Mận vừa vào mùa đã 'vấp' cảnh rớt giá thê thảm

04/06/2025 07:01
Mận hậu đang chín rộ khắp các sườn đồi Tây Bắc. Từ Chiềng Khừa, Lóng Sập, thị xã Mộc Châu, Sơn La đến Chiềng Tương, Yên Châu, Sơn La, những vạt mận sai trĩu, đỏ rực. Tuy nhiên, giá mận đầu mùa đã xuống rất thấp.

Chỉ vài nghìn đồng/kg

Những ngày này, ở bản Lóng Sập, xã Lóng Sập, thị xã Mộc Châu, Sơn La , bà Mè Thị Liên cùng con gái thường vác sọt lên nương từ khi trời còn chưa rạng. Họ tranh thủ hái mận lúc nắng chưa lên, khi những quả mận hậu đỏ au đang vào độ chín rộ. Cây mận nhà bà năm nay sai quả, đều tăm tắp, mỗi cây cho hơn 30-40kg. Thế nhưng, niềm vui chẳng trọn khi thương lái đến mua rất thưa thớt, lại trả giá rẻ bèo.

“Mận đẹp thế này mà chỉ được 3.000-5.000 đồng/kg, có lúc còn bị ép giá chỉ còn 1.000 đồng/kg. Bà con không dám thuê người hái nữa vì bán không đủ trả công. Để lại cũng chẳng ai ăn, quả rụng gốc nhìn sốt ruột lắm”, bà Liên nói.

Mận vừa vào mùa đã 'vấp' cảnh rớt giá thê thảm - Ảnh 1

Ở bản Cang, xã Chiềng Khừa, ông Hà Văn Son cũng đang trải qua mùa mận nhiều nỗi buồn. Cả gia đình ông dựa vào mấy chục gốc mận làm nguồn thu chính trong năm. Vào vụ, vợ chồng ông thức từ mờ sáng để hái mận, đóng túi chờ người tới mua. Mận sai trĩu cành, nhưng giá rớt thê thảm, sức mua yếu khiến cả vụ mùa đứng trước nguy cơ “trắng công”.

“Chăm cả năm, giờ bán rẻ quá thì coi như công cốc, để lâu thì hỏng hết, có cây chín đỏ cả tuần mà chẳng ai thèm ngó”, ông Son ngán ngẩm.

Tại xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, vùng trồng mận hậu lớn nhất nhì huyện với 300ha và sản lượng năm 2024 đạt hơn 2.100 tấn, tình cảnh cũng không khá hơn. Theo người dân, từ đầu vụ tới nay, lượng mận bán ra rất chậm, giá liên tục giảm.

Không chỉ người trồng, thương lái cũng rơi vào thế bị động. Chị Lò Thị Hoa - thương lái từ xã Phiêng Khoài (huyện Yên Châu) cho hay: “Chúng tôi cũng muốn thu mua giúp bà con, nhưng nhiều chợ đầu mối ở miền xuôi tạm ngừng nhập thêm vì tồn hàng. Hàng đi mà không bán được thì quay đầu, lỗ nặng”.

Trồng trọt chưa gắn liền với tiêu thụ, chế biến

Mận hậu ở Sơn La hiện nay vẫn được trồng chủ yếu theo hộ gia đình, chưa liên kết theo chuỗi giá trị. Trong khi đó, mận là loại quả khó bảo quản dài ngày, nếu không bán nhanh sẽ bị hỏng, giảm giá trị.

Anh Thào A Trống - Chủ tịch Hội Nông dân xã Chiềng Khừa - nhìn nhận, các hộ hiện trồng từ vài chục đến vài trăm gốc nhưng thu hoạch rải rác. Thương lái cũng chỉ chọn mận to, đẹp, phần còn lại bà con phải mang đi bán lẻ, tự xoay xở. Sự thiếu vắng mô hình hợp tác xã hay doanh nghiệp chuyên trách thu gom, bảo quản và chế biến khiến nông sản dễ rơi vào cảnh “được mùa, mất giá” như hiện nay.

Ông Giàng A Sứ - Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Tương - xác nhận, giá mận năm nay dao động 3.000-5.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. “Xã đang bàn bạc để có phương án hỗ trợ bà con, nhất là tìm đầu mối thu gom và tổ chức sản xuất theo hướng tập trung”, ông Sứ cho biết.

Mận vừa vào mùa đã 'vấp' cảnh rớt giá thê thảm - Ảnh 2

Theo ông Sứ, khó khăn hiện nay nằm ở chỗ thiếu đầu mối thu gom lớn, sản xuất chưa đồng đều, người dân chưa tiếp cận được kỹ thuật bảo quản hoặc chế biến sau thu hoạch. Trong khi đó, tại một số nơi như thuộc huyện Yên Châu hay thị xã Mộc Châu việc thành lập hợp tác xã trồng mận gắn với tiêu thụ đã bước đầu phát huy hiệu quả. Các HTX đứng ra đàm phán với doanh nghiệp thu mua, hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc, bao bì, bảo quản lạnh, qua đó ổn định giá cả, giúp nông dân yên tâm sản xuất.

Ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La từng kỳ vọng, mận trở thành sản phẩm OCOP, kết nối với du lịch và thương mại điện tử. Hiện nay, tổng diện tích mận hậu của riêng huyện Mộc Châu đã lên tới hơn 1.200 ha, sản lượng dự kiến hơn 7.000 tấn mỗi năm. Dù được xác định là cây trồng chủ lực, nuôi sống hàng nghìn hộ dân nhưng đầu ra cho sản phẩm này vẫn đang rất bấp bênh.

Tin mới

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cà phê gửi kiến nghị khẩn lên Thủ tướng
1 phút trước
Hiệp hội ngành hàng cà phê và gạo vừa có văn bản kiến nghị đưa 2 mặt hàng này ra khỏi danh mục chịu thuế GTGT.
Lô viên sủi quen thuộc vừa bị Bộ Y tế đề nghị tạm dừng lưu thông vì không đạt chất lượng
53 phút trước
Lô thực phẩm bảo vệ sức khỏe Apiroca-B mới sản xuất vừa bị Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị tạm dừng lưu thông do không đạt chất lượng.
Đua nhau đổi xe máy xăng lấy xe điện, các hãng đem xe xăng đi đâu?
20 phút trước
Nhiều người thắc mắc sau khi bên thu xe máy xăng với số lượng khá lớn, các hãng sẽ mang số xe này đi đâu?
'Thủ phủ' xe máy cũ ở Hà Nội ế ẩm trước thông tin xe xăng sắp bị thay thế
2 giờ trước
Vốn nổi tiếng là nơi rất hút khách nhưng nay chợ xe máy cũ trên phố Chùa Hà (phường Cầu Giấy, Hà Nội) lại rất vắng vẻ trước thông tin sắp cấm xe xăng.
Khách Tây trúng Jackpot 2 Power 6/55 Vietlott hơn 32 tỷ, tiết lộ thói quen suốt 3 năm ở Việt Nam
2 giờ trước
Tấm vé trúng thưởng Jackpot 2 Power 6/55 Vietlott được anh mua tại điểm bán Vietlott số 16 Nguyễn Quý Đức, Phường Bình Trưng, TP. Hồ Chí Minh.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.990.624 VNĐ / tấn

173.60 JPY / kg

2.42 %

+ 4.10

Đường

SUGAR

9.380.531 VNĐ / tấn

16.28 UScents / lb

1.75 %

- 0.29

Cacao

COCOA

217.895.655 VNĐ / tấn

8,337.00 USD / mt

2.62 %

+ 213.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

171.505.841 VNĐ / tấn

297.65 UScents / lb

2.52 %

- 7.70

Gạo

RICE

15.025 VNĐ / tấn

12.64 USD / CWT

0.72 %

+ 0.09

Đậu nành

SOYBEANS

9.596.123 VNĐ / tấn

999.25 UScents / bu

0.50 %

- 5.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.114.333 VNĐ / tấn

281.65 USD / ust

0.51 %

- 1.45

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Tìm "mỏ vàng” trên cây thuốc có từ 2.000 năm trước, kiếm tiền tỷ/năm
17 giờ trước
Từ bỏ mức lương hàng tỷ đồng/năm ở thành phố lớn, người đàn ông này gây sốc khi chọn về quê, biến những mảnh đất bị bỏ hoang thành nơi “trồng vàng”.
Khai phá thị trường mới, tiếp tục đưa trái cây Việt lên kệ hàng quốc tế
21 giờ trước
Với những tín hiệu tích cực từ thị trường quốc tế và năng lực sản xuất ngày càng nâng cao, nhiều trái cây Việt đang đứng trước cơ hội lớn để bứt phá về xuất khẩu. Tuy nhiên, bài toán đặt ra hiện nay là làm sao khai mở hiệu quả các thị trường tiềm năng, tối ưu hóa chuỗi giá trị, qua đó phát huy triệt để lợi thế so sánh mà những loại trái cây này đang sở hữu.
Nga, Ukraine đua nhau gửi đến Việt Nam hàng trăm nghìn tấn 'báu vật' nông sản: Thuế nhập khẩu 0%, nước ta lọt top 10 tiêu thụ nhiều nhất thế giới
22 giờ trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Nga đã tăng gần gấp 3 lần với giá cực kỳ cạnh tranh.
Thịt lợn ế chưa từng có
1 ngày trước
Gần một tháng qua, dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi. Tiểu thương bán thịt lợn tại các chợ cũng đang “đứng ngồi không yên” vì thịt ế ẩm, dù thịt đã được kiểm dịch và có nguồn gốc rõ ràng.