Mỹ: Xuất hiện nhiều đơn khởi kiện tập thể, quyết đòi TQ bồi thường hàng nghìn tỉ USD vì COVID-19

18/04/2020 19:26
"Người dân Mỹ không phải là những người đáng phải chịu tổn thất. Trung Quốc mới là bên phải thanh toán các tổn thất đó," một luật sư đại diện nói.

Khoản bồi thường khổng lồ

Theo Newsweek, ít nhất 4 đơn kiện tập thể đã được gửi tới tòa án liên bang Mỹ với yêu cầu đòi Trung Quốc bồi thường hàng nghìn tỉ USD tổn thất cho Mỹ với lí do rằng Trung Quốc đã thất bại trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19 và cảnh báo cộng đồng quốc tế về sự nguy hiểm của virus corona.

Cuối tháng 3 vừa qua, một tập thể các nhà quản lí tài sản và hãng kế toán đã đại diện "tất cả các doanh nghiệp nhỏ" ở California đang chịu tổn thất do COVID-19 đệ đơn kiện Trung Quốc.

Larry Klayman, một luật sư bảo thủ, đang là người đứng đầu một đơn kiện tập thể khác nhằm cáo buộc Trung Quốc gây ra vấn đề y tế nghiêm trọng đối với thế giới.

Tất cả các đơn kiện đều nhằm thẳng vào Trung Quốc và đại dịch COVID-19. Họ hi vọng hệ thống pháp luật Mỹ sẽ giúp khôi phục lại khoản tổn thất lớn về kinh tế sau khi Trung Quốc bồi thường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia pháp lí, cơ hội thắng kiện và nhận được bồi thường là rất thấp.

Các đơn kiện đã vấp phải một số trở ngại trong việc đưa Trung Quốc ra tòa án Mỹ. Chimene Keitner, một giáo sư về luật quốc tế tại Đại học California và là cựu nhân viên Dịch vụ Dân sự Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết Đạo luật Miễn trừ đối với Chủ quyền Nước Ngoài (FSIA) năm 1976 sẽ cho phép các các nước được miễn trừ pháp lý trong hầu hết các vụ kiện tại Mỹ, trừ một số trường hợp ngoại lệ hi hữu.

"Luật miễn trừ này là căn bản trong các mối quan hệ đối ngoại," bà Keitner nói.

Bên cạnh đó, bà Keitner cho rằng các điều khoản ngoại lệ mà các đơn kiện đề ra đều không phù hợp. Ví dụ, một số đơn cho rằng chợ hải sản ở Vũ Hán là bằng chứng điển hình cho sự lơ là của Trung Quốc, qua đó dẫn tới sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, để buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm cho "hoạt động thương mại" như chợ, chính quyền Trung Quốc phải trực tiếp chỉ đạo hoặc trực tiếp tổ chức các hoạt động tại chợ.

Hoạt động thương mại nói trên cũng phải được thực hiện tại một địa điểm tư nhân trong khi theo Tòa án Tối cao Mỹ, một thực thể như quốc gia sẽ không thể đóng vai trò là "một tổ chức tư nhân" ở trong chợ.

Những điểm hạn chế của đơn kiện

Một luận điểm khác được nêu ra trong các đơn kiện nhắc tới việc Trung Quốc phải có trách nhiệm bắt buộc trong việc đưa ra cảnh báo về virus. Bà Keitner cho biết bà không nghĩ rằng lí lẽ này sẽ được tòa án chấp nhận.

"Trung Quốc không có bất kì nghĩa vụ nào dưới luật pháp Mỹ," bà Keitner nói.

Ngoài ra, hành vi phạm pháp cũng phải xảy ra trên lãnh thổ Mỹ, chứ không chỉ xét tổn thất cuối cùng.

Kent Schmidt, một luật sư California chuyên về các vụ kiện doanh nghiệp và tập thể, nói rằng tòa án liên bang sẽ không cho phép đơn kiện đại diện cho "tất cả các tầng lớp" như những người nộp đơn yêu cầu. Ông cho biết cơ hội được thông qua "là gần như bằng không".

"Khi nguyên đơn muốn đại diện một nhóm người nào đó, họ phải thể hiện rằng nhóm người này có thể xác định được. Vì vậy, không thể đại diện 'tất cả những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19'. Đó là điều bất khả thi."

"Rõ ràng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm vì không kiểm soát được dịch bệnh. Nhưng tòa án Mỹ không có quyền hạn để hỗ trợ tới từng cá nhân bị ảnh hưởng," bà Keitner nói.

Tuy nhiên, luật sư Klayman lại bất đồng với quan điểm này. Ông cho biết ông sẽ kiện dựa trên một điều khoản ngoại lệ đặc biệt. Ngoài ra, ông Klayman tiết lộ "ông có những người nắm giữ thông tin về hành vi của Trung Quốc trong đại dịch" và những người này hiện đang sinh sống ở Israel và Mỹ.

"Người dân Mỹ không phải là những người đáng phải chịu tổn thất. Trung Quốc mới phải thanh toán các tổn thất đó," ông nói.

Luật sư Matthew T. Moore, người đại diện cho đơn kiện tập thể tại Florida, cáo buộc Trung Quốc đã che giấu "sự nguy hiểm thực sự của COVID-19 và khiến virus này lây lan trên khắp thế giới".

"Theo đạo luật FSIA có hiệu lực từ năm 1976, khi một quốc gia nước ngoài có hành vi chống lại nhân loại, hay không cảnh báo về những nguy cơ hiện hữu, đây có thể được coi là một ngoại lệ. Ảnh hưởng trực tiếp của COVID-19 đối với người dân và doanh nghiệp Mỹ là không thể đo đếm. Đây là con đường pháp lý rõ ràng của vụ kiện," ông nói.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
5 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
5 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
5 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
7 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
7 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.