Nâng tỷ trọng công nghệ chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030

29/01/2023 14:35
Tại Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến 2030, Bộ Công Thương đã đặt mục tiêu trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm, tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030...

Nhằm triển khai có hiệu quả Nghị quyết 29/NQ-TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến 2030 vừa được Bộ Công Thương trình Chính phủ đã đặt mục tiêu trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm, tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030; Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt trên 45%... và gia tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghiệp chế biến chế tạo lên khoảng 90%.

"Theo đánh giá của Bộ Công Thương, quá trình công nghiệp hóa của nước ta trong thời gian vừa qua còn một số hạn chế có thể kể đến, như: Phát triển công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH, không ổn định, thiếu bền vững; giá trị gia tăng thấp; chưa tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Nội lực của công nghiệp và nền kinh tế còn yếu; năng lực độc lập, tự chủ thấp, còn phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, năng lực của doanh nghiệp công nghiệp - đặc biệt là trình độ khoa học và công nghệ - còn nhiều hạn chế. Các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên phát triển chưa đạt mục tiêu đề ra…"

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã thẳng thắn nhìn nhận về thực trạng của nền Công nghiệp Việt Nam thời gian qua, và những hạn chế này là một trong những nguyên nhân căn bản làm chậm tiến trình công nghiệp hoá, chưa thực hiện được mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Nâng tỷ trọng công nghệ chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030 - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải.

Chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban kinh tế của Quốc hội nhìn nhận, cần phải giải quyết cho được những tồn tại, yếu kém hiện hữu, như: nội lực của nền công nghiệp trong nước còn yếu, phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; chất lượng nguồn nhân lực cũng như trình độ công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp còn hạn chế, giá trị gia tăng thấp…

"Nhất là đối với doanh nghiệp trong nước, đấy là một sân chơi trên sân chúng ta nhưng rõ ràng là chúng ta đang rất nhiều hạn chế so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thậm chí chúng ta phụ thuộc rất nhiều về xuất khẩu... thì những con số tôi có thể tôi dẫn ra đây - ví dụ hiện nay - theo một báo cáo gần đây, phần lớn doanh nghiệp nước ta vẫn đang sử dụng công nghệ tụt hậu so mức trung bình của thế giới một vài thế hệ, đặc biệt những doanh nghiệp nhỏ và vừa…", chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu nói thêm.

Dẫn chứng thực tế, nhờ có được một số cơ chế, chính sách cụ thể mà thời gian qua ngành cơ khí Việt Nam đã làm chủ được những thiết bị khó cho nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, song PGS.TS Nguyễn Chí Sáng, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cũng cho rằng, ngành công nghiệp Việt Nam đã để lỡ nhiều cơ hội cho khối ngoại, phụ thuộc nhập khẩu, trong khi nhiều ngành nghề hoàn toàn có thể tự chế tạo, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa…

"Mặc dù xuất nhập khẩu năm nay chúng ta đang rất tốt, đạt trên 700 tỷ USD, thế nhưng mà xuất khẩu thì 75% thuộc FDI, nghĩa là phụ thuộc nước ngoài. Thế thì rõ ràng chỗ này là chúng ta còn kém, kém ở đây là cái gì? là những sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh, những sản phẩm cơ khí lớn như điện gió, đường sắt cao tốc, như là đường sắt giao thông thành phố, như là thiết bị y tế, như nhà máy bô xít… Chúng ta đến bây giờ tôi thấy là nó có một cái thiếu hụt, đó chúng ta không có một chiến lược, một lộ trình để chúng ta làm chủ những thiết bị ấy…", PGS.TS Nguyễn Chí Sáng cho biết.

Để khắc phục các tồn tại, hạn chế, nêu trên, nhằm đạt được các tiêu chí của nước công nghiệp, tại Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến 2030, Bộ Công Thương đã đề ra nhiều giải pháp nhằm đạt mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm và tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030, trong đó nhấn mạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng tiêu chí để cơ cấu lại danh mục các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên cho giai đoạn tới năm 2030 và 2045 để đảm bảo tính thống nhất; tập trung nguồn lực để phát triển có trọng tâm trọng điểm…

Nâng tỷ trọng công nghệ chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030 - Ảnh 2.

Tại Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến 2030, Bộ Công Thương đã đề ra nhiều giải pháp nhằm đạt mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm và tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030.

Đánh giá cao các giải pháp ngành Công Thương đề ra, trong đó có việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm phục vụ các ngành công nghiệp xuất khẩu lớn như điện tử, ô tô, dệt may, da giày, cơ khí, công nghệ cao... song, Chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh cho rằng, cần phát huy các lợi thế của Việt Nam để phát triển công nghiệp bền vững. Cụ thể, công nghiệp hoá ở Việt Nam nên kết hợp giữa nông nghiệp và công nghiệp, xây dựng những lĩnh vực chế biến các sản phẩm nông nghiệp để nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam...

"Tôi thấy cần phải đầu tư vào các lĩnh vực để hiện đại hóa nông nghiệp, những vấn đề như là máy kéo, máy bơm… phải kết hợp với công nghệ mới như là các thiết bị bay trong phát triển nông nghiệp (mà ĐBSCL đã ứng dụng)… Vấn đề thứ hai rất quan trọng, tức là bây giờ công nghiệp hóa thì phải giải quyết thị trường là thị trường nào, bởi vì thị trường Việt Nam bây giờ không còn là thị trường của doanh nghiệp Việt Nam nữa mà là thị trường của toàn thế giới rồi nên phải chọn nhưng các lĩnh vực nào mà ta có lợi thế…", chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh nói.

Đồng tình với quan điểm này, ông Lê Thuỷ Trung - Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Công nghiệp, dịch vụ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh đến vai trò của nội địa hoá trong các ngành công nghiệp và vai trò của việc kết nối doanh nghiệp Việt với doanh nghiệp FDI trong chuỗi cung ứng: "Như vậy thì bằng cách nào đó thì mình cũng cần phải ràng buộc các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam cần phải thực hiện chuyển giao công nghệ cũng như tăng tỷ lệ nội địa hoá, chứ nếu chỉ là lắp ráp đơn thuần và khi không có lợi nhuận nữa thì lại chuyển đi thì sẽ không đạt được mục tiêu chúng ta về CNH, HĐH…

Trên thực tế, Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến 2030 của Bộ Công Thương cũng đã nêu cụ thể việc tập trung phát triển hoàn chỉnh hệ thống sản xuất công nghiệp trong nước thông qua việc nâng cấp và phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp; Chú trọng nội địa hoá chuỗi cung ứng các ngành công nghiệp để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tăng cường tính tự chủ, nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu và cũng đã đưa mục tiêu “xanh hóa các ngành công nghiệp” vào Đề án…

Tại một hội thảo gần đây về “Phát triển công nghiệp ở Việt Nam”, TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã nhấn mạnh tới hai Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị, đó là Nghị quyết số 23-NQ/TW (ngày 22/3/2018) về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và gần đây là Nghị quyết số 29-NQ/TW (ngày 17/11/2022) Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với 10 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu bao phủ những vấn đề lớn chính là cơ sở, căn cứ chính trị hết sức quan trọng trong việc định hướng, tạo động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần được hiện thực hoá trong thực tiễn.

Trong trước mắt, sản xuất công nghiệp năm 2023 đang phải đối mặt với những vấn đề gì, và cần những giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 8-9% so với năm 2022? Chúng tôi tiếp tục đề cập trong bài "Sản xuất công nghiệp 2023: Chủ động nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trước các rủi ro".

Tin mới

Không chỉ bán xe, VinFast sắp bán 1 thứ được nhiều “ông lớn” theo đuổi, có thể thu về hàng tỷ USD
9 giờ trước
Theo chia sẻ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, VinFast sẽ bán thứ này không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác.
Chuyên gia: Ngay khi mua flagship Samsung, đừng lấy thêm thứ này vì 'có vấn đề'
9 giờ trước
"Cảnh báo" này đến từ trang tin công nghệ uy tín GSM Arena.
"Không thể tin nổi": Ngay tại quê nhà, người Hàn Quốc giờ đây mê iPhone hơn cả điện thoại Samsung?
8 giờ trước
Khi ngày càng mất nhiều người dùng ở Trung Quốc vì Huawei, Apple có thể được an ủi khi iPhone đang được nhiều người Hàn Quốc ưa chuộng hơn.
Trong khi nhiều công ty xe điện chật vật, một hãng điện thoại Trung Quốc vừa mở bán ô tô điện đã sắp hòa vốn để có lãi, thực hiện thành công giấc mơ dang dở của Apple
7 giờ trước
CEO Lei Jun của Xiaomi từng thừa nhận có lẽ họ sẽ phải bán lỗ xe điện để cạnh tranh, nhưng kết quả vượt ngoài mong đợi khiến hàng loạt báo cáo phân tích phải nâng dự báo biên lợi nhuận gộp cho hãng điện thoại đi làm ô tô này.
BYD Han EV sắp về Việt Nam dễ ‘hot’: Dáng như Taycan, chạy Hà Nội - Quảng Trị chỉ cần 1 lần sạc
6 giờ trước
BYD Han EV được xem là mẫu xe flagship của hãng xe đến từ Trung Quốc và đang được lên kế hoạch đưa về Việt Nam trong thời gian tới.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.101.936 VNĐ / tấn

160.40 JPY / kg

-0.19 %

- -0.30

Đường

SUGAR

11.124.025 VNĐ / tấn

19.83 UScents / lb

-0.85 %

- -0.17

Cacao

COCOA

267.899.231 VNĐ / tấn

10,528.50 USD / mt

-4.43 %

- -488.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

129.567.118 VNĐ / tấn

230.97 UScents / lb

0.56 %

+ 1.29

Đậu nành

SOYBEANS

10.800.810 VNĐ / tấn

1,155.23 UScents / bu

-0.67 %

- -7.77

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.672.517 VNĐ / tấn

344.85 USD / ust

-1.25 %

- -4.35

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.181.919 VNĐ / tấn

44.89 UScents / lb

-0.84 %

- -0.38

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Kho báu dưới nước đưa Việt Nam trở thành ‘ông trùm’ đứng thứ 2 thế giới: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều mạnh tay săn lùng, bỏ túi gần 700 triệu USD trong quý 1
2 giờ trước
Đây là một trong những mặt hàng đang được các cường quốc của thế giới ra sức ‘chốt đơn’.
Cây giống cà phê “cháy” chợ chưa từng có
13 giờ trước
Giá cà phê nhân cao nhất trong lịch sử đang khiến cây cà phê giống cháy hàng chưa từng có.
Việt Nam nuôi vịt, heo nhiều thứ 2 và thứ 5 thế giới
14 giờ trước
Nhiều lĩnh vực chăn nuôi của Việt Nam có vị thế cao trên thế giới như: đàn thủy cầm (chủ lực là vịt) xếp thứ 2 với 103 triệu con, đàn heo xếp thứ 5 với hơn 30 triệu con
Trung Quốc, Nga là 'ông trùm' xuất khẩu phân bón sang Việt Nam nhưng đây mới là 'mỏ vàng mới nổi': giá siêu rẻ, Việt Nam tăng nhập hơn 81.000%
17 giờ trước
Giá nhập khẩu từ Canada vào Việt Nam đã giảm mạnh hơn 81% so với cùng kỳ.