Một cuộc chạy đua đang diễn ra dưới các lệnh trừng phạt: Nga, Iran đua nhau bán hàng hóa giá rẻ cho Trung Quốc, Ấn Độ

23/07/2022 10:51
Nga và Iran, 2 quốc gia vốn đang cùng phải chịu những lệnh trừng phạt lại đang cạnh tranh lẫn nhau để thu hút khách hàng là Ấn Độ và Trung Quốc – 2 trong số những thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới mua hàng hóa của họ với giá rẻ. Ai đang chiếm ưu thế?

Thị trường châu Á hấp dẫn  

Iran và Nga đang tham gia vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết để bán dầu, các sản phẩm thô tinh chế và kim loại ở Ấn Độ, Trung Quốc và khắp châu Á.

Cuộc tranh giành thị phần giữa Iran và Nga cung cấp một ví dụ rõ ràng về việc xung đột đang làm khuynh đảo các thị trường năng lượng toàn cầu, đánh bật Moscow ra khỏi thị trường phương Tây nhưng tái xuất ở những thị trường khác. Ấn Độ và Trung Quốc - hai trong số những thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới phần lớn giữ thái độ trung lập trong cuộc xung đột này. Họ đã từ chối tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây và "say sưa" mua dầu và kim loại giá rẻ của Nga.

Cuộc đua này đã lan rộng ra khắp các nước châu Á, tiếp cận các thị trường nhỏ hơn như Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Afghanistan. Iran và Nga đều đang bị vùi dập bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây.

"Một mức giá không thể tin được," một thương nhân Iran nói về mức chiết khấu 30 USD/tấn mà người mua Ấn Độ và Trung Quốc muốn để phù hợp với giá thép của Nga.

Ông Henry Rome, Trưởng bộ phận nghiên cứu của Eurasia Group về chính trị vĩ mô toàn cầu và Trung Đông cho biết, cạnh tranh sẽ làm tổn hại đến khả năng tránh các lệnh trừng phạt của Iran, làm giảm đòn bẩy trong các cuộc đàm phán hạt nhân với châu Âu và Mỹ.

Trong thập kỷ qua, Iran đã mài dũa cách để tránh các lệnh trừng phạt bằng cách bán dầu cho Trung Quốc, nước chưa bao giờ thực hiện đầy đủ các lệnh trừng phạt hạt nhân của Mỹ và gửi các nhiên liệu hóa thạch đã qua xử lý như nhựa đường, hóa dầu, xăng và khí hóa lỏng đến các thị trường ở Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, U.A.E. và Afghanistan.

Chiến lược này đã từng mang lại kết quả. Theo Ngân hàng trung ương của Iran, giá trị bán dầu quốc tế của Iran đã tăng 91% trong 9 tháng tính đến tháng 12 năm ngoái, lên mức 27,9 tỷ USD, một nửa thu nhập xuất khẩu của đất nước. Tuy nhiên những thành tựu đó đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi các công ty và thương nhân dầu mỏ của Nga đang chuyển sang sân sau của Iran sau khi bị ngừng hoạt động kinh doanh ở thị trường châu Âu.

Một cuộc chạy đua đang diễn ra dưới các lệnh trừng phạt: Nga, Iran đua nhau bán hàng hóa giá rẻ cho Trung Quốc, Ấn Độ - Ảnh 1.

Ẩnh minh họa. Nguồn: WSJ

Người khốn cạnh tranh với kẻ khó

Ông Hamid Hosseini, người phát ngôn của Liên minh các nhà xuất khẩu dầu, khí và hóa dầu Iran đã nói rằng những hành động này đang phá hủy thị trường.

Trên khắp châu Á và vùng Caucasus, Nga đang bán khí hóa lỏng ở mức 300 USD/tấn, bằng một phần ba so với giá thông thường là 900 USD. Dầu diesel ở mức 900 USD/tấn so với giá quốc tế là 1.200 USD/tấn.

Việc Nga bán dầu thô chiết khấu cho các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ cũng đã gây khó khăn cho các nhà kinh doanh dầu Iran. Iran đã duy trì hoạt động buôn bán bán bí mật đối với nhựa đường chiết khấu với Ấn Độ. Giờ đây, Ấn Độ đang thu mua một lượng lớn dầu của Nga với mức chiết khấu cao tới 40 USD/thùng so với giá quốc tế, khiến việc lọc dầu trong nước rẻ hơn nhiều so với trước đây.

"Chúng tôi không thể cạnh tranh với họ," ông Hosseini nói.

Hiện tượng tương tự cũng bắt đầu xảy ra ở Trung Quốc, khách hàng dầu thô lớn nhất của Iran.

Doanh số bán hàng của Iran ban đầu khá ổn định ở Trung Quốc, mặc dù giá cao hơn Nga 10 USD/thùng. Iran bán với giá chiết khấu thấp hơn khoảng 30 USD so với giá dầu thô Brent, mức chuẩn quốc tế, ở mức trên 110 USD/thùng trong nhiều năm qua. Tuy nhiên giờ đây Nga bán với giá giảm khoảng 40 đô la đối với dầu thô Brent.

Dầu thô của Nga đã bắt đầu tìm được khách hàng ở Bắc Kinh khi những khách hàng này ít phải chịu sự trừng phạt hơn từ Mỹ và châu Âu khi mua dầu của Nga. Trong tháng 5 vừa qua, nhập khẩu dầu thô từ Nga của Trung Quốc đã tăng 25% lên gần 2 triệu thùng/ngày theo dữ liệu của Hải quan Trung Quốc.

Ngược lại, doanh số bán dầu thô của Iran sang Trung Quốc gần như đã giảm một nửa xuống 395.000 thùng/ngày trong cùng thời kỳ, theo nhà cung cấp dữ liệu hàng hóa Kpler.

Tuy nhiên việc mua bán hàng hóa đã không gây ra rạn nứt ngoại giao công khai giữa Iran và Nga. Vào tháng 5, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak, cũng là Giám đốc năng lượng của đất nước, cho biết hai nước sẽ vô hiệu hóa các lệnh trừng phạt của phương Tây bằng cách làm việc cùng nhau. Iran và Nga có kế hoạch thúc đẩy thương mại của họ lên gấp 10 lần lên 40 tỷ USD hàng năm, từ 4 tỷ USD vào năm ngoái, với doanh số bán quần áo và phụ tùng ô tô của Iran, lúa mì Nga và hành lang hàng hóa quá cảnh sang Ấn Độ.

Một số giám đốc điều hành Iran đã nói rằng quan hệ đối tác với Nga cũng không tốt cho hoạt động kinh doanh.

Ở Fujairah (UAE) có một trung tâm thương mại và lưu trữ lớn cho dầu và các sản phẩm tinh chế, dầu nhiên liệu của Nga đang bán với giá thấp hơn 35 USD/tấn cho người mua châu Á, một thương nhân Iran cho biết. Theo Kpler, Nga đã giao kỷ lục 116.000 thùng dầu/ngày cho Fujairah vào tháng 6, gần gấp 6 lần so với hồi tháng 1.

Về phần các công ty Nga, họ có rất ít sự lựa chọn. Các bể chứa dầu và nhiên liệu dư thừa của Nga đã đầy ở Nga, Hà Lan và U.A.E.

"Họ đang cần bán," nhà kinh doanh dầu Iran nói.

Theo WSJ

https://cafef.vn/mot-cuoc-chay-dua-dang-dien-ra-duoi-cac-lenh-trung-phat-nga-iran-dua-nhau-ban-hang-hoa-gia-re-cho-trung-quoc-an-do-20220722112126464.chn

Tin mới

Quý I/2024, Việt Nam xuất siêu 8,08 tỷ USD
9 giờ trước
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.
Nguy cơ gạo Việt Nam bị cạnh tranh tại thị trường truyền thống
8 giờ trước
Theo Thương vụ Việt Nam tại Philipines, trong bối cảnh phụ thuộc khá lớn vào nguồn cung gạo từ Việt Nam nên Chính phủ Philipines đang tìm cách giảm sự phụ thuộc này thông qua việc đa dạng hóa nguồn cung, tìm đến những nhà cung ứng gạo tiềm năng khác Việt Nam mà trước đây họ cho rằng không có lợi thế. Điều này đã được Thương vụ Việt Nam tại Philipines nắm bắt thông tin, nhận định và cảnh báo tới các cơ quan bộ, ngành quản lý, xây dựng chính sách và doanh nghiệp trong nước.
Giảm được hơn 30% chi phí vận hành taxi, "khách sộp" của GSM chốt đơn thêm 2.500 ô tô điện VinFast, đặt mục tiêu thay thế 90% xe xăng
7 giờ trước
Đối tác đặt mua và thuê xe taxi điện của VinFast là công ty TNHH Đồng Thúy – đơn vị sở hữu thương hiệu Lado Taxi ở Lâm Đồng.
76 giây sản xuất ra một chiếc SU7, 27 phút mở bán đạt doanh số 50.000 xe - Đây là sự đáng sợ của một Xiaomi vừa 'chân ướt chân ráo' gia nhập thị trường ô tô điện
6 giờ trước
Ra mắt chậm hơn rất nhiều so với các đối thủ, chiếc SU7 của Xiaomi vẫn tạo được hứng thú với rất nhiều người.
Tình trạng xe Lexus LX 570, Range Rover giảm giá cả tỷ vẫn ế
6 giờ trước
Dù đã giảm 1 tỷ đồng để tìm khách hàng nhưng sau 3 lần đấu giá lô xe hạng sang như ô tô Lexus LX 570, Range Rover... vẫn chưa có người mua. Công an Hà Tĩnh dự kiến thẩm định lại và có thể giảm thêm 10% giá khởi điểm cho lần đấu giá tiếp theo.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

2.156.220 VNĐ / thùng

86.97 USD / bbl

-0.03 %

- -0.03

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

2.060.473 VNĐ / thùng

83.11 USD / bbl

2.16 %

+ 1.76

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

1.176.802 VNĐ / m3

1.75 USD / mmbtu

-0.64 %

- -0.01

Than đá

COAL

3.200.663 VNĐ / tấn

129.10 USD / mt

0.08 %

+ 0.10

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công Thương: "Năm 2024 sẽ không lặp lại cảnh thiếu điện"
3 giờ trước
Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân trước câu hỏi của báo giới về lo ngại kịch bản thiếu điện mùa khô năm 2024 sẽ xảy ra tại miền Bắc như năm 2023.
Trao quyền tự định giá bán lẻ xăng dầu cho doanh nghiệp: Lý giải "nóng" từ Bộ Công Thương
4 giờ trước
Tại dự thảo nghị định sửa đổi về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đề xuất trao quyền tự quyết định giá bán lẻ xăng dầu cho doanh nghiệp. Chiều 29/3, lãnh đạo Bộ Công Thương đã giải đáp về vấn đề này.
Thêm một loại pin xe điện ‘khủng’ vừa được trình làng: Tuổi thọ kéo dài 15 năm, đi 1,5 triệu km
6 giờ trước
Đối tác pin của VinFast kết hợp cùng 'trùm' xe buýt tại Trung Quốc trình làng loại pin có tuổi thọ lên tới 15 năm.
Tăng giá điện: Sát thời điểm tăng giá điện, Tổng cục Thống kê cảnh báo "nóng"
8 giờ trước
Tổng cục Thống kê vừa đưa ra khuyến cáo, việc tăng giá điện tác động trực tiếp đến đời sống người dân, đặc biệt là chỉ số giá tiêu dùng CPI.