Lượng khách du lịch nội địa tăng mạnh trong năm 2022, nhưng chi tiêu vẫn thấp

21/11/2022 09:04
Thị trường du lịch nội địa luôn là cứu cánh khi ngành du lịch gặp khủng hoảng. Do đó, việc đảm bảo cho thị trường trong nước thích ứng, phục hồi và phát triển bền vững hậu COVID-19 được đặc biệt quan tâm.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam chia sẻ, qua các cuộc khủng hoảng, nhất là những tác động mạnh mẽ như đại dịch COVID-19, thị trường du lịch nội địa luôn là cứu cánh của ngành du lịch. Đây cũng là thị trường phục hồi nhanh, lấy lại đà phát triển vượt mong đợi.

Qua nghiên cứu về thị trường khách nội địa giai đoạn 2016 - 2022 trên phạm vi toàn quốc, theo Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, du lịch nội địa đã khẳng định vai trò tích cực trong mỗi giai đoạn phát triển. Lượng khách du lịch nội địa tăng đều qua các năm và đạt đỉnh vào năm 2019 với 85 triệu lượt. Trong 10 tháng năm 2022, lượng khách du lịch nội địa đã đạt 91,8 triệu lượt, vượt qua con số cả năm 2019. Mức tăng trưởng hàng năm lên tới 2 con số cho thấy sự phát triển đáng kinh ngạc của ngành du lịch, được ví như là nền kinh tế xanh Việt Nam.

Khách nội địa ngày càng có đóng góp tích cực vào tổng thu của ngành du lịch. Năm 2015, khách nội địa mới chỉ đóng góp 158.000 tỷ đồng vào tổng thu toàn ngành, đến năm 2019, tăng lên 334.000 tỷ đồng, gấp 2,1 lần, tăng trưởng bình quân đạt khoảng 20,5%/năm. Thu từ khách nội địa chiếm khoảng 41 - 44% trong cơ cấu tổng thu toàn ngành.

Tuy nhiên, nếu so sánh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, thì cả tổng lượng khách và tổng thu từ du khách trong nước vẫn còn nhiều điều phải tính đến. Đơn cử, chi tiêu của khách du lịch nội địa trung bình 977.700 đồng/ngày vào năm 2011, nhưng đến năm 2020 cũng chỉ đạt 1,15 triệu đồng.

Khách nội địa thường đi du lịch vào thời điểm học sinh nghỉ hè và những ngày lễ lớn, như Tết Dương lịch, Tết Âm lịch, 30/4 và 1/5, cuối tuần. Chủ yếu khách đi cùng nhóm bạn bè, gia đình, với độ dài chuyến đi trung bình 3-4 ngày dịp hè và 1-3 ngày dịp lễ. Các mùa khác thì rất vắng.

Các điểm đến mà khách du lịch nội lựa chọn là nghỉ dưỡng biển, một số lựa chọn nghỉ dưỡng núi, cũng chỉ tập trung vào khoảng hơn chục địa phương. Nhiều địa phương có tiềm năng du lịch tốt, nhưng vắng khách vì giao thông không thuận lợi và hạ tầng kém phát triển. Loại hình du lịch khách lựa chọn cũng không đa dạng, phong phú.

Theo PGS-TS Phạm Hồng Long, Trưởng khoa Du lịch học (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội), từ những tác động của đại dịch COVID-19, có thể thấy thực trạng du lịch Việt Nam đang bị phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu từ khách quốc tế, trong khi thị trường khách nội địa khổng lồ vẫn chưa được quan tâm khai thác tương xứng với tiềm năng.

Năm 2022, ngành du lịch đặt mục tiêu đón 65 triệu lượt khách, trong đó 60 triệu lượt khách trong nước và 5 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu mang lại 400.000 tỷ đồng. Nhìn vào mục tiêu này, có thể thấy, du lịch nội địa vẫn là thị trường trọng điểm của ngành.

Do đó, ông Phạm Hồng Long cho rằng, các chương trình du lịch cần đổi mới, sáng tạo hơn trong cách tiếp cận điểm đến, di chuyển và sử dụng dịch vụ. Dựa trên sự chuyển dịch xu hướng của du khách trong trạng thái bình thường mới, các doanh nghiệp lữ hành cần tập trung xây dựng các nhóm sản phẩm có điểm nhấn về mặt trải nghiệm phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.

Bên cạnh các dòng sản phẩm du lịch có tính đại chúng cao như du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh, lễ hội; du lịch đô thị; du lịch đêm; du lịch ẩm thực..., ông Phạm Hồng Long nhấn mạnh: “Các dòng sản phẩm du lịch theo xu hướng mới cần được chú trọng phát triển nhiều hơn sau thời kỳ COVID-19, dựa trên đặc điểm thị hiếu của khách du lịch đó là sản phẩm nghỉ dưỡng cao cấp, chăm sóc, sức khỏe, chữa bệnh, sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, thể thao, du lịch thông minh”.

Khẳng định trong bối cảnh bình thường mới, nhu cầu và thói quen tiêu dùng của khách có nhiều thay đổi, để thúc đẩy phát triển du lịch nội địa, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần chỉ đạo Tổng cục Du lịch xây dựng cơ chế, chính sách riêng biệt và cụ thể đối với thị trường khách trong nước để thúc đẩy hoạt động du lịch nội địa phát triển mạnh và bền vững trong điều kiện mới.

Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa sản phẩm và mang đậm tính vùng miền địa phương, phát triển các loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch văn hóa, du lịch làng nghề truyền thống, du lịch nghệ thuật, du lịch sinh thái, du lịch thể thao mạo hiểm. Đồng thời, ngành du lịch khuyến khích sản phẩm du lịch mới tại những khu vực còn khó khăn nhưng có tiềm năng du lịch ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực nông thôn một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng.

Để phát triển du lịch nội địa bền vững, các địa phương tăng cường năng lực quản lý điểm đến, dịch vụ du lịch an toàn; Triển khai có hiệu quả bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch; Thiết lập, kết nối mạng lưới trong thúc đẩy du lịch nội địa; Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường và xúc tiến du lịch…

Tin mới

Hãng xe Trung Quốc đăng ký bản quyền công nghệ nhiều gấp 16 lần Tesla: Elon Musk đang mất dần tính sáng tạo?
10 giờ trước
Chuyện gì đang diễn ra với Tesla, hãng khởi đầu cho cuộc cách mạng xe điện toàn cầu?
Biển số ngũ quý 51K-777.77 trúng đấu giá 3,64 tỷ đồng
10 giờ trước
Trong phiên đấu giá biển số sáng 22/9, các biển số đẹp 51K-868.68 và 51K-777.77 được trả giá cao nhất, lần lượt 4,86 tỷ đồng và 3,64 tỷ đồng.
Nông dân 'hái ra tiền' nhờ giá sầu riêng phi mã
10 giờ trước
Huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa hiện có khoảng 2.600 ha trồng cây sầu riêng. Với giá bán từ 75.000-95.000 đồng/kg, trung bình người nông dân thu về 700 triệu đến 1 tỷ đồng/ha.
Ngành xe hơi Mỹ đau đầu với những lao động muốn được ‘tăng lương, nghỉ nhiều’ dù năng suất giảm tốc
9 giờ trước
Tờ WSJ cho hay lao động ngành ô tô Mỹ muốn tăng lương giảm giờ làm, nhưng điều này khó có thể thực hiện trong bối cảnh các tập đoàn điêu đứng vì cuộc cách mạng xe điện.
iPhone 15 chính hãng cháy hàng trên mọi mặt trận tại Việt Nam sau khi mở đặt trước
9 giờ trước
Từ sáng ngày 22/9, Apple Store online và các cửa hàng bán lẻ ủy quyền của Apple tại Việt Nam đã cho người dùng đặt trước loạt sản phẩm iPhone 15.

Tin cùng chuyên mục

Làm việc tại Đại học RMIT: hòa nhập, đổi mới và tạo tác động
7 giờ trước
Với môi trường làm việc đề cao những giá trị cấp tiến và phúc lợi nhân viên, Đại học RMIT Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những “Nơi làm việc tốt nhất châu Á”.
Chi tiết Porsche Cayenne 2024 tại Việt Nam: Giá từ 5,56 tỷ, khoang lái 3 màn hình, mạnh hơn, đèn đắt tiền thành tiêu chuẩn
8 giờ trước
Porsche Cayenne 2024 nhanh chóng về Việt Nam sau chưa đầy nửa năm ra mắt thị trường quốc tế. Bản nâng cấp lần này có nhiều thay đổi đắt giá.
Cùng lăn bánh 1,7 tỷ đồng, mua VinFast VF 9 hay Hyundai Palisade?
8 giờ trước
Cùng có giá lăn bánh cao nhất khoảng 1,7 tỷ đồng, VinFast VF 9 hướng tới giới doanh nhân cấp tiến đề cao sự sang trọng, có lối sống hiện đại, quan tâm đến môi trường, trong khi Hyundai Palisade sẽ phù hợp với những người thực dụng, cần một chiếc xe to hơn Santa Fe với mức giá không quá cao.
‘Gã nhà quê’ Viettel và câu chuyện tốt hơn chứ không phải tốt nhất ở Better Choice Awards 2023
9 giờ trước
Ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) đã lấy Viettel làm ví dụ điển hình cho sự lựa chọn của người tiêu dùng là tốt hơn (Better) chứ không phải tốt nhất (The best) khi giới thiệu về Giải thưởng Better Choice Awards 2023.