Ngành gỗ “khóc ròng” vì chậm hoàn thuế VAT cả nghìn tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp trước ''bờ vực'' phá sản, Bộ NN&PTNT nói gì?

06/12/2022 17:17
Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) nhấn mạnh, ách tắc trong khâu hoàn thuế VAT làm cho các doanh nghiệp đã khó khăn lại càng khốn đốn, phải dừng xuất khẩu hoạt động cầm chừng, thậm chí đối mặt nguy cơ phá sản.

Nhiều doanh nghiệp chưa được hoàn thuế những 40-50 tỷ đồng

Từ đầu năm 2022, đến nay các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng nguồn gỗ rừng trồng, đặc biệt các doanh nghiệp dăm gỗ, ván bóc/ván ép, viên nén đang đối mặt với vô vàn khó khăn, đặc biệt trong khâu hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT).

Hiện nay, theo quy định, thời gian hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp là không quá 40 ngày kể từ khi cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ từ doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp không được hoàn thuế từ tháng 4, tháng 5 năm 2022. Thậm chí, một số doanh nghiệp chưa được hoàn thuế từ tháng 1 năm 2022.

Trong khi đó, theo Điểm 2, Điều 75, Luật quản lý thuế năm 2019 quy định “đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế”.

Ước tính, lượng thuế VAT các doanh nghiệp sử dụng gỗ rừng trồng chưa được hoàn tính đến nay đã lên tới hàng trăm doanh nghiệp với con số trên dưới 1.000 tỷ đồng. Có doanh nghiệp có số tiền thuế chưa được hoàn lên tới 200 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp 40-50 tỷ đồng.

Tại báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây về những thách thức lớn nhất của doanh nghiệp các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính cũng đặc biệt nhấn mạnh tới khó khăn này.

“Vấn đề hoàn thuế VAT cho các mặt hàng xuất khẩu của ngành gỗ đang gặp nhiều trở ngại với quy trình xác minh nguồn gốc phức tạp, không nhất quán cách làm giữa các địa phương, không nhất quán giữa thời gian xác minh được công bố (40 ngày) với thời gian thực tế (có thể lên tới nhiều tháng thậm chí cả năm), làm đọng vốn với số tiền rất lớn của doanh nghiệp. Vấn đề này đã được Ban IV báo cáo Thủ tướng tại kỳ báo cáo tháng 4-5 năm 2021. Ở thời điểm hiện tại, việc chậm hoàn thuế càng tạo ra thách thức rất lớn cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp đang gặp khó khăn về dòng tiền”, Ban IV nhấn mạnh, đồng thời cho đây là một trong những trọng tâm mà Chính phủ cần tháo gỡ thời gian tới.

Trong bối cảnh xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU và Vương quốc Anh đang suy giảm 40-50%, dòng tiền đầu vào của các doanh nghiệp đang bị suy giảm nghiệm trọng, ách tắc trong khâu hoàn thuế VAT làm cho các doanh nghiệp đã khó khăn lại càng khốn đốn hơn, một số doanh nghiệp phải dừng xuất khẩu, một số hoạt động cầm chừng. Nếu tình trạng khó khăn trong việc hoàn thuế VAT tiếp tục kéo dài trong tương lai, nhiều doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa. Hệ lụy của điều này là chuỗi cung gỗ rừng trồng, bao gồm hàng triệu hộ gia đình trồng rừng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Vì đâu nên nỗi?

Lý do chủ yếu dẫn đến tình trạng ách tắc như hiện nay, theo các chuyên gia, là do quá nhiều thủ tục, quy định không đồng nhất về hoàn thuế xuất khẩu.

Theo đó, hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại Công văn số 429/TCT- TTKT, Công văn số 2124/TCT-TTKT, Công văn số 2928/TCT-TTKT và Công văn số 4569/TCT-TTKT ngày 27 /10/ 2020…coi gỗ và các mặt hàng gỗ được làm từ gỗ rừng trồng trong nước là các mặt hàng có độ rủi ro cao về thuế. Do đó yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát trong việc xác minh nguồn gốc gỗ. Dẫn tới Cục thuế các địa phương kết hợp với chính quyền địa phương đi xác minh tới từng Chủ rừng bao gồm: diện tích rừng trồng có sổ đỏ hay không? diện tích rừng trồng có khớp với lượng gỗ kê khai của chủ lâm sản; Người ký hợp đồng mua bán có đủ hành vi năng lực; Có đủ năng lực cung cấp hàng; Gỗ có đủ tuổi để khai thác?”.

Như vậy, các yêu cầu của cơ quan thuế về việc xác minh nguồn gốc gỗ nguyên liệu tại các văn bản trên hiện đang không nhất quán với các quy định tại hướng dẫn của Bộ NN&PTNT tại Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT về hồ sơ nguồn gốc lâm sản quy định các doanh nghiệp tham gia mua bán, vận chuyển gỗ rừng trồng trong nước cần có rằng:“Bảng chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập và bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản do chủ lâm sản bán” .

Chính vì các quy định trên, khi các doanh nghiệp xuất khẩu nộp hồ sơ xin hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế tại nhiều địa phương trả lại hồ sơ và yêu cầu doanh nghiệp phải xác nhận nguồn gốc gỗ nguyên liệu đầu vào trong các mặt hàng xuất khẩu.

Cụ thể, cơ quan thuế và các cơ quan liên quan khác đang thực hiện việc xác minh nguồn gốc nguyên liệu tới tận chủ rừng, bao gồm việc yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu cung cấp sổ đỏ của chủ rừng và cần bên thứ ba là cơ quan kiểm lâm địa bàn hoặc Ủy ban nhân xã xác nhận hồ sơ nguồn gốc lâm sản, thậm chí có địa phương còn đưa công an vào quá trình đi xác minh nguồn gốc gỗ.

Như vậy, không chỉ không nhất quán với Thông tư 27, việc xác định nguồn gốc gỗ phức tạp, xác minh chi tiết tới từng đơn vị chủ rừng là điều không thể thực hiện bởi chuỗi cung ứng phức tạp. Hiện, có tới 80% nguồn nguyên liệu sử dụng trong ngành gỗ là nguồn gỗ từ rừng trồng, cây phân tán, cao su thanh lý trong nước (khoảng 40 triệu m3), trong đó chiếm 60% là gỗ trồng rừng của hàng trăm nghìn hộ gia đình, cá nhân.

Tuy nhiên, do khối lượng khai thác ít, manh mún và đều ở vùng sâu, vùng xa, nên hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu (F4) đều không mua trực tiếp được nguyên liệu từ người dân/hộ trồng rừng (F0), mà phải mua từ các công ty thương mại (F3).

Các công ty thương mại này lại mua nguyên liệu đầu vào từ rất nhiều đơn vị khác nhau, có thể là đơn vị thương mại khác, hay người dân, hay cơ sở sản xuất nhỏ lẻ (F1, F2)... phân tán ở nhiều vùng, nhiều địa phương, để gom được khối lượng gỗ đủ lớn cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến gỗ. Và theo mô hình trên, để nguyên liệu tới được doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu thì ít nhất đã trải qua 3 đầu mối từ F0 tới F3. Do đó, việc xác minh nguồn nguyên liệu đầu vào “tới tận hộ dân” sẽ mất rất nhiều thời gian cho doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu.

Đại diện VIFOREST đánh giá, Tổng cục Thuế yêu cầu xác minh nguồn gốc nguyên liệu tới tận chủ rừng. Trong đó yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu cung cấp sổ đỏ của chủ rừng và cần bên thứ ba là cơ quan kiểm lâm trên địa bàn hoặc UBND xã xác nhận hồ sơ nguồn gốc lâm sản là khó.

Điều này rõ ràng là rất khó thực hiện với các doanh nghiệp mua nguyên liệu từ nhiều nguồn rừng trồng. Đồng thời, Thông tư 27/2018 về truy xuất nguồn gốc nông - lâm sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng không bắt buộc chặt chẽ đến vậy.

Để tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp trong hoàn thuế giá trị gia tăng, theo VIFOREST, Bộ Tài chính cần gấp rút rà soát lại danh mục các sản phẩm có rủi ro về hoàn thuế giá trị gia tăng, từ đó loại ra các mặt hàng, sản phẩm hoặc các trường hợp đã có quy định không cần kiểm tra tận gốc.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói gì?

Mới đây, Bộ NN&PTNT đã có Công văn số 8187/BNN-TCLN do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến ký gửi Bộ Tài chính về việc tháo gỡ khó khăn trong việc hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản.

Về các vấn đề nêu trên, sau khi nghiên cứu nội dung văn bản và các quy định hiện hành, Bộ NN&PTNT cho biết, theo quy định tại các Điều 15, 16 và 20 Thông tư số 27/2018/TT- BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ NN&PTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản thì gỗ có nguồn gốc từ cây phân tán, vườn, rừng trồng trong nước đã đảm bảo về nguồn gốc hợp pháp. Người dân tự quyết định việc khai thác, tự lập bảng kê lâm sản, tự do lưu thông và không phải xác nhận về nguồn gốc của cơ quan quản lý nhà nước.

Do đó, Bộ NN&PTNT khẳng định: “Việc xác minh nguồn gốc gỗ khai thác trong nước theo phương pháp kiểm tra, xác minh thông qua UBND cấp xã và các cơ quan liên quan của cơ quan thuế là chưa phù hợp".

Bên cạnh đó, Văn bản số 2124/CT-TTKT ngày 22/5/2020 của Tổng cục Thuế xác định các doanh nghiệp và ngành nghề có rủi ro trong việc hoàn thuế VAT, trong đó chỉ đánh giá trên cơ sở các công ty sản xuất và kinh doanh ván dán.

Tin mới

Sầu riêng Bình Phước chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân
10 giờ trước
Hai tháng qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bất ngờ chuyển sang tình trạng rụng lá, khô cành và chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.
Tin vui: "Cục gạch huyền thoại" của Nokia tái xuất sau 25 năm - Một thứ rất được yêu thích cũng trở lại
9 giờ trước
Nokia 3210 phiên bản mới ra đời nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 25, làm lại từ thiết bị được ví như chiếc "điện thoại di động" đầu tiên mà hầu như mọi người đều sở hữu.
'Muốn không bị 'đâm sau lưng', đừng vội mua iPhone, Samsung Galaxy và các flagship mới ra mắt'
9 giờ trước
Lý do được Sohu (Trung Quốc) đưa ra thật sự thuyết phục.
Bi hài Starbucks: Giảm doanh số lần đầu tiên kể từ năm 2020, thương hiệu cà phê 100.000 đồng đổ lỗi tại... 'quá đông nên khách bỏ về' còn CEO thì bị người tiền nhiệm ‘đưa vào thế bí’
8 giờ trước
Người kế nghiệp của CEO huyền thoại Howard Schultz tại Starbucks đã có pha biện minh "đi vào lòng đất" trước các cổ đông. Tuy nhiên đằng sau đó là cả một "nỗi đau không ai biết" khi bị chính người tiền nhiệm đặt vào thế bí.
Bán 800 ly nước mía/ngày, bã mía chất cao như đống rơm: Các hàng nước giải khát ở TP.HCM "hốt bạc" giữa mùa nóng
7 giờ trước
Trước thời tiết nắng nóng như hiện tại ở TP.HCM, rất nhiều hàng nước giải khát như nước mía, nước dừa tắc... phải hoạt động hết công suất để phục vụ khách hàng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.042.948 VNĐ / tấn

164.70 JPY / kg

2.30 %

+ 3.70

Đường

SUGAR

10.812.110 VNĐ / tấn

19.35 UScents / lb

0.52 %

+ 0.10

Cacao

COCOA

195.968.855 VNĐ / tấn

7,732.00 USD / mt

2.23 %

+ 169.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

114.636.300 VNĐ / tấn

205.16 UScents / lb

-3.61 %

- -7.68

Đậu nành

SOYBEANS

11.132.372 VNĐ / tấn

1,195.39 UScents / bu

2.59 %

+ 30.18

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.346.938 VNĐ / tấn

370.35 USD / ust

1.49 %

+ 5.45

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.116.313 VNĐ / tấn

43.16 UScents / lb

-0.19 %

- -0.08

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải thiều mất mùa, doanh nghiệp giảm sản lượng xuất khẩu
6 giờ trước
Trước thực trạng cây vải thiều không ra hoa, đậu quả, doanh nghiệp xuất khẩu chỉ dám ký nhận cung cấp cho đối tác nước ngoài 20% sản lượng dự kiến trước đó.
Bước đầu xác định tác nhân khiến tôm hùm bông chết bất thường ở huyện Vạn Ninh
5 giờ trước
Ngày 3/5, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III cho biết đã có kết quả khảo sát về tình hình tôm hùm nuôi lồng bị chết bất thường ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, sau khi phát hiện tác nhân gây bệnh đen mang trong tơ mang tôm hùm bông tại thôn Khải Lương, xã Vạn Thạnh và thôn Hà Già, xã Vạn Hưng trên địa bàn huyện này.
Vườn bằng lăng trăm tỷ tốn 1,5 triệu/ngày thuê người tưới, chủ tự hào "cây oách nhất Việt Nam đều ở đây"
12 giờ trước
Vườn của chị Hải, anh Hòa có 450 cây bằng lăng, là thành quả hàng chục năm đi khắp trong Nam ngoài Bắc sưu tầm được.
Cà phê 'ngóng trông' tín hiệu mùa vụ
13 giờ trước
Giá cà phê trong nước cũng như giao dịch trên sàn quốc tế liên tục phá đỉnh lịch sử. Điều này khiến cho không chỉ thị trường trong nước mà ngay cả thị trường thế giới đều đang ngóng trông vào các tín hiệu mùa vụ từ các nước có nguồn cung lớn. Mối lo ngại về vụ cà phê không thuận lợi ở Brazil và Việt Nam đang tích cực hỗ trợ giá cà phê lên cao.