Ngành gỗ “ngóng” FDI từ các quốc gia phát triển

18/11/2019 07:28
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Tôn Quyền (ảnh), Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đánh giá, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) là điều rất cần thiết với ngành gỗ Việt, song mấu chốt là phải “thay máu” cho FDI, thúc đẩy thu hút từ các quốc gia phát triển như Mỹ, EU, thay vì các thị trường như Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…

Từ năm 2018 đến nay, FDI vào ngành gỗ tăng khá nhanh, đặc biệt là từ Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), … Ông đánh giá như thế nào về tình hình gia tăng đầu tư này?

Các dự án FDI đã, đang và sẽ tiếp tục là một bộ phận không thể thiếu được của ngành gỗ Việt Nam. Năm 2018, có 529 DN FDI trong ngành gỗ trực tiếp tham gia XK, với kim ngạch XK đạt gần 3,96 tỷ USD, chiếm 46,7% trong tổng kim ngạch XK 8,48 tỷ USD của ngành.

Trong 9 tháng đầu năm nay, số DN FDI trực tiếp tham gia XK tăng lên con số 565, với tổng kim ngạch gần 3,4 tỷ USD, tương đương 46,6% trong tổng kim ngạch XK (7,3 tỷ USD) cho các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của cả ngành trong cùng giai đoạn. Không chỉ trực tiếp tham gia vào XK, nhiều DN FDI khác hiện đang cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các DN chế biến, cung cấp dịch vụ logistic và các loại hình dịch vụ khác.

9 tháng đầu năm nay, FDI vào ngành gỗ có tăng về số lượng, song không tăng về chất lượng, 67 dự án FDI nhưng chủ yếu là tăng vốn để chiếm lĩnh mặt bằng chứ không phải đầu tư mới. Tính số lượng thì tăng thêm thật, song không có nhiều ý nghĩa.

Bên cạnh đó, FDI vào Việt Nam chủ yếu đến từ Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc)… Các quốc gia phát triển mà Việt Nam rất cần như Mỹ, EU không đầu tư vào ngành gỗ. Nhật Bản, Hàn Quốc dù đã kêu gọi nhưng FDI vào ngành gỗ cũng không đáng kể. Như vậy, nhìn chung FDI tăng về số lượng nhưng chất lượng, hiệu quả không cao. Tôi không kỳ vọng nhiều vào FDI này.

Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào ngành gỗ đã tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt với DN nội địa, đặc biệt tại "thủ phủ" gỗ Bình Dương. Theo ông, điều này có gây ra nhiều lo ngại, hệ lụy?

Tỉnh Bình Dương thu hút một lượng lớn vốn FDI vào ngành gỗ là vì nơi đây tập trung nhiều điều kiện thuận lợi như công nghiệp phụ trợ, giao thông thuận tiện cho phát triển ngành chế biến, XK gỗ... Trong khi thực tế, Bình Dương lại là địa phương tập trung đông DN ngành gỗ, nhưng đất lại lại hẹp. Còn các địa phương khác không như vậy. Ví dụ như khu vực phía Bắc hay Bình Định, địa phương có nhiều đất... các doanh nghiệp FDI không "vào".

Hiện nay, nội lực, quy mô của các DN Việt Nam đang vươn lên rất mạnh, nên chúng ta không cần quá lo ngại vấn đề cạnh tranh. Ví dụ như năm nay, Công ty CP Woodsland có kim ngạch XK tới 73 triệu USD và dự kiến 2 năm nữa vươn lên 100 triệu USD. Công ty CP Lâm sản Nam Định (Nafoco) cũng vậy, đã có ba nhà máy ở ba huyện khác nhau với 3.000 công nhân, kim ngạch XK năm nay lên tới 50 triệu USD...

Ngành gỗ nhiều năm nay duy trì đà tăng trưởng trung bình khoảng 18%/năm. Vậy tại sao những quốc gia phát triển lại không mặn mà đầu tư vào "miếng bánh" béo bở này, thưa ông?

Tôi đã từng trao đổi với lãnh đạo các tập đoàn lớn của Mỹ, Đức, Pháp… Tổng giám đốc một tập đoàn lớn của Mỹ chia sẻ, ngành chế biến gỗ của họ không phát triển. DN chủ yếu bán gỗ và mua sản phẩm nên họ không mặn mà đầu tư. Họ tập trung phát triển nguyên liệu và phát triển sản phẩm. Định hướng phát triển kinh tế của các quốc gia như Mỹ, Đức, Pháp… rất khác, không có nhu cầu đầu tư vào các lĩnh vực chế biến gỗ.

Hiện nay, công suất của ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam thừa sức sản xuất đạt con số XK 20 tỷ USD vào năm 2025. Tuy nhiên, công nghiệp phụ trợ phải đi theo. Chúng ta hiện muốn kêu gọi FDI vào các lĩnh vực như sản xuất máy chế biến gỗ, sản xuất đồ cơ khí, keo, sơn, … Nếu thu hút được thì giá thành giảm đi rất mạnh, chi phí... sẽ giảm mạnh.

Ngành gỗ “ngóng” FDI từ các quốc gia phát triển - Ảnh 2.

Cơ quan Hải quan kiểm soát chặt chẽ hàng XNK để phòng chống gian lận xuất xứ. Ảnh: T.A.

Xin ông cho biết, Nhà nước cần có những giải pháp như thế nào để nâng cao hiệu quả thu hút FDI vào ngành gỗ thời gian tới?

Tôi đề xuất Nhà nước cần tiếp tục kêu gọi và tạo thuận lợi thu hút FDI đầu tư vào phát triển công nghiệp phụ trợ nói chung và cho ngành gỗ nói riêng. Ví dụ gần dây, Chính phủ rất quan tâm tới phát triển ngành cơ khí. Thu hút vốn đầu tư FDI cần đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác.

Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 50/NQ-TW về "Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến hết 2030". Nếu Nghị quyết này có thể thực sự đi vào cuộc sống thì sẽ thay đổi chất lượng của các dự án FDI, thu hút nguồn vốn đầu tư từ các quốc gia phát triển, có thị trường, có tiềm lực lớn mạnh, có trình độ quản trị chuyên nghiệp, có công nghệ hiện đại, tiên tiến… Các quốc gia như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… vào đầu tư mới mang công nghệ tốt vào. Nghị quyết 50/NQ-TW nếu làm quyết liệt thì có thể thay đổi "bộ mặt" của FDI vào Việt Nam nói chung và ngành gỗ nói riêng.

Xin cảm ơn ông!

Bà Diêm Thị Luyến, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Junma Phú Thọ (DN 100% vốn Trung Quốc): DN mong muốn Việt Nam có chọn lọc kỹ FDI từ Trung Quốc

DN Junma Phú Thọ đặt trụ sở chính tại tỉnh Phú Thọ. Đây là địa phương có ngành gỗ lâu đời, nguồn nguyên vật liệu vùng núi phía Bắc đưa về thuận lợi. Junma là DN FDI Trung Quốc, trước đây có rất nhiều ưu đãi cho DN. Bản thân DN cũng mong muốn rằng, khi FDI Trung Quốc hay FDI từ bất kỳ thị trường nào đầu tư vào Việt Nam cũng được chọn lọc kỹ. Đó là bởi, không phải FDI Trung Quốc nào sang Việt Nam nào cũng ẩn chứa nguy cơ gian lận. Cần có những chính sách bảo hộ để DN FDI yên tâm đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm Xác nhận chứng từ thương mại (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam): Xem xét kỹ cấp C/O cho gỗ XK vào Mỹ

Khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung căng thẳng cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại, trong đó có cả câu chuyện FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam hay kiểm soát gian lận xuất xứ gỗ XK đi Mỹ. Hiện nay, phần lớn sản phẩm gỗ XK đi Mỹ đều đưa vào diện kiểm tra cơ sở sản xuất của DN, xác định xem DN đó có tồn tại, có nhà xưởng, trang thiết bị máy móc để sản xuất hay đó chỉ là DN "ma", NK hàng hóa về rồi lại XK đi. Việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cho mặt hàng gỗ xuất đi Mỹ đang chậm hơn so với các mặt hàng khác. DN lần đầu xin cấp bao giờ trung tâm cũng để lại để lên kế hoạch đi kiểm tra xác minh thực tế DN sau đó mới cấp C/O.

Uyển Như (ghi)

Tin mới

Với Galaxy Z Fold7 và Z Flip7, Samsung đã phá vỡ rào cản cuối cùng của điện thoại gập
7 giờ trước
Với những nâng cấp về thiết kế, hiệu năng, camera và Galaxy AI, Galaxy Z Fold7 và Z Flip7 mở ra chuẩn mực mới cho điện thoại gập - nơi tính linh hoạt không còn đồng nghĩa với sự đánh đổi.
Samsung Galaxy Z Fold7 ra mắt: Mỏng, nhẹ hơn bao giờ hết, giá từ 46,99 triệu đồng
7 giờ trước
Mẫu điện thoại gập của Samsung giờ đây đã thời trang hơn với độ mỏng khi gập lại chỉ 8,9 mm.
Trung Quốc không cho phép dùng sữa hoàn nguyên làm sữa tiệt trùng, ngành sữa Việt Nam cần chú ý
8 giờ trước
Từ ngày 16-9-2025, Trung Quốc chỉ cho phép nhập khẩu sữa tiệt trùng làm từ sữa tươi nguyên liệu, không chấp nhận sử dụng sữa hoàn nguyên.
Bất ngờ đột kích kho hàng ở ngoại ô, cảnh sát tịch thu lượng lớn quần áo 'hàng hiệu' Levi's, Polo, Puma, Nike giả trị giá gần 1 tỷ đồng - nghi có một chuỗi cung ứng hàng giả tinh vi đằng sau
9 giờ trước
Cảnh sát tin rằng có một mạng lưới rộng lớn phía sau vụ việc và đang tiếp tục điều tra để triệt phá toàn bộ chuỗi sản xuất – phân phối hàng giả.
Theo dõi một căn hộ cho thuê suốt 7 ngày, công an bắt giữ 'ông bà trùm' livestream, tịch thu hơn 1.400 món đồ nhái
10 giờ trước
Cơ quan chức năng đã thu giữ 1.437 món hàng giả, được buôn bán chủ yếu thông qua hình thức livestream trên mạng xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Tháng 6/2025, lượng điện tiêu thụ tại miền Bắc cao nhất kể từ đầu năm
12 giờ trước
Lượng điện tiêu thụ trong tháng 6 vừa qua tại miền Bắc được ghi nhận tăng cao đáng kể so với các tháng trước đó.
Bí mật khủng bên trong kho hàng ở Quảng Ninh: Người chủ bí ẩn tên "A PIN", vận hành bằng phần mềm lạ liên kết hàng trăm tài khoản TikTok
12 giờ trước
Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện một kho hàng chứa đến hơn 47.000 sản phẩm vi phạm, vận hành bằng phần mềm nước ngoài, liên kết với hàng trăm tài khoản TikTok và nguồn hàng từ Trung Quốc.
Ập vào kiểm tra kho hàng "ẩn danh" ở Quảng Ninh, phát hiện ra một sự thật
14 giờ trước
Đoàn kiểm tra xác định đây là điểm trung chuyển cho hàng loạt đơn hàng được đặt qua nhiều tài khoản TikTok khác nhau, lô hàng ước tính lên đến hàng tỷ đồng.
Phân khúc SUV cỡ B ngày càng nóng
14 giờ trước
Với sự xuất hiện của nhiều mẫu mã mới, áp lực cạnh tranh ở phân khúc SUV cỡ B ngày càng tăng buộc các hãng phải chạy đua giảm giá giành thị phần.