NCB hoàn thành và vượt kế hoạch kinh doanh năm 2019

16/01/2020 15:45
Kết thúc năm 2019, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) ước đạt trên 80.000 tỷ đồng, tăng khoảng 11% so với năm 2018; lợi nhuận trước thuế vượt mức kế hoạch đề ra...

 Đây là những thông tin được tiết lộ tại Hội nghị tổng kết 2019 và chiến lược kinh doanh 2020 của NCB.

Theo thông tin tại Hội nghị, năm 2019, các chỉ tiêu kinh doanh chính của NCB đều hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra. Tính đến ngày 31/12/2019, tổng tài sản của NCB ước đạt trên 80.000 tỷ đồng, tăng khoảng 11% so với năm 2018; Vốn điều lệ đạt trên 4.102 tỷ đồng, tăng 36%; Lợi nhuận trước thuế vượt mức kế hoạch đề ra – đây là khởi đầu của sự "bứt phá" lợi nhuận, khẳng định sự đúng đắn trong chiến lược kinh doanh của NCB từ đầu năm. Khả năng sinh lời được cải thiện, chỉ số lợi nhuận/tổng tài sản (ROA) và chỉ số lợi nhuận/vốn (ROE) đều cao hơn 1,5 lần so với năm 2018.

Để có thể hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra, các hoạt động kinh doanh của NCB đều có mức tăng tốt so với năm 2018: Huy động vốn tăng 10%, tăng trưởng tín dụng tăng 6%. Ngoài ra, NCB đã không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ; tích cực triển khai công nghệ hiện đại, từ đó tăng thu dịch vụ và thu ngoài lãi, cải thiện cơ cấu thu nhập. Năm 2019, tổng thu dịch vụ tăng trưởng 48% so với năm 2018, đạt 175% kế hoạch; tỷ trọng thu phí dịch vụ trên tổng thu nhập hoạt động được cải thiện. Bên cạnh đó, công tác thu hồi nợ cũng có nhiều khởi sắc góp phần giúp kiểm soát nợ xấu ở dưới mức quy định.

NCB cũng chú trọng phát triển hiện đại hóa công nghệ giúp tăng năng suất lao động, đẩy mạnh khai thác dữ liệu, cung cấp các báo cáo phân tích và quản trị đa chiều, phát triển chuỗi liên kết, hỗ trợ bán chéo sản phẩm. Đặc biệt, NCB đẩy mạnh hợp tác với các đối tác để phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ hiện đại, tiện ích…

Mặt khác, NCB cũng tích cực trong công tác an sinh xã hội, thực thi hiệu quả chủ trương, chính sách về công tác xóa đói, giảm nghèo, phát huy truyền thống "uống nước nhớ nguồn" bằng nhiều chương trình thực sự thiết thực.

Theo ông Phạm Thế Hiệp – Tổng Giám đốc NCB, năm 2019, NCB đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra, khẳng định sự đúng đắn trong chiến lược kinh doanh của Ban lãnh đạo, sự nỗ lực và nghiêm túc thực thi của các khối/ban/chi nhánh, đơn vị. Chiến lược kinh doanh của NCB đã phát huy hiệu quả đi kèm với quản trị rủi ro tốt - là tiền đề cho năm 2020 phát triển mạnh mẽ hơn.

Với những kết quả đạt được trong năm 2019, NCB đặt mục tiêu năm 2020 tổng tài sản tăng lên khoảng 90.000 tỷ đồng, vốn điều lệ lên khoảng 7.000 tỷ đồng và mục tiêu lợi nhuận sẽ tiếp tục cao hơn năm 2019. NCB tiếp tục quản trị tài chính, chi phí vốn hiệu quả; nâng cao chất lượng quản trị ro nhằm đáp ứng các quy định của Ngân hàng Nhà nước, cải thiện mạnh mẽ hiệu quả kinh doanh; đồng thời tiếp tục xử lý nợ tồn đọng, thúc đẩy các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ; phát triển ngân hàng số và tăng cường hợp tác với các đối tác để phát triển những sản phẩm, dịch vụ mới, hiện đại phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.


Tin mới

‘Lada chỉ nên bán xe 300-700 triệu, doanh số 300 xe/năm là thành công’
10 giờ trước
Chuyên gia Đoàn Anh Dũng nhận định, Lada sẽ gặp nhiều khó khăn tại thị trường Việt Nam, hãng cần định giá rẻ và đặt mục tiêu khiêm tốn mới có thể thành công.
Từ 'Xe của mọi người' đến đế chế tỷ đô: Hành trình 87 năm thăng trầm của Volkswagen
9 giờ trước
Từ một giấc mơ tạo ra “chiếc xe cho mọi người” giữa nước Đức thời chiến, Volkswagen đã vươn mình trở thành đế chế ô tô toàn cầu với hành trình 87 năm đầy thăng trầm, huy hoàng và không ít scandal chấn động.
Hơn 17 tấn gạo ST25 giả bị bán ra thị trường
8 giờ trước
Sử dụng gạo rẻ tiền, Phạm Thị Ánh Tuyết cùng các đồng phạm đã đóng vào bao bì, giả Gạo ST25 Lúa - Tôm, để bán ra thị trường.
Sầu riêng Việt Nam bị Trung Quốc trả về ồ ạt: DN kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo làm rõ một chuyện bất thường
8 giờ trước
Sầu riêng Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận khi có hàng nghìn container bị Trung Quốc trả về.
Nhiều chuỗi khác bắt đầu tham chiến mảng nạp - rút - chuyển tiền ngân hàng, Thế Giới Di Động có lo ngại?
6 giờ trước
Từ cuối năm 2024, Thế Giới Di Động đã triển khai dịch vụ nạp - rút - chuyển tiền, trở thành đơn vị tiên phong mô hình này tại Việt Nam. Hiện nay, khi nhiều chuỗi khác cũng bắt đầu gia nhập cuộc đua, dịch vụ tại Thế Giới Di Động vẫn tỏ ra nổi bật trên thị trường.

Tin cùng chuyên mục

Buồn của thị trường ô tô lớn thứ 2 ĐNÁ: Doanh số xe điện toàn thị trường không bằng 1 mình VinFast ở Việt Nam
4 giờ trước
Doanh số xe điện tại Thái Lan trong tháng 4 chỉ đạt 6.278 xe, kém hơn 3.000 xe so với VinFast.
Nhiều tài xế công nghệ ngại mua xe điện Trung Quốc vì không có trạm sạc
1 ngày trước
Thiếu hạ tầng trạm sạc và chi phí chuyển đổi cao khiến nhiều tài xế xe công nghệ chưa mặn mà với xe điện đến từ Trung Quốc.
Sun Life Việt Nam tăng vốn điều lệ lên 18.434 tỷ đồng
1 ngày trước
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam chính thức được Bộ Tài chính chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 17.944 tỷ đồng lên 18.434 tỷ đồng, theo Giấy phép điều chỉnh số 68/GPĐC15/KDBH.
Một quốc gia vượt Nhật Bản thành 'chủ nợ' lớn nhất thế giới - Không phải Trung Quốc, càng không phải Mỹ
1 ngày trước
Đây là lần đầu tiên sau 34 năm Nhật Bản bị tước mất ngôi vị này.