Mở lại đường bay quốc tế tới nơi 30 ngày hết dịch Covid-19icon

Theo Chinnhphu.vn, Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 công bố các vùng an toàn mà 30 ngày qua không có ca nhiễm Covid-19 để mở lại các đường bay quốc tế.

Theo Chinnhphu.vn, Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 công bố các vùng an toàn mà 30 ngày qua không có ca nhiễm Covid-19 để mở lại các đường bay quốc tế.

Theo Chinnhphu.vn, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ hôm nay về phòng, chống dịch COVID-19, liên quan về việc mở các chuyến bay thương mại quốc tế, Thủ tướng giao Ban Chỉ đạo công bố các vùng an toàn để mở lại các đường bay tới các địa bàn mà trong 30 ngày qua không phát hiện trường hợp mắc COVID-19. Thủ tướng nhấn mạnh, không thể đóng cửa hoàn toàn nhưng không mở cửa ào ạt khi không thể xác định được mức độ an toàn của các nước.

Trước đó, trong thư gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất các giải pháp phục hồi du lịch quốc tế hậu Covid-19, Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) cho rằng, cần có một quy trình và một bộ thủ tục để mở cửa thị trường. Bộ thủ tục này có thể là các thỏa thuận song phương với từng nước và các công việc triển khai thực hiện. Các thoản thuận cần đi trước một bước hoặc ít nhất là ngang bằng về thời điểm với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.

Mở lại đường bay quốc tế tới nơi 30 ngày hết dịch Covid-19
Việt Nam cần sớm quảng bá xúc tiến hình ảnh, định vị một Việt Nam “Thiên đường an toàn”

Bộ thủ tục đó bao gồm: mở lại các đường bay và đảm bảo rằng chỉ được phép khai thác các chuyến bay thẳng (cần thiết có thể cho phép bay thuê chuyến đến các thị trường chưa có chuyến bay thường lệ); miễn visa du lịch; yêu cầu du khách nhập cảnh khai báo y tế; đo nhiệt độ hành khách nhập cảnh; thỏa thuận về việc cài đặt ứng dụng theo dõi,...

TAB kiến nghị nên bắt đầu đàm phán với các thị trường nguồn quan trọng nhất và các nước có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp đáng kể nhất, đó là các nước ở châu Á (khu vực Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản... ) và Úc, New Zealand.

Đồng thời, các chuyên gia du lịch của TAB cho rằng, cần xem xét việc chào các gói nghỉ dưỡng trọn gói, biệt lập và an toàn, đáp ứng yêu cầu của các nhóm du khách đến bằng các chuyến bay thuê chuyến.

Để chuẩn bị đón khách quốc tế trở lại, Việt Nam cần sớm quảng bá xúc tiến hình ảnh, định vị một Việt Nam “Thiên đường an toàn”, nêu rõ những kỳ tích mà Việt Nam đã đạt được trong việc kiểm soát và chống lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.

Trên thực tế, một số quốc gia và điểm đến đã lên phương án mở cửa thị trường, như Iceland dự tính từ 15/6 sẽ đón khách trở lại, với điều kiện khách phải xét nghiệm virus nCoV, ở tại vùng du lịch khép kín. Quần đảo Madeira của Bồ Đào Nha cũng chuẩn bị đón khách quốc tế từ 1/7. Du khách sẽ phải chứng minh là âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành hoặc được kiểm tra ngay sau khi nhập cảnh. 

Với Iceland, du khách có kết quả âm tính sẽ được tự do du lịch tại đây sau khi được xét nghiệm miễn phí virus nCoV.

Tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc  khẳng định kết quả phòng chống dịch của Việt Nam thời gian qua là rất đáng trân trọng. Gần 2 tháng qua, Việt Nam ghi nhận không có ca nhiễm mới trong cộng đồng, giúp toàn dân yên tâm, vui mừng.

Về quan điểm phát triển trong giai đoạn này, Thủ tướng nêu rõ an toàn để phát triển, phát triển bền vững trong tình hình bình thường mới. Trong phát triển phải xem xét, nghiên cứu tình hình thế giới và liên hệ với tình hình Việt Nam, đặc biệt nước ta là nước hội nhập sâu rộng.

Ngoài việc giao Ban chỉ đạo công bố vùng an toàn để mở lại đường bay quốc tế, Thủ tướng yêu cầu không hạn chế số chuyến bay chở chuyên gia, doanh nhân, sinh viên, học sinh, người già... theo tiêu chí quy định về nước và để làm ăn. Bộ Ngoại giao thống nhất với Bộ Giao thông vận tải vận tăng tần suất chuyến bay đối với người Việt Nam muốn về nước theo yêu cầu.

Đối với các chuyên gia, nhà đầu tư vào Việt Nam, kể cả công nhân lành nghề để tìm kiếm cơ hội đầu tư và làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng giao UBND các tỉnh, thành bố trí địa điểm cách ly có thu phí, tổ chức đón tiếp, xét nghiệm thuận lợi theo quy định.

Tới nay, tại châu Âu, dịch bệnh đang có xu hướng thuyên giảm. Nhiều quốc gia đang hướng tới việc nới lỏng các biện pháp hạn chế. Liên minh châu Âu dự kiến sẽ mở cửa cho khách du lịch ngoài khu vực từ tháng 7/2020.

Tại châu Á cũng ghi nhận các dấu hiệu tích cực, như Trung Quốc đại lục không có thêm ca nhiễm trong nước, Hàn Quốc 5 ngày liên tiếp không ghi nhận ca tử vong, Nhật Bản có kế hoạch mở cửa du lịch đối với 4 quốc gia trong đó có Việt Nam.

(Theo chinhphu.vn)

Ngọc Hà

Tin mới

'Thiên đường' của dầu Nga chính thức lộ diện: Tái xuất hơn 5 triệu tấn nhiên liệu hợp pháp sang châu Âu, trở thành khách hàng lớn nhất của Moscow
8 giờ trước
Không phải Trung Quốc hay Ấn Độ, quốc gia này đã 'phù phép' thành công nhiên liệu Nga vào châu Âu.
Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là chiếc iPhone xuất sắc nhất từng được làm ra
8 giờ trước
Có thể iPhone 15 Pro Max là chiếc điện thoại đắng cấp cao nhất, nhưng chiếc iPhone ra mắt cách đây 10 năm này mới thực sự vĩ đại.
Hơn 60 tấn tôm hùm bị chết ở Phú Yên, người nuôi cay đắng bán giá 50.000 đồng/kg
7 giờ trước
Chỉ trong 3 ngày, hơn 60 tấn tôm hùm xanh tại thị xã Sông Cầu (Phú Yên) bị chết, người nuôi phải thu gom đem bán với giá bèo bọt, có loại chỉ 30.000-50.000 đồng/kg.
Hyundai Accent 2024 lộ diện không che chắn trên đường phố Việt Nam: Dự kiến ra mắt tháng này, dễ lấy lại ngôi vương của Vios
7 giờ trước
Một chiếc Hyundai Accent thế hệ mới bắt gặp khi đang chạy thử tại Việt Nam không có điểm khác so với thị trường Ấn Độ.
Sau dịch vụ taxi điện mini đầu tiên, lại có thêm khách sộp "chốt đơn" 20 chiếc Wuling Mini EV để phục vụ kinh doanh
6 giờ trước
Lô 20 chiếc xe điện Wuling Mini EV đã chính thức được bàn giao cho một thương hiệu sâm.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nhân Hải Phòng tiếp tục mang Porsche 911 Dakar 'phượt' Trung Quốc: Hành trình gần 11.000km, không kế hoạch, hết visa thì về
15 giờ trước
Sau khi kết thúc chuyến "phượt" lần thứ 2 này, đồng hồ công tơ mét của chiếc xe Porsche 911 Dakar sẽ cán mốc 50.000 km, dù mua xe chưa đầy 1 năm.
Nếu được bảo vệ, giới siêu giàu Việt sẽ vượt "vũ môn quan" trở thành tỷ phú (bài 3)
13/05/2024 14:50
Với quy mô nền kinh tế đứng thứ 3 ASEAN và thứ 25 thế giới, số lượng tỷ phú USD của Việt Nam chỉ có 6 người là rất ít so với các nước trong khu vực. Để giới siêu giàu Việt Nam có tài sản trên 30 tỷ USD vượt "Vũ môn quan" trở thành tỷ phú, Chính phủ cần phải xây dựng môi trường.
Thăng trầm các tỷ phú đô la Việt Nam - Tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên
12/05/2024 13:00
Tài sản của các tỷ phú có sự đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.
Tỷ phú Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ người giàu thế giới?
11/05/2024 10:08
Trong danh sách tỷ phú thế giới, hàng xóm Trung Quốc đứng thứ 2 với 473 tỷ phú với tổng tài sản 1,7 nghìn tỷ USD, Ấn Độ có 200 tỷ phú. Tỷ phú Ấn Độ có tài sản thấp nhất có tổng tài sản 35 tỷ USD, cao gấp 7 lần tài sản người giàu nhất Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng.