Nguyên nhân mới từ Trung Quốc, nông sản Việt nguy cơ dồn ứ cửa khẩu dài hơnicon

Các cảng miền Nam Trung Quốc sẽ tạm nghỉ 6 tuần vào Tết Nguyên đán 2022 để cách ly các thuỷ thủ. Thế nên, áp lực xuất khẩu nông sản sẽ dồn qua đường bộ lên các cửa khẩu. Tình trạng ùn ứ dự báo sẽ kéo dài hơn.

Các cảng miền Nam Trung Quốc sẽ tạm nghỉ 6 tuần vào Tết Nguyên đán 2022 để cách ly các thuỷ thủ. Thế nên, áp lực xuất khẩu nông sản sẽ dồn qua đường bộ lên các cửa khẩu. Tình trạng ùn ứ dự báo sẽ kéo dài hơn.

 

Trao đổi với PV. VietNamNet về thông tin Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu ít nhất 6 tuần trong dịp Tết Nguyên đán, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam, khẳng định, Trung Quốc vẫn nhập khẩu các loại nông sản qua các cửa khẩu như bình thường. Còn qua các cảng miền Nam sẽ gián đoạn trong vòng 6 tuần vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022.

Ông Nguyên giải thích, do dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, Trung Quốc lại theo đuổi chế độ “Zero Covid” nên không chỉ kiểm soát chặt hàng hoá xuất nhập khẩu mà người nhập cảnh cũng phải kiểm tra.

Do đó, các thuỷ thủ nước ngoài và thuỷ thủ của Trung Quốc khi về cảng đều phải cách ly đủ 3 tuần. Sau khi về quê nghỉ Tết lên, họ tiếp tục cách ly 3 tuần. Theo đó, các hãng khai thác tàu quyết định nghỉ Tết Âm lịch 6 tuần. Như vậy, việc nhập hàng hay chở hàng trung chuyển qua các cảng miền Nam nước này sẽ bị đình trệ.

Nguyên nhân mới từ Trung Quốc, nông sản Việt nguy cơ dồn ứ cửa khẩu dài hơn
Hàng nghìn xe chở nông sản đang ùn ứ tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn (ảnh: Phạm Công)

Hàng Việt Nam xuất đi Trung Quốc bằng đường biển vào dịp Tết Nguyên đán có thể bị từ chối, hoặc không có nhập cảng được trong vòng 6 tuần đó. Còn xuất qua cửa khẩu đường bộ thì vẫn bình thường, ông nhấn mạnh.

Theo ông Nguyên, rau quả Việt Nam xuất sang Trung Quốc chủ yếu bằng đường bộ, đường biển chỉ chiếm khoảng 20-30%. Nhưng nếu lượng hàng này không xuất qua được đường biển thì sẽ dồn qua đường bộ, có thể gây ùn ứ khi hàng hoá tại cửa khẩu tăng đột biến.

Ngoài ra, các mặt hàng nông sản khác xuất khẩu bằng đường biển qua các cảng miền Nam Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, không riêng hàng Việt Nam mà hàng hoá các nước  cũng bị ảnh hưởng tương tự.

“Những năm trước họ chỉ nghỉ một tuần, thay vì 6 tuần như năm nay”, ông nói.

Trung Quốc hiện là khách hàng lớn nhất của rau quả của Việt Nam. Trong vòng 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này ước đạt 1,8 tỷ USD, chiếm khoảng 55% thị phần rau quả xuất khẩu của Việt Nam.

Trước thực trạng trên, ông Nguyên khuyến cáo các địa phương, doanh nghiệp phải có phương án tiêu thụ nông sản nói chung và trái cây nói riêng. Trước mắt, ông đề nghị đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, trong đó tăng cường bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Tại diễn đàn trực tuyến "Kết nối cung cầu cây ăn trái", ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), cho biết, trong tháng 12/2021, chỉ riêng trái cây sản lượng thu hoạch của cả nước đạt khoảng 700 nghìn tấn. Tính đến Tết Nguyên đán 2022, sản lượng lên tới 1,7 triệu tấn.

Theo ông Tùng, trong quý 1/2022, công tác tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả của các tỉnh phía Nam có thể gặp phải một số khó khăn, do Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong khi yêu cầu về chất lượng, truy xuất nguồn gốc của các thị trường xuất khẩu ngày càng cao, đặc biệt Trung Quốc có thể tăng cường các biện pháp kiểm tra dịch bệnh, điều này có thể làm chậm tiến độ xuất khẩu, gây ùn ứ tại cửa khẩu.

Tâm An

Tin mới

Điện thoại gập không còn là "đồ chơi nhà giàu": Galaxy Z Fold7 và Flip7 khiến người Việt chịu chi hơn bao giờ hết, xếp hàng từ tận 7 giờ sáng để mua máy mới
10 giờ trước
Ngày 26/7, dòng Galaxy Z series thế hệ mới chính thức mở bán tại Việt Nam, nhưng không đơn thuần là chuyện mở bán, sự kiện này cho thấy người dùng đã dần sẵn sàng nâng cấp sang điện thoại gập. Điều gì khiến hàng loạt khách hàng xếp hàng nhận máy sớm?
Cấm xe máy chạy xăng, cây xăng có thể chuyển thành trạm sạc xe điện?
9 giờ trước
Một số doanh nghiệp cho biết việc chuyển từ cửa hàng xăng dầu sang trạm sạc xe điện lo nhất là hiệu quả kinh tế.
1 mặt hàng Made in China tràn vào ồ ạt khiến gã khổng lồ của Nga ế hàng ngay trên sân nhà
4 giờ trước
Do giảm doanh số nên gã khổng lồ của Nga dự kiến sẽ chuyển sang chế độ làm việc 4 ngày/tuần.
Một thương hiệu băng vệ sinh vướng nghi vấn chứa chất gây ung thư vượt ngưỡng cho phép 16.000 lần
5 giờ trước
Loạt sản phẩm băng vệ sinh của thương hiệu này bị phát hiện chứa hàm lượng cực cao thio-urea, chất bị nghi có nguy cơ gây ung thư và tổn hại nội tạng.
Nhà xuất khẩu LNG lớn thứ 3 thế giới bất ngờ đe dọa cắt nguồn cung khí đốt của châu Âu, chuyện gì đang xảy ra?
5 giờ trước
Đây là cứu tinh năng lượng cho châu Âu kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.990.624 VNĐ / tấn

173.60 JPY / kg

2.42 %

+ 4.10

Đường

SUGAR

9.389.316 VNĐ / tấn

16.29 UScents / lb

1.69 %

- 0.28

Cacao

COCOA

217.756.669 VNĐ / tấn

8,329.00 USD / mt

2.52 %

+ 205.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

171.561.071 VNĐ / tấn

297.65 UScents / lb

2.52 %

- 7.70

Gạo

RICE

15.030 VNĐ / tấn

12.64 USD / CWT

0.72 %

+ 0.09

Đậu nành

SOYBEANS

9.599.213 VNĐ / tấn

999.25 UScents / bu

0.50 %

- 5.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.115.505 VNĐ / tấn

281.60 USD / ust

0.53 %

- 1.50

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Ai chịu trách nhiệm việc thanh long, hồ tiêu 'chết yểu' vì thủ tục xuất khẩu?
9 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc khi hàng trăm tấn thanh long và hồ tiêu đang bị ùn ứ tại các kho lạnh, không thể xuất sang Liên minh châu Âu (EU) do vướng thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Bất ngờ giá hồ tiêu Việt Nam
1 ngày trước
Trong 6 tháng đầu năm, giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, trong đó tiêu đen đạt bình quân 6.665 USD/tấn, tăng gần 94%; tiêu trắng đạt 8.079 USD/tấn, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Không phải sầu riêng, một loại quả đang khiến nông dân Thái Lan rơi vào cảnh ‘sầu’: Sản lượng tăng nóng khiến giá giảm mạnh, Chính phủ vừa chi 1 tỷ baht để giải cứu
1 ngày trước
Thái Lan triển khai loạt biện pháp khẩn cấp hỗ trợ nông dân trồng loại quả này giữa mùa thu hoạch kỷ lục.
Mỹ đã chốt đơn hơn 18 tỷ USD một mặt hàng thế mạnh của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 60%, nước ta là ông lớn thứ 5 thế giới
1 ngày trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng này.