Nguyên nhân nào khiến người dân Trung Quốc tranh giành nhau, hoảng loạn tích trữ thực phẩm?

08/11/2021 12:50
Trung Quốc cần "nuôi" 1,4 tỷ dân nhưng dịch tả lợn, đại dịch và thiên tai đã gây ra những vấn đề đối với an ninh lương thực. Trong khi đó, ngoài phụ thuộc vào nhập khẩu, Bắc Kinh cũng muốn tăng cường khả năng tự cung tự cấp lương thực của mình.

Nguyên nhân của tình trạng mua thực phẩm trong hoảng loạn ở Trung Quốc

Hôm 1/11, Bộ Thương mại Trung Quốc đã phát đi thông báo yêu cầu chính quyền các địa phương ổn định nguồn cung và giá thực phẩm, trong đó có rau, thịt và dầu ăn để chuẩn bị cho mùa đông lạnh giá sắp tới. Bộ này cho biết: "Các gia đình nên tích trữ một lượng nhất định để đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày và trong trường hợp khẩn cấp."

Thông báo này đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội. Sau đó, Bộ Thương mại cho biết không có mối đe dọa nào sắp xảy ra với nguồn cung thực phẩm. Tờ Economic Daily cũng nỗ lực xoa dịu những tranh luận trên mạng xã hội khi cho biết mục đích của thông báo trên là nhằm đảm bảo người dân chuẩn bị tinh thần cho đợt phong tỏa mới nếu đợt bùng dịch mới xảy ra.

Trước đó, tình trạng hạn hán, mưa lớn cũng là mối lo ngại đối với nguồn cung lương thực, do đó Chủ tịch Tập Cận Bình cũng phát động chiến dịch chống lãng phí lương thực. Tuy nhiên, lý do này cũng không thể ngăn cản người tiêu dùng ồ ạt tích trữ bắp cải, bột mì và gạo. Cùng với đó, thông báo mới nhất của Trung Quốc cũng đẩy giá hợp đồng tương lai dầu ăn và dầu cọ Malaysia tăng.

Tại sao an ninh lương thực lại là yếu tố quan trọng với Trung Quốc?

Nguyên nhân nào khiến người dân Trung Quốc tranh giành nhau, hoảng loạn tích trữ thực phẩm? - Ảnh 1.

 Trung Quốc cần "nuôi" 1,4 tỷ người, tương đương khoảng 1/5 dân số thế giới. Trong khi đó, nạn đói lớn năm 1958-1962 ở quốc gia này là một ký ức kinh hoàng với thế hệ lớn tuổi.

Trong bối cảnh thế giới đầy biến động sau đại dịch Covid-19, việc đảm bảo an ninh lương thực ngày càng trở thành mối ưu tiên chính trị quan trọng đối với chiến lược phát triển mới của Bắc Kinh. Chiến lược này sẽ đưa nền kinh tế phát triển theo hướng dựa vào tiêu dùng trong nước để bù đắp những bất ổn từ bên ngoài.

Trung Quốc làm gì để bảo vệ an ninh lương thực?

Trung Quốc quyết định thành lập kho dự trữ gạo quốc gia vào năm 1990. Hiện tại, quốc gia này cũng xây dựng hệ thống "điều phối dự trữ của chính quyền địa phương và trung ương, đồng thời bổ sung lượng tồn kho của chính phủ và doanh nghiệp."

Năm 2015, quốc gia này đã đưa ra cơ chế trách nhiệm giải trình cùng với các tiêu chí đánh giá chi tiết. Theo đó, toàn bộ lãnh đạo cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về an ninh lương thực của địa phương.

Để nỗ lực bảo vệ nguồn tài nguyên đất vốn hạn chế, Bắc Kinh cũng đặt ra mức canh tác tối thiểu là 120 triệu ha. Chính phủ cũng đặt mục tiêu đạt 71,67 triệu ha "đất nông nghiệp tiêu chuẩn cao" vào năm 2025 và 80 triệu ha vào năm 2030 để tăng năng suất cây trồng.

Lần đầu tiên, các nhà hoạch định chính sách cũng đặt mục tiêu bắt buộc đối với sản xuất ngũ cốc trong kế hoạch 14 năm được công bố vào tháng 3 năm nay. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tăng nhập khẩu đậu tương và ngô để đảm bảo có thể tự cung tự cấp các loại ngũ cốc quan trọng như lúa mì và gạo. Tháng 8/2020, ông Tập đã yêu cầu người dân không lãng phí thực phẩm và thực hiện chiến dịch trên quy mô cả nước.

Trung Quốc có phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài để đảm bảo an ninh lương thực?

Nguyên nhân nào khiến người dân Trung Quốc tranh giành nhau, hoảng loạn tích trữ thực phẩm? - Ảnh 2.

"Nhập khẩu ở mức độ vừa phải" là một phần trong chiến lược chính thức của Trung Quốc đối với an ninh lương thực, theo sách trắng công bố vào tháng 10/2019. Nhờ nhập khẩu phần lớn đậu tương từ nước ngoài, Trung Quốc có thể đảm bảo đủ đất để tự cung tự cấp đối với sản xuất lúa và lúa mì – 2 loại cây chủ lực.

Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu thực phẩm lớn nhất thế giới. Kể từ năm 2014, nhập khẩu ngũ cốc của nước này vẫn trên 100 triệu tấn. Trong 9 tháng đầu năm 2021, nước này nhập khẩu 128,27 triệu tấn ngũ cốc, tăng 29,3% so với 1 năm trước đó. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là quốc gia xuất khẩu gạo, có nghĩa là nước này xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu.

Khủng hoảng thịt lợn còn diễn ra không?

Giá thực phẩm ở Trung Quốc đã giảm 5,2% so với 1 năm trước vào tháng 9/2021, cao hơn so với mức giảm 4,1% vào tháng trước. Nguyên nhân một phần là do giá thịt lợn giảm 46,9% so với 1 năm trước.

Hiện tại, ngành chăn nuôi lợn quy mô khổng lồ của Trung Quốc đang gặp khó khăn khi sản lượng dư thừa, sau thời gian hàng triệu người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ gia nhập ngành để tìm kiếm lợi nhuận cao kỷ lục trong thời gian "sốt" thịt lợn. Hiện tại, giá thịt lợn đang thấp hơn so với giá sản xuất, khi chính phủ kêu gọi nông dân tiêu hủy đàn gia súc.

Lợi nhuận bùng nổ nhờ giá thịt lợn tăng do ảnh hưởng của dịch tả lợn đã đẩy sản lượng tăng cao. Ngoài ra, nhu cầu gặp gián đoạn do dịch bệnh đã khiến giá thịt lợn tại Trung Quốc giảm 70% trong năm nay, khiến nhiều nhà sản xuất lỗ nặng trong 3 tháng qua. Theo số liệu chính thức, hơn 2 triệu nông dân quy mô nhỏ đã chuyển sang chăn nuôi lợn vào năm ngoái.

Tham khảo SCMP

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
3 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
3 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
31 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
43 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
36 phút trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.