Người Việt có hiểu biết về tài chính chỉ cao hơn Lào, Campuchia?

01/03/2023 19:00
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nêu thực tế Việt Nam chỉ có 30% người trưởng thành có hiểu biết về tài chính, thấp hơn bình quân ASEAN, chỉ cao hơn Lào và Campuchia theo khảo sát của OECD.

“Nếu không vướng bẫy thu nhập trung bình thấp”

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2021 ước đạt 3.590 USD. Với mức thu nhập này, Việt Nam đang tiến sát đến ngưỡng khởi đầu của nhóm các nước thu nhập trung bình cao.

Tuy nhiên, tại tọa đàm "Đổi mới thể kinh tế Việt Nam, hướng tới nước thu nhập trung bình cao trước năm 2030" diễn ra sáng 1/3, các chuyên gia chỉ ra rằng đa số các quốc gia khi chạm đến ngưỡng thu nhập bình quân, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm dần, nhiều bất ổn kinh tế xuất hiện… Chỉ rất ít các quốc gia vượt qua được bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

GS.TS. Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân - cho biết, Việt Nam có khả năng gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030 “nếu không vướng bẫy thu nhập trung bình thấp”. Tuy nhiên, điều khiến GS. Chương lo ngại là loạt hạn chế của nền kinh tế thị trường đã, đang bộc lộ.

Người Việt có hiểu biết về tài chính chỉ cao hơn Lào, Campuchia? - Ảnh 1.

GS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (ảnh: DĐDN).

Ông Chương dẫn chứng việc nhà nước còn can thiệp nhiều vào cơ chế giá thị trường các ngành như xăng dầu, giá điện, giá vé máy bay, y tế… Hệ quả thiếu hụt xăng dầu, hãng hàng không quốc gia và tập đoàn điện lực bị thua lỗ nặng nề, các bệnh viện công rơi vào tình trạng thu không đủ chi…

Theo ông Chương, việc bảo vệ quyền sở hữu ở Việt Nam vẫn chưa được tốt. Cụ thể, đất đai nhiều nơi vẫn bị thu hồi phục vụ mục đích kinh tế của các tập đoàn bất động sản tư nhân. Hay nhiều loại thị trường hiện đại chưa được hình thành hoặc còn hạn chế sự tham gia của người dân, như các thị trường ngoại hối, vàng phái sinh, hàng hóa phái sinh.

“Khu vực DNNN vẫn còn lớn, trong khi tiến độ cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong những năm vừa qua bị chững lại”, ông Chương lo ngại. Bất cập trong hệ thống pháp luật cũng được Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế Quốc dân nêu rõ. Trường hợp các doanh nghiệp bất động sản gần đây là một ví dụ. Rất nhiều dự án không thể triển khai vì vướng thủ tục pháp lý”, ông Chương nói.

GS. Phạm Hồng Chương cho rằng, đứng trước loạt khó khăn hiện nay, Việt Nam cần phải tiếp tục tìm ra những điểm nghẽn quan trọng về thể chế kinh tế để tháo gỡ. Điều này là “chìa khoá để mang lại niềm tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư cả trong, lẫn ngoài nước”.

Việt Nam tương đồng với Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc

Tham luận tại tọa đàm, TS. Đinh Tuấn Minh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế - xã hội (MASSEI) - nói, để xác định bất cập trong hệ thống thể chế nền kinh tế khi hướng tới nước thu nhập trung bình cao, cần có cách tiếp cận mới.

Người Việt có hiểu biết về tài chính chỉ cao hơn Lào, Campuchia? - Ảnh 2.

Ông Đinh Tuấn Minh - Giám đốc MASSEI.

Theo ông Minh, cách thức tiếp cận truyền thống là tìm ra điểm chưa tốt so với mức tối ưu và chỉ ra bất cập. Với cách tiếp cận mới, sẽ so sánh với các quốc gia khác, có trình độ tốt hơn. Từ đó, xem xét thể chế kinh tế Việt Nam có những vấn đề gì gây thua kém, từ đó đi vào cải cách. Ông cho biết thêm, cách này được Chính phủ thực hiện thông qua nhiều Nghị quyết, liên tục rà soát môi trường đầu tư kinh doanh Việt Nam, “thúc” các Bộ, ngành, địa phương cải thiện.

Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc… có thể là những quốc gia tương đồng thuộc nhóm thu nhập trung bình cao mà Việt Nam có thể so sánh. Hoặc có thể so với một số quốc gia thành công, thất bại trong việc vượt qua bẫy thu nhập trung bình như Hàn Quốc, Argentina, ông Minh nói.

Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh cũng cho rằng, đa số người dân đều tích luỹ tài sản. Theo đó, vấn đề lớn của nền kinh tế hiện nay không phải là giải phóng sức lao động thông qua đẩy mạnh thu hút FDI trên cơ sở lao động giá rẻ như giai đoạn trước nữa. Thay vào đó, trọng tâm chính sách kinh tế trong giai đoạn mới phải làm sao để tài sản có thể tìm đến địa chỉ tốt để sinh lời, thông qua môi trường đầu tư an toàn, các kênh đầu tư có độ mở.

"Cần phải xây dựng hệ thống thể chế để các thị trường tài chính hiện đại hình thành và hoạt động hiệu quả để mọi người dân đều có cơ hội tham gia", ông Minh nói.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nêu thực tế Việt Nam chỉ có 30% người trưởng thành có hiểu biết về tài chính, thấp hơn bình quân ASEAN, chỉ cao hơn Lào và Campuchia theo khảo sát của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Giáo dục tài chính chủ yếu ở dạng thí điểm, manh mún, thiếu định hướng, mục tiêu và giải pháp cụ thể.

Do thiếu hiểu biết, vừa qua không ít trường hợp mắc rủi ro do hệ quả từ đầu tư lãi suất cao, rủi ro lớn. Ông Lực cũng chỉ ra rằng, hiện vẫn chưa có một cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm về bảo vệ người tiêu dùng đang thảo luận về luật bảo vệ người tiêu dùng.

Tin mới

‘Lada chỉ nên bán xe 300-700 triệu, doanh số 300 xe/năm là thành công’
4 giờ trước
Chuyên gia Đoàn Anh Dũng nhận định, Lada sẽ gặp nhiều khó khăn tại thị trường Việt Nam, hãng cần định giá rẻ và đặt mục tiêu khiêm tốn mới có thể thành công.
Từ 'Xe của mọi người' đến đế chế tỷ đô: Hành trình 87 năm thăng trầm của Volkswagen
3 giờ trước
Từ một giấc mơ tạo ra “chiếc xe cho mọi người” giữa nước Đức thời chiến, Volkswagen đã vươn mình trở thành đế chế ô tô toàn cầu với hành trình 87 năm đầy thăng trầm, huy hoàng và không ít scandal chấn động.
Hơn 17 tấn gạo ST25 giả bị bán ra thị trường
2 giờ trước
Sử dụng gạo rẻ tiền, Phạm Thị Ánh Tuyết cùng các đồng phạm đã đóng vào bao bì, giả Gạo ST25 Lúa - Tôm, để bán ra thị trường.
Sầu riêng Việt Nam bị Trung Quốc trả về ồ ạt: DN kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo làm rõ một chuyện bất thường
2 giờ trước
Sầu riêng Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận khi có hàng nghìn container bị Trung Quốc trả về.
Nhiều chuỗi khác bắt đầu tham chiến mảng nạp - rút - chuyển tiền ngân hàng, Thế Giới Di Động có lo ngại?
2 phút trước
Từ cuối năm 2024, Thế Giới Di Động đã triển khai dịch vụ nạp - rút - chuyển tiền, trở thành đơn vị tiên phong mô hình này tại Việt Nam. Hiện nay, khi nhiều chuỗi khác cũng bắt đầu gia nhập cuộc đua, dịch vụ tại Thế Giới Di Động vẫn tỏ ra nổi bật trên thị trường.

Tin cùng chuyên mục

Buồn của thị trường ô tô lớn thứ 2 ĐNÁ: Doanh số xe điện toàn thị trường không bằng 1 mình VinFast ở Việt Nam
49 phút trước
Doanh số xe điện tại Thái Lan trong tháng 4 chỉ đạt 6.278 xe, kém hơn 3.000 xe so với VinFast.
Nhiều tài xế công nghệ ngại mua xe điện Trung Quốc vì không có trạm sạc
1 ngày trước
Thiếu hạ tầng trạm sạc và chi phí chuyển đổi cao khiến nhiều tài xế xe công nghệ chưa mặn mà với xe điện đến từ Trung Quốc.
Sun Life Việt Nam tăng vốn điều lệ lên 18.434 tỷ đồng
1 ngày trước
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam chính thức được Bộ Tài chính chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 17.944 tỷ đồng lên 18.434 tỷ đồng, theo Giấy phép điều chỉnh số 68/GPĐC15/KDBH.
Một quốc gia vượt Nhật Bản thành 'chủ nợ' lớn nhất thế giới - Không phải Trung Quốc, càng không phải Mỹ
2 ngày trước
Đây là lần đầu tiên sau 34 năm Nhật Bản bị tước mất ngôi vị này.