Ngân hàng TW Qatar: Việt Nam là “con hổ” kinh tế mới nhất của châu Á

13/08/2018 22:01
Ngân hàng Trung ương Qatar nhận định, "con hổ" mới nhất của châu Á là Việt Nam - một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới hiện nay.

The peninsulaqatar - tờ nhật báo của Qatar, trong phần bình luận kinh tế hàng tuần đã có bài phân tích về kinh tế Việt Nam và nhận định rằng đây là "con hổ" kinh tế mới nhất của châu Á.

Chìa khóa thành công

Cụ thể, ngày 12/8 trên báo này đưa nhận định của Ngân hàng Trung ương Qatar (QNB) cho rằng, "con hổ" mới nhất của châu Á hiện nay là Việt Nam - một trong những nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Theo phân tích của QNB, một loạt các chỉ số cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang bùng nổ. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong 6 tháng đầu năm 2018 tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái, ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất của nền kinh tế kể từ năm 2011.

Ngành tăng trưởng ấn tượng trong nửa đầu năm nay là công nghiệp chế tạo, với sản lượng tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành xây dựng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng trưởng chung của nền kinh tế, với mức tăng 7,9%.

Mức tăng trưởng ấn tượng của ngành chế tạo kéo theo tăng trưởng trong xuất khẩu. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018 tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn cả mức 17% của cả năm 2017.

QNB đánh giá, thành công về công nghiệp chế tạo và xuất khẩu của Việt Nam là nhờ khả năng thu hút các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các lĩnh vực như may mặc, giày dép, đặc biệt là điện tử. Dòng vốn FDI vào Việt Nam đang bùng nổ, với giá trị ước tính đạt 13 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.

Số liệu mới nhất từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, GDP của Việt Nam năm 2017 trị giá khoảng 220 tỷ USD. Đáng chú ý, sự thành công về kinh tế của Việt Nam diễn ra vào thời điểm nhiều nền kinh tế đang phát triển phải vật lộn để bắt kịp với sự thành công của những "con hổ" trước đây của châu Á như Singapore hay Hàn Quốc, đồng thời đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của ngành chế tạo và xuất khẩu.

Theo nhận định của QNB, nền tảng cho sự thành công của kinh tế Việt Nam chủ yếu xuất phát từ sự thuận lợi về cơ cấu nhân khẩu học, sự ổn định chính trị cũng như vị trí địa lý. Việt Nam gần với các chuỗi cung ứng lớn toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử.

Ngoài ra, nghiên cứu gần đây của nhóm chuyên gia thuộc Viện Brookings (Mỹ) cho rằng, khả năng xây dựng trên những nền tảng vững chắc này thông qua các chính sách hiệu quả đã giúp Việt Nam vượt trội hơn so với các nước khác.

Việt Nam đã hăng hái theo đuổi tự do hóa thương mại trên cả hai phương diện song phương và đa phương. Các hiệp định thương mại làm giảm đáng kể những loại thuế quan mà các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt, giúp hội nhập Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu và thúc đẩy hơn nữa đầu tư FDI.

Bên cạnh đó, đầu tư của Việt Nam vào vốn nhân lực, tức là giáo dục, giúp Việt Nam phát huy tối đa tiềm năng nhân khẩu học của mình. Đầu tư vào vốn nhân lực của Việt Nam đã được hỗ trợ bởi sự tiến bộ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh của quốc gia. Việt Nam đã liên tục vươn lên trên bảng xếp hạng chỉ số cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng như trong các khảo sát về kinh doanh của Ngân hàng Thế giới.

Thách thức 

Tuy nhiên, các nhà phân tích QNB cũng lưu ý bản chất sự thành công của Việt Nam cũng có thể sẽ khiến Việt Nam dễ bị tổn thương và phải đối mặt với những thách thức trong tương lai.

Ngân hàng TW Qatar: Việt Nam là “con hổ” kinh tế mới nhất của châu Á - Ảnh 1.

Về lâu dài, nguồn nhân công giá rẻ có thể sẽ không còn là lợi thế của Việt Nam. (Ảnh minh họa)

FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dệt may và điện tử. Số công ăn việc làm được tạo ra từ đầu tư FDI có xu hướng chỉ cần lao động có tay nghề thấp, hưởng mức lương tương đối thấp với ít giá trị gia tăng. Điều này khiến Việt Nam bị đẩy vào tình thế dễ bị ảnh hưởng trước cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung trong ngắn hạn.

Về lâu dài, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam có thể bị sụt giảm khi bước lên nấc thang phát triển với mức lương và mức sống được cải thiện.

 QNB cũng chỉ ra những yếu tố có thể là động lực phát triển kinh tế mới để đảm bảo Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì vị thế một "con hổ" kinh tế của châu Á trong những năm tới. 

Việt Nam có thể tham gia chuỗi giá trị toàn cầu một cách dễ dàng hơn so với hầu hết các thị trường mới nổi. Bên cạnh đó là triển vọng tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực dịch vụ và du lịch - một trong những yếu tố hàng đầu có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn./.

Kinh tế Việt Nam 7 tháng đầu năm 2018: Nhiều chỉ số ấn tượng VOV.VN - Kinh tế Việt Nam 7 tháng đầu năm 2018 đạt nhiều chỉ số ấn tượng về: Sản xuất, xuất nhập khẩu, đầu tư, thành lập doanh nghiệp...

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
4 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
23 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
2 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
4 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
5 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.