Mcredit - Chủ động và đa dạng về nguồn vốn để tiếp tục tăng tốc

16/09/2022 10:00
Nhờ ứng dụng số hóa cao trong kinh doanh và quản lý, vận hành, 6 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận trước thuế của Mcerdit đã tăng ấn tượng, gần bằng cả năm 2021.

Mcredit tiếp tục chủ động và đa dạng hóanguồn vốn, tận dụng tối đa lợi thế riêng có từ hệ sinh thái MB Group để duy trì đà tăng trưởng, gia tăng thị phần, tạo tiền đề vững chắc cho giaiđoạn tiếp theo.

Số hóa trong kinh doanh và quản lý giúp lợi nhuận tăng ấn tượng

Thống kê cho thấy, tính đến 31/5/2022, thị trường cho vay tài chính cá nhân đạt 2.260 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 20% cơ cấu tín dụng của toàn thị trường. Trong đó, thị phần cho vay của các công ty tài chính đối với khoản vay tiêu dùng tín chấp chiếm khoảng 7,5% cơ cấu cho vay tiêu dùng, đạt mức xấp xỉ 170 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 15% so với cuối năm 2021.

Đứng trước các xu hướng thay đổi mới và nhanh của thị trường, Mcredit vẫn giữ vững đà tăng trưởng, theo đó, 6 tháng đầu năm, công ty đạt 10,8% thị phần, tăng 1,7% so với thời điểm cuối năm 2021.

Cũng theo thông tin từ Mcredit, tính đến hết 30/6/2022, tổng tài sản của Công ty 23.800 tỷ đồng, tăng 26% so với thời điểm cuối năm 2021. Tổng doanh số giải ngân trong 6 tháng đầu năm 2022 của Mcredit đạt khoảng 11,6 nghìn tỷ đồng, tăng tới 97% so với cùng kỳ. Nguồn thu từ lãi 2.934 tỷ đồng kết hợp với 1 nguồn thu ngoài lãi khác 791 tỷ đồng đã giúp lợi nhuận trước thuế của Công ty đạt 600 tỷ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ.

Đi cùng các xu thế chung của ngành, tỷ trọng doanh thu ngoài lãi của Mcredit đạt mức 21%, cao hơn so với bình quân ngành là 18%, đến từ việc tận dụng tốt ưu thế của hệ sinh thái tài chính toàn diện MB Group.

Cùng với đó, quy mô khách hàng có sự tăng trưởng ổn định, số lượng khách hàng đến tháng 6/2022 đạt gần 2 triệu khách hàng, tăng gần như gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2020, khi công ty bắt đầu nghiên cứu và xây dựng chiến lược 5 năm.

Do tiết giảm chi phí và ứng dụng số hóa trong kinh doanh, cũng như quản lý, vận hành, trong nửa đầu năm nay, lợi nhuận trước thuế của Mcredit đã đạt con số ấn tượng với 600 tỷ đồng – con số này gần bằng lợi nhuận cả năm 2021.

Mcredit - Chủ động và đa dạng về nguồn vốn để tiếp tục tăng tốc - Ảnh 1.

Về chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu và chi phí tín dụng của Mcredit vẫn được quản trị tốt, duy trì ổn định, đặc biệt là trong điều kiện thị trường biến động bởi các yếu tố dịch bệnh trong nửa cuối năm 2021 và một số tháng đầu sau Tết 2022. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu ở mức 6,5% và chi phí tín dụng ở mức 7,9%.

Việc triển khai mô hình "Đề xuất giá trị khách hàng" cuối 2021 giúp tăng 27% khách hàng trong phân khúc chiến lược của Mcredit. Cùng với đó, trải nghiệm khách hàng cũng được tối ưu, từ đó, tăng tỷ lệ giữ chân các nhóm khách hàng tốt thêm 7%.

Công ty vẫn sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp công nghệ để số hóa toàn bộ hành trình khách hàng giúp tăng trải nghiệm, cùng với đó là triển khai các giải pháp về phân tích nâng cao hành vi khách hàng để tiếp tục tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng, cùng với việc đưa ra các quyết định bán chéo, bán tăng cường phù hợp và hiệu quả.

Thế mạnh về nguồn vốn phát huy tác dụng

Thông tin từ Mcredit cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, Công ty vẫn tiếp tục chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn để hỗ trợ cho việc đẩy mạnh kinh doanh. Theo đó, nguồn vốn từ 2 chủ sở hữu (MBBank và Shinsei Bank) mặc dù tăng 27% so với thời điểm cuối năm 2021, tuy nhiên tỷ lệ nguồn vốn của nhóm chủ sở hữu lại giảm từ 68% về mức 65%. Việc có 2 nguồn vốn tương đương nhau của cả 2 ngân hàng sẽ là nền tảng vững chắc, tạo dư địa lớn cho việc ổn định hoặc mở rộng thanh khoản của Mcerdit.

Nhờ tăng trưởng ấn tượng, Mcredit đã lựa chọn Fitch Ratings để tiến hành xếp hạng tín nhiệm độc lập lần đầu với kết quả đạt được là B và triển vọng ổn định. Đây cũng là xếp hạng cao nhất của Fitch cho nhóm các công ty tài chính tại thị trường Việt Nam.

Tin mới

Lo xuất khẩu sầu riêng... hết thời
4 giờ trước
Thời hoàng kim của sầu riêng có thể đã qua khi sản lượng tăng nhanh nhưng đầu ra chưa đa dạng, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Xe ga Suzuki thiết kế hoài cổ đẹp như Vespa, giá chỉ 35 triệu đồng
5 giờ trước
Chiếc Suzuki US125, với giá 35 triệu đồng và thiết kế hoài cổ đậm chất Vespa, đã mang lại làn gió mới cho phân khúc xe ga 125cc.
Trung Quốc vừa cấm xuất khẩu, một mặt hàng lập tức tăng giá gấp 3 lần: Là nguyên liệu cực kỳ quan trọng, Việt Nam cũng là ‘ông trùm’ thế giới với 3,5 triệu tấn
5 giờ trước
Hiện nước ta có trữ lượng mặt hàng này đứng top đầu của thế giới.
'Xe ga quốc dân' thế hệ mới gây sốt: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn cả Vision - chỉ 29,5 triệu đồng
5 giờ trước
Mẫu xe tay ga hoàn toàn mới vừa ra mắt đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của thị trường.
Khách nước ngoài thắc mắc mãi về xe diễu binh ở Việt Nam, chuyên trang xe của Mỹ giải đáp có chính xác?
6 giờ trước
Một chuyên trang xe của Mỹ đã giải đáp về chiếc xe mui trần trong lễ diễu binh vừa diễn ra.

Tin cùng chuyên mục

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
10 giờ trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
12 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
3 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
3 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.