New York Times: Không phải Fed, các bác sĩ mới là 'vị cứu tinh' của thị trường trước nguy cơ sụp đổ

02/03/2020 20:00
Việc cắt giảm lãi suất không phải là "liều thuốc giải độc" hiệu quả đối với sự lây lan của virus corona. Hạ lãi suất sẽ giúp tăng trưởng kinh tế bằng cách thúc đẩy nhu cầu, trong khi đó sự gián đoạn hiện tại lại là do diễn biến phức tạp của virus corona khiến nguồn cung hàng hoá sụt giảm.

Thị trường chứng khoán toàn cầu liên tiếp chứng kiến những phiên giao dịch đỏ lửa trong tuần qua, và mọi sự chú ý đều hướng đến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) – cơ quan được cho là chịu trách nhiệm đối với việc duy trì đà tăng trưởng kinh tế. Tuần trước, Tổng thống Donald Trump cũng phàn nàn rằng mức lãi suất hiện tại đang quá cao. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cực kỳ mong đợi Fed hạ lãi suất.

Dẫu vậy, Fed lại có rất ít khả năng để bảo vệ "sức khoẻ" ngắn hạn của nền kinh tế Mỹ khi sự lây lan không thể tránh khỏi của virus corona bắt đầu diễn ra trên khắp nước Mỹ - như những gì các quan chức đã miêu tả. Điều quan trọng nhất mà chính phủ Mỹ có thể làm để giảm thiểu những tổn hại về kinh tế là đưa ra phản ứng hiệu quả về y tế công cộng. Cơ quan có ảnh hưởng lớn nhất đối với đà tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn ở thời điểm này không phải Fed, mà là Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).

Quyền lực của Fed thường xuyên và dễ dàng bị cường điệu hoá. Ngân hàng trung ương có ảnh hưởng đến những điều kiện kinh tế, chủ yếu bằng hành động tăng hoặc hạ lãi suất cơ bản – hiện đang nằm trong khoảng từ 1,5% đến 1,75%. Trong những ngày gần đây, nhà đầu tư đã đặt kỳ vọng lớn vào việc Fed sẽ hạ lãi suất trong cuộc họp tiếp theo vào tháng 3. Hơn nữa, Fed cũng có thể quyết định theo mong muốn của thị trường. Chủ tịch Fed – ông Jerome Powell, hôm 28/2 cho biết virus corona gây ra "rủi ro đối với đà tăng trưởng" của nền kinh tế và rằng ngân hàng trung ương đã chuẩn bị để đưa ra "hành động phù hợp".

Dẫu vậy, việc cắt giảm lãi suất không phải là "liều thuốc giải độc" hiệu quả đối với sự lây lan của virus corona. Hạ lãi suất sẽ giúp tăng trưởng kinh tế bằng cách thúc đẩy nhu cầu, trong khi đó sự gián đoạn hiện tại lại là do diễn biến phức tạp của virus corona khiến nguồn cung hàng hoá sụt giảm. Hạ lãi suất sẽ không thể giải quyết "cú shock cung" này, cũng không thể giúp công nhân của các nhà máy ở Trung Quốc hay tàu chở hàng trên Thái Bình Dương hoat động trở lại trong thời gian sớm hơn.

Tương tự như vậy, hạ lãi suất không giúp nền kinh tế Mỹ tránh được sự gián đoạn khi các lao động Mỹ ở nhà vì họ bị ốm, hoặc kể cả khi việc ở nhà trong một khoảng thời gian là điều bắt buộc.

Có thể kể đến một ví dụ có liên quan. Trung Quốc đã đóng cửa hàng nghìn rạp chiếu phim trên khắp cả nước để hạn chế sự lây lan của virus corona. Doanh thu bán vé của các rạp chiếu phim không thể tăng lên bằng cách hạ giá, hay chính phủ cũng không thể tăng doanh thu bằng cách hạ lãi suất để người lao động có thêm tiền. Chỉ khi các rạp chiếu phim mở cửa trở lại, thì họ mới có doanh thu bán vé. Việc đóng cửa rạp chiếu phim không chỉ khiến các rạp Trung Quốc chịu tổn thất, mà cả các hãng phim Mỹ không được chiếu trong thời gian đó.

Ví dụ được biết đến nhiều nhất về "cú shock cung" lớn trong thời hiện đại là cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ngừng xuất khẩu dầu sang Mỹ và các đồng minh khách của Israel. Fed đã đưa ra phản ứng bằng cách cắt giảm lãi suất. Đây là một sai lầm phần nào dẫn đến tình trạng lạm phát gia tăng trong những năm 1970 nhưng không giúp hồi phục đà tăng trưởng kinh tế. Hiện tại, có rất ít lý do để lo ngại về lạm phát gia tăng, nhưng cũng có rất ít lý do để cho rằng động thái hạ lãi suất sẽ có hiệu quả trong việc phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Những ngày gần đây, các quan chức của Fed đã giải thích về sự giới hạn trong quyền lực của họ trên sóng truyền hình. Đồng thời, họ cho biết hạ lãi suất có thể sẽ phù hợp trong trường hợp virus corona ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu. Đây là một vấn đề mà chính sách tiền tệ thực sự có thể góp phần giải quyết, nhưng cũng không phải là "liều thuốc tiên". Đó là bởi, những người lo ngại về nguy cơ nhiễm bệnh có thể không bị hấp dẫn bởi việc đến đại lý ô tô với lời hứa hẹn về lãi suất thấp hơn khi mua một chiếc xe bán tải đời mới. Ngoài ra, động thái hỗ trợ này của Fed cũng không phát huy hiệu quả trong thời gian sớm. Tác động của việc thay đổi lãi suất phải mất đến nhiều tháng mới có thể lan rộng trên khắp nền kinh tế. Và đến khi đó, cuộc khủng hoảng do virus corona có thể đã đi qua.

Hôm 28/2, chủ tịch Fed Dallas – Robert Kaplan, phát biểu trên Fox Business: "Đó sẽ là lần đầu tiên kể từ cuộc Đại Suy thoái khi chúng ta thực sự chứng kiến nhu cầu toàn cầu sụt giảm. Chúng tôi dự đoán được điều đó. Câu hỏi ở đây là, liệu tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu, sẽ tồn tại bao lâu nữa sau quý I?"

Dẫu vậy, Fed vẫn là yếu tố có tầm ảnh hưởng. Một phần trong nhiệm vụ của ông Powel sẽ là bước ra trước công chúng và tuyên bố rằng ông vẫn đang theo dõi sát sao, sẵn sàng đưa ra động thái hỗ trợ. Trong lịch sử, nếu nhà đầu tư bắt đầu hoảng sợ, Fed vẫn thường có động thái can thiệp.

Tuy nhiên, ngay cả những người có niềm tin vững chắc nhất vào quyền lực của ngân hàng trung ương cũng nên cân nhắc đến trường hợp Fed sẽ ở ngoài cuộc. Cách hiệu quả nhất để hạn chế tác động kinh tế của virus corona không phải là hạ lãi suất, mà là hạn chế số lượng người Mỹ nhiễm bệnh, hồi phục sức khoẻ cho những người nhiễm bệnh, phát triển vắc-xin và đưa cuộc sống trở lại bình thường càng sớm càng tốt.

Tham khảo New York Times

New York Times: Không phải Fed, các bác sĩ mới là vị cứu tinh của thị trường trước nguy cơ sụp đổ - Ảnh 2.

Tin mới

Đột kích 4 cửa hàng, bắt giữ giám đốc cầm đầu đường dây bán dược phẩm và mỹ phẩm giả, tịch thu 40.000 sản phẩm trị giá hơn 3 tỷ đồng
3 giờ trước
Cơ quan chức năng đã bắt giữ Giám đốc và 4 nhân viên, thu giữ tổng cộng 950 sản phẩm giả và 39.000 viên thuốc chưa được cấp phép hoặc đăng ký với Bộ Y tế.
Hai chiếc VinFast VF 3 'đốt lốp' khét lẹt, có trang bị như xe đua: Thứ quan trọng nhất vẫn nguyên bản
4 giờ trước
Hai chiếc VinFast VF 3 này có trang bị theo đúng tiêu chuẩn xe đua.
Yamaha PG-1 được trang bị động cơ R15! Truyền thông Nhật Bản dự đoán 'PG-155' sẽ sớm ra mắt
4 giờ trước
Đây sẽ là một tin vui lớn cho cộng đồng yêu xe, đặc biệt là những ai đang tìm kiếm một chiếc xe vừa "chất" về ngoại hình, vừa mạnh mẽ về hiệu suất để thỏa mãn đam mê khám phá.
Thuế quan của ông Trump đối với Brazil làm rung chuyển thị trường cà phê
4 giờ trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế 50% đối với hàng nhập khẩu từ Brazil. Động thái này khiến thị trường cà phê toàn cầu chao đảo và có thể đẩy giá một ly cà phê ở Mỹ lên mức cao chưa từng thấy.
Biến phòng tắm thành "bể bơi mini" tại nhà cùng Caesar
4 giờ trước
Sự lên ngôi của xu hướng sống khỏe khiến nhiều hộ gia đình ưu tiên đầu tư vào phòng tắm. Bồn tắm massage Caesar là điểm nhấn nổi bật, đáp ứng nhu cầu thư giãn mùa hè trong không gian riêng tư và chuẩn mực hiện đại.

Tin cùng chuyên mục

Thuốc lá sẽ bị đánh thuế 10.000 đồng/bao, xì gà chịu mức 100.000 đồng/điếu
5 giờ trước
Từ 2027, các mặt hàng thuốc lá sẽ chịu mức thuế tuyệt đối, trong đó mức thuế với thuốc lá điếu là 2.000 đồng/bao từ năm 2027 và tăng lên 10.000 đồng vào năm 2031.
InnoEx 2025: Bản đồ từ dữ liệu đến tăng trưởng cho doanh nghiệp
8 giờ trước
Cổng đăng ký diễn đàn quốc tế InnoEx 2025, chủ đề "Từ Dữ liệu đến Tài sản số" tháng 8 này đã chính thức mở. Không chỉ giải mã cách chuyển hóa dữ liệu thành tăng trưởng, cơ hội kết nối với hàng nghìn lãnh đạo, chuyên gia, quỹ đầu tư trong nước và quốc tế đang chờ các doanh nghiệp tham gia.
7 tranh cãi điển hình khi Santa Fe giảm dưới 900 triệu: Tự nhiên thấy đẹp nhưng chưa chắc lấy được khách của phân khúc dưới
1 ngày trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, vấn đề lớn nhất của Hyundai Santa Fe là thiết kế nhưng có thể khỏa lấp bằng giá rẻ.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026
1 ngày trước
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu như hiện hành, áp dụng cho đến hết năm 2026.