Mỹ áp thuế với nhiều nước: Lo hàng tràn vào Việt Nam để 'rửa nguồn'

13/03/2025 06:29
Việc Mỹ liên tiếp đưa ra các tuyên bố áp thuế với nhiều mặt hàng của các quốc gia trong thời gian gần đây và áp thêm 10% thuế với hàng nhập khẩu Trung Quốc từ đầu tháng 3 đã khiến các doanh nghiệp Việt không khỏi lo ngại những tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như xuất khẩu trong thời gian tới.

Doanh nghiệp thép “đau đầu”

Ông Đinh Quốc Thái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, năm 2024, thị trường thép đã có dấu hiệu phục hồi sau một thời gian dài bị suy giảm từ năm 2022 đến nay.

Tuy nhiên, việc phục hồi của ngành thép hiện vẫn chậm và chưa chắc chắn trong khi lại đang chịu tác động nặng nề từ xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng trên toàn cầu. Nhiều quốc gia, đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ và EU, đang sử dụng các chính sách để siết chặt nhập khẩu thép , bảo vệ sản xuất trong nước.

Theo ông Thái, năm 2025, ngành thép trong nước đang đối mặt nhiều khó khăn do Trung Quốc gia tăng xuất khẩu thép vào Việt Nam. Các doanh nghiệp thép trong nước đang đối mặt nguy cơ mất thị phần vì hàng nhập khẩu gây ra sức ép cạnh tranh rất lớn, kéo theo nguy cơ mất việc làm của người lao động.

Sự bất ổn của chuỗi cung ứng đi kèm gia tăng cước vận tải cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp thép , đặc biệt sự thay đổi chính sách thương mại của Mỹ.

Để ứng phó với những diễn biến mới, ông Thái cho biết, Hiệp hội đã có khuyến nghị doanh nghiệp trong ngành cần chủ động thích ứng với những thay đổi trong chính sách thương mại quốc tế và đẩy mạnh tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới để bù đắp cho phần bị ảnh hưởng do chính sách bảo hộ của Mỹ và EU.

Hiệp hội đề xuất Bộ Công Thương và các cơ quan thương vụ Việt Nam theo dõi sát diễn biến thị trường, kịp thời có những cảnh báo doanh nghiệp để có phương án ứng phó sớm.

Mỹ áp thuế với nhiều nước: Lo hàng tràn vào Việt Nam để 'rửa nguồn' - Ảnh 1

Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu tác động lớn từ việc tăng thuế của Hoa Kỳ. Ảnh: Như Ý

“Hiệp hội đã nhận được cảnh báo sớm của Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ. Hiện thép Việt Nam vẫn có những lợi thế khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ nhưng lợi thế này sẽ nhanh chóng bị mất đi do những cuộc điều tra phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ trong thời gian tới. Thực tế hiện nay, thép Trung Quốc đang nhập mạnh vào Việt Nam do bị tác động của việc áp thuế từ Hoa Kỳ khiến thép Việt Nam gặp khó khăn”, ông Thái cho hay.

Ông cũng bày tỏ lo ngại những tác động của việc Mỹ đang điều tra các chính sách logistics của Trung Quốc khiến chi phí vận tải biển tăng cao, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu và tác động tới các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

Chia sẻ với PV Tiền Phong, Tổng giám đốc một doanh nghiệp thép thuộc TOP 3 thị phần ở Việt Nam xác nhận việc các doanh nghiệp trong ngành “đang hết sức đau đầu” với những diễn biến từ việc thép Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu vào Việt Nam thời gian qua.

Theo vị này, hiện ngành thép Trung Quốc đang đối mặt tình trạng dư thừa và bị áp thuế từ Hoa Kỳ nên họ tìm cách đẩy hàng sang các nước châu Âu, ASEAN với giá rẻ.

“Năm 2024, chỉ riêng nhập khẩu thép từ Trung Quốc lên hơn 12 tỷ đô la, tăng 32,2% so với năm trước. Thép giá rẻ ồ ạt tràn vào thị trường khiến các doanh nghiệp thép Việt gặp rất nhiều khó khăn trong việc giữ thị phần cũng như bảo đảm việc làm cho người lao động.

Nếu không có giải pháp can thiệp kịp thời từ các cơ quan quản lý nhà nước, Việt Nam sẽ có nguy cơ thành nơi rửa nguồn xuất khẩu cho mặt hàng thép của Trung Quốc khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Điều này hết sức rủi ro về lâu dài cho các doanh nghiệp Việt”, vị này cho hay.

Tuân thủ các quy định về nguồn gốc xuất xứ

Chia sẻ với PV Tiền Phong về việc Hoa Kỳ áp thuế với các hàng xuất khẩu và tác động với hàng dệt may Việt Nam ra sao trong thời gian tới, ông Hoàng Mạnh Cầm, Phó Chánh Văn phòng HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam ( Vinatex ) cho biết, hiện các biện pháp thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Trump chưa nhắm vào Việt Nam và Việt Nam cũng là quốc gia ít tổn thương nhất trong khu vực ASEAN trong trương hợp bị áp thuế đối ứng.

Theo ông Cầm, dữ liệu lịch sử cho thấy xuất khẩu dệt may đi Mỹ của Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt, vẫn có khả năng tăng thị phần tại quốc gia này. Tuy nhiên, do dệt may là lĩnh vực rất cạnh tranh nên nếu Trung Quốc bị áp thuế , Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng.

“Hiện đơn giá hàng 1 m2 vải của Trung Quốc vào Hoa Kỳ khoảng 1,8 USD, trong khi Việt Nam khoảng 3,6 USD. Các nước khác khoảng 3,2 USD. Nếu áp thuế , đơn giá hàng của Trung Quốc sẽ cao hơn 10% so với hàng Việt Nam.

Lợi thế cạnh tranh vào thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ không còn nhiều khác biệt về giá. Thậm chí, doanh nghiệp Việt có thể giành được thị phần tốt hơn vào Hoa Kỳ so với cả Bangladesh, Srilanka nếu tận dụng được quy tắc xuất xứ về vải, giúp đưa được thuế về 0”, ông Cầm cho hay.

Ông Cầm nhận định, thời gian tới Hoa Kỳ có thể siết chặt kiểm soát nhập khẩu từ Việt Nam và một số quốc gia khác để chống lại việc Trung Quốc lách luật bằng cách xuất khẩu gián tiếp qua nước thứ 3.

Do vậy, để giữ thị trường, bản thân các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần nâng cao tính tuân thủ các quy định về nguồn gốc xuất xứ của đạo luật chống lao động cưỡng bức của Mỹ đối với Trung Quốc.

Cùng với đó, doanh nghiệp phải đẩy mạnh đầu tư cho nguồn gốc xuất xứ, nếu không sẽ thua trong làn sóng đầu tư thứ 2 hiện nay. Nhiệm vụ tiếp theo là các doanh nghiệp phải nghiên cứu bằng được các sản phẩm mới, mang tính khác biệt trên tinh thần đổi mới sáng tạo để thích nghi kịp với tình hình mới.

Giám đốc Điều hành của một doanh nghiệp dệt may lớn có trụ sở tại miền Bắc xác nhận, bên cạnh mối lo từ việc bị áp thuế từ Mỹ, các doanh nghiệp dệt may đang rất lo ngại việc phải đối mặt với nguy cơ từ các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc hiện nay.

“Nếu Việt Nam không khéo léo xử lý tốt, chúng ta sẽ trở thành nơi tẩy xuất xứ hàng dệt may cho Trung Quốc”, vị này cảnh báo.

Cần điều chỉnh chính sách thuế trong nước

Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, việc Hoa Kỳ áp thuế với các nước đang gây nhiều tác động đến các doanh nghiệp ngành gỗ các nước, trong đó có Việt Nam. Theo ông Hoài, năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ và lâm sản đạt trên 17 tỷ USD, trong đó riêng thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch trên 11 tỷ USD. Các doanh nghiệp gỗ của Việt Nam và Hoa Kỳ đang trong tình trạng "thấp thỏm" trước việc Tổng thống Mỹ yêu cầu rà soát thuế đối ứng với 17.000 mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

"Nếu bị áp thuế đối ứng 25%, đây sẽ là một khoản tiền rất lớn và có thể loại bỏ năng lực xuất khẩu của rất nhiều doanh nghiệp Việt sang Hoa Kỳ. Chúng tôi đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các bộ ngành khác xem xét việc áp thuế nhập khẩu gỗ từ Hoa Kỳ về 0% trong thời gian tới để tránh bị áp thuế đối ứng", ông Hoài cho hay.


Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
8 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
8 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
8 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
8 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
9 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.