Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu: Khi Masan thừa nhận đã quá lạc quan

22/12/2022 08:01
Phía Masan cho rằng mình đã quá lạc quan trong kế hoạch tăng trưởng đầu năm cho MCH và đặc biệt trong Q2-Q3 đã tiến hành giảm áp lực tại các điểm phân phối để chuẩn bị cho dịp bán hàng trước Tết vào Q4 2022.

Trong báo cáo phân tích vừa công bố của CTCK Bảo Việt (BVSC), các chuyên gia vẫn lạc quan về câu chuyện ngành Tiêu dùng của Tập đoàn Masan (MSN). Đó là phục vụ các nhu cầu chưa được khai phá hoặc chưa được đáp ứng đúng mức của người tiêu dùng thế hệ mới (affluent consumers); là sự bùng nổ của đa dạng hoá, tiện lợi hoá, cao cấp hoá sản phẩm; sự quan tâm ngày một nhiều đến các vấn đề về chất lượng, an toàn sức khoẻ; sự chuyển dịch hành vi mua sắm từ kênh truyền thống sang kênh hiện đại và đa kênh…

Tuy nhiên trong ngắn hạn, BVSC cho rằng chiến lược này sẽ gặp phải một số khó khăn khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh sức mua giảm do thất nghiệp, lạm phát, tín dụng thắt chặt và giá cả các loại tài sản tích lũy giảm mạnh.

Thực tế cho thấy trong 9 tháng đầu năm, các mảng hoạt động của Masan đã bị ảnh hưởng đáng kể. Trong 9 tháng 2022, MSN ghi nhận doanh thu thuần 55,6 ngàn tỷ đồng ( giảm 14,3% so với cùng kỳ) và lợi nhuận thuần sau thuế thuộc về cổ đông không kiểm soát là 3,1 ngàn tỷ đồng (tăng 46,8% so với cùng kỳ) và nếu loại trừ khoản bất thường từ đánh giá lại Phúc Long (~642 tỷ đồng) thì lợi nhuận chỉ tăng trưởng chưa đến 20%.

Đối với Masan Consumer (MCH), BVSC đánh giá 9 tháng 2022 là bức tranh trái ngược của các dòng hàng: (i) gia vị và thực phẩm tiện lợi giảm từ mức nền cao của năm trước trong khi (ii) nước uống và sản phẩm chăm sóc gia đình có mức hồi phục mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, BVSC quan sát thấy sức mua có vẻ yếu dần khi bước vào Q3 và người tiêu dùng đang có xu hướng down-trade xuống các phân khúc thấp hơn để quản lý chi tiêu, bằng chứng là tỷ lệ đóng góp của các sản phẩm cao cấp của MCH giảm khá đáng kể tại thời điểm Q3 2022 so với năm trước.

Phía MSN cũng cho rằng mình đã quá lạc quan trong kế hoạch tăng trưởng đầu năm cho MCH và đặc biệt trong Q2-Q3 đã tiến hành giảm áp lực tại các điểm phân phối để chuẩn bị cho dịp bán hàng trước Tết vào Q4 2022.

Đối với Wincomerce , doanh thu WCM ghi nhận mức giảm đáng kể trong Q3 2022 không chỉ do mức nền cao trong năm ngoái mà cũng do sức mua của người tiêu dùng giảm do ảnh hưởng của thu nhập, giá cả. Thực tế, đang có sự chuyển dịch ngược tạm thời từ kênh hiện đại về kênh truyền thống để tìm kiếm những lựa chọn rẻ tiền hơn của người tiêu dùng. Điều này đã thúc đẩy các công ty bán lẻ đẩy mạnh rà soát doanh mục sản phẩm, giá cả, tăng cường chương trình khuyến mãi, chính sách kích cầu cho membership và cắt giảm/tối ưu hoá chi phí hoạt động.

Đối với Masan MeatLife (MML), doanh thu giảm mạnh do không còn hợp nhất mảng Thức ăn chăn nuôi. Nếu loại trừ yếu tố này thì doanh thu chỉ giảm khoảng 2,9%.

Trong mảng heo: (i) doanh thu trang trại giảm 6% do giá heo hơi giảm trong khi sản lượng tăng; (ii) doanh thu thịt mát giảm 28% từ mức nền cao năm 2021 (giãn cách xã hội khiến cho thịt mát ở siêu thị/cửa hàng tiện lợi rất được ưa chuộng và bán được giá).

BVSC nhận thấy trong ngắn hạn mảng này đang gặp nhiều khó khăn: (i) sau thời gian đầu tăng trưởng nhanh nhờ phủ rộng tại chuỗi WM/WMP, MeatDeli đã chững lại khi vấp phải sự cạnh tranh của nhiều thương hiệu thịt mát khác trên thị trường; (ii) tình hình vĩ mô khó khăn đang làm chậm lại quá trình chuyển dịch tiêu thụ thịt từ kênh truyền thống sang kênh hiện đại, cụ thể là người tiêu dùng đang tìm kiếm những lựa chọn rẻ hơn để vượt qua thời điểm khó khăn về kinh tế.

Trong mảng gà, doanh thu tăng trưởng 22% nhờ cả sản lượng và giá bán tăng. Giá gà vẫn duy trì ở mức cao so với nền thấp năm ngoái (do dịch COVID19 và cúm gia cầm) giúp cho biên gộp và biên EBITDA của 3F chuyển từ âm sang dương.

Đối với Masan Resources, Không phát sinh doanh thu đồng trong 9 tháng đầu 2022. MSR đang tìm giải bán để bán tồn kho đồng (giá thị trường ~6.000 tỷ tại thời điểm cuối Q3 2022) để thu về nguồn tiền cần thiết để trả các khoản trái phiếu đến hạn. BVSC quan sát thấy MSR có chào bán đấu giá số tồn kho này trong tháng 8 nhưng tới hiện tại vẫn chưa có công bố chính thức nào.

Tin mới

Hơn 27.000 đơn VinFast VF 3 quy đổi ra những con số ‘giật mình’: Tiền cọc bằng 10 chiếc Cullinan, đơn mua gấp 46 lần doanh số Mini EV cả năm
37 phút trước
Con số 27.000 đơn đặt mua VinFast VF 3 chỉ sau 3 ngày cho thấy sức hút khủng khiếp của mẫu xe này với người tiêu dùng Việt.
iPhone gặp lỗi lạ: Người dùng "tá hỏa" khi ảnh khỏa thân xóa từ mấy năm trước bỗng hiện trở lại
45 phút trước
Một người dùng cho biết khoảng 300 bức ảnh cũ, có "ảnh khỏa thân" bỗng xuất hiện trở lại, dẫu chủ nhân từng xóa đi để bán thiết bị cho một người bạn.
Cây xoài "độc lạ" nhất MXH: Nửa quả vàng ươm, nửa quả vẫn còn "xanh ngắt"
10 phút trước
Chẳng hiểu vì lý do gì, một cây xoài bỗng cho những quả vô cùng "độc lạ".
Ford Territory 2024 lộ diện: Mặt trước long lanh, trông như xe điện, về Việt Nam sẽ dễ thành bom tấn, làm khó CX-5, CR-V
53 phút trước
Ford Territory chuẩn bị có bản cập nhật mới với sự xuất hiện của tùy chọn hybrid sạc điện.
Giăng câu không cần mồi, bắt đủ thứ tôm cá ở Cà Mau
31 phút trước
VOV.VN - Một bộ phận người dân vùng ven biển tỉnh Cà Mau hành nghề câu kiều để kiếm sống. Đây là nghề đánh bắt độc đáo, người dân thả lưỡi câu nhưng không mắc mồi mà vẫn bắt được tôm, cá.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.