- -113.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

118.927.618 VNĐ / tấn

212.84 UScents / lb

-1.71 %

- -3.69

Đậu nành

SOYBEANS

11.149.601 VNĐ / tấn

1,197.24 UScents / bu

2.75 %

+ 32.03

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.321.793 VNĐ / tấn

369.45 USD / ust

1.25 %

+ 4.55

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.116.313 VNĐ / tấn

43.16 UScents / lb

-0.19 %

- -0.08

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vườn bằng lăng trăm tỷ tốn 1,5 triệu/ngày thuê người tưới, chủ tự hào "cây oách nhất Việt Nam đều ở đây"
8 giờ trước
Vườn của chị Hải, anh Hòa có 450 cây bằng lăng, là thành quả hàng chục năm đi khắp trong Nam ngoài Bắc sưu tầm được.
Cà phê 'ngóng trông' tín hiệu mùa vụ
9 giờ trước
Giá cà phê trong nước cũng như giao dịch trên sàn quốc tế liên tục phá đỉnh lịch sử. Điều này khiến cho không chỉ thị trường trong nước mà ngay cả thị trường thế giới đều đang ngóng trông vào các tín hiệu mùa vụ từ các nước có nguồn cung lớn. Mối lo ngại về vụ cà phê không thuận lợi ở Brazil và Việt Nam đang tích cực hỗ trợ giá cà phê lên cao.
Thị trường ngày 03/5: Giá cà phê giảm hơn 7%, vàng, đồng, cao su tiếp tục giảm
11 giờ trước
Phiên giao dịch 02/5, giá dầu giảm nhẹ bởi nhu cầu toàn cầu yếu, vàng cũng giảm với khả năng lãi suát ở mức cao trong thời gian dài hơn, cà phê robusta giảm hơn 7%.
Giá cà phê thế giới lao dốc, vì sao?
11 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên thế giới đã có phiên giảm giá hơn 100 USD/tấn. So với mức đỉnh thiết lập cuối tháng 4-2024, giá cà phê đã giảm khoảng 500 USD/tấn