Nguyên nhân sâu xa khiến Trung Quốc chìm trong khủng hoảng năng lượng: Các tỉnh 'chạy deadline' vì mục tiêu môi trường?

28/09/2021 17:51
Mục tiêu cắt giảm khí thải carbon đã buộc chính quyền ở nhiều địa phương Trung Quốc phải áp dụng các biện pháp gấp rút như cắt điện trên diện rộng. Trong khi đó, tình trạng khan hiếm than cũng là một nguyên nhân khác khiến nguồn cung điện đang thiếu hụt trên khắp cả nước.

Cuộc khủng hoảng nguồn cung điện của Trung Quốc đang trở nên căng thẳng hơn trong tuần qua, khi hơn 1 nửa quốc gia này đang phải chịu tình trạng mất điện. Theo đó, đây là ví dụ điển hình nhất về việc kiểm soát lượng tiêu thụ điện của quốc gia này, đặc biệt là tác động đối với các hộ gia đình.

Việc cắt điện ở Trung Quốc thông thường chỉ giới hạn với các hoạt động sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, tần suất đã tăng lên kể từ nửa cuối năm ngoái hiện đang ảnh hưởng đến cả các hộ gia đình. Tổng cộng 16 trong số 31 khu vực cấp tỉnh của Trung Quốc đang hạn chế việc sử dụng điện để nỗ lực đáp ứng các mục tiêu phát thải mà Bắc Kinh đưa ra, sau khi không đạt được bước tiến nào vào đầu năm nay.

Tháng trước, Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) đã chỉ trích mức độ tiêu thụ điện của 9 tỉnh - Quảng Đông, Giang Tô, Vân Nam, Phúc Kiến, Thiểm Tây, Quảng Tây, Ninh Hạ, Thanh Hải và Tân Cương. Các địa phương này đã sử dụng năng lượng nhiều hơn thay vì cắt giảm. Sau đó, 9 tỉnh này đã nỗ lực giảm tải bằng cách cắt điện trong khi tác động đến cuộc sống người dân vẫn chưa thực sự lớn.

Bà Meng Wei - phát ngôn viên của NDRC, cho biết: "Thêm 10 tỉnh không đạt được mục tiêu về tiến độ trong việc giảm lượng tiêu thụ năng lượng. Tình hình tiết kiệm năng lượng của quốc gia hiện rất căng thẳng."

1 năm trước, Chủ tịch Tập Cận Bình đã bất ngờ đưa ra cam kết rằng Trung Quốc sẽ đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060. Đầu năm nay, Bắc Kinh vạch ra lộ trình nhằm đẩy mạnh nỗ lực kiểm soát việc sử dụng năng lượng bằng cách cắt giảm mức tiêu hao năng lượng trên 1 đơn vị GDP với 3%.

Cory Combs - nhà phân tích của công ty tư vấn Trivium, nhận định: "Mục tiêu carbon kép của ông Tập về mặt chính trị là không thể thương lượng. Theo đó, đây là chất xúc tác cho tất cả các chính sách, bao gồm cả kiểm soát hoạt động sản xuất và tiêu thụ điện năng."

Ông nói thêm, việc hạn chế sử dụng năng lượng tại các địa phương trở nên gắt gao hơn trong thời gian gần đây là do áp lực đáp ứng các mục tiêu phát thải vào cuối năm. Đây vốn là một thời hạn khó đạt được, không như các mục tiêu trong nửa đầu năm nay vốn tạo điều kiện cho các tỉnh khắc phục những thiếu sót.

Hơn nữa, Bắc Kinh cũng đang nỗ lực nhiều hơn bằng cách thúc giục ác địa phương hạn chế những hoạt động tiêu hao nhiều năng lượng và các dự án có lượng phát thải cao.

Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng việc hạn chế sử dụng năng lượng của các địa phương chỉ mang tính thời vụ và không công bằng đối với người sử dụng điện, đặc biệt là các hộ gia đình. Hôm Chủ nhật, tờ People’s Daily đã chỉ trích giới chức địa phương khi cắt điện đối với cả các khu dân cư để đạt mục tiêu hoạt động môi trường hàng năm. Họ không nên áp dụng cách tiếp cận "một biện pháp phù hợp với tất cả" để hạn chế sử dụng điện.

Cục Năng lượng tỉnh Chiết Giang cũng đồng tình với quan điểm trên. Trong khi đó, Liu Shijin - cựu phó chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, cũng chỉ trích các tỉnh quá cứng nhắc trong việc thúc đẩy mục tiêu giảm phát thải, điều này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.

Tuần trước, quận Jianghai của thành phố Giang Môn (Quảng Đông) cho biết việc cắt giảm điện là do nhu cầu tăng mạnh và thiếu hụt nguồn cung do tăng trưởng kinh tế, nhiệt độ trong tháng này cũng tăng cao.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc cắt giảm không chỉ là kết quả của nỗ lực chống ô nhiễm môi trường của Trung Quốc mà còn là tình trạng thiếu than trầm trọng. Bằng chứng là giá nhiệt than đã tăng vọt.

Yunhe Hou - phó giáo sư của Khoa Kỹ thuật Điện và Điện tử thuộc Đại học Hong Kong, nhận định: "Khó có thể nói đâu là nguyên nhân chính, dù thiếu than hay vì mục tiêu trung hòa carbon. Song, tình trạng thiếu than hiện đang nghiêm trọng hơn so với trước đây."

Ông nói: "Đầu tiên, giá than đang ở mức quá cao. Thứ hai, chất lượng than của Trung Quốc lại quá thấp để tạo ra năng lượng. Ngoài ra, một số vùng đã bắt đầu tích trữ than cho mùa đông, càng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu than."

Trong cả năm nay, giá nguyên liệu thô đã có xu hướng tăng và đạt mức cao mới trong những tuần gần đây không chỉ do Trung Quốc mà các quốc gia khác đang dự trữ hàng tồn kho. Tháng trước, than tăng khoảng 40% từ khoảng 780 NDT (121 USD)/tấn vào giữa tháng 8 lên khoảng 1.100 NDT/tấn trong những tuần gần đây.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng cấm nhập khẩu than từ Australia nhưng lại không mua than nhiệt. Tuần trước, nhận thấy tình trạng than nhiệt sản xuất trong nước thiếu hụt nghiêm trọng, Cơ quan Quản lý Năng lượng Quốc gia đã yêu cầu một số tỉnh phía Tây Bắc tăng sản lượng.

Combs cho hay: "Những lo ngại về an ninh năng lượng đang tiếp tục cho thấy vai trò quan trọng của than. Đặc biệt, NDRC đã ban hành nhiều biện pháp để xây dựng năng lực sản xuất than trong nước và tích trữ cho mùa đông, ngay cả khi mâu thuẫn với chính sách môi trường."

Tham khảo SCMP

Tin mới

Nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới đang mạnh tay gom hàng từ Nga: Gấp rút thanh lý các hợp đồng với Mỹ, hơn 20 triệu tấn hàng bị đe dọa
2 giờ trước
Lượng nhập khẩu khí đốt qua đường ống từ Nga dự kiến đạt 38 tỷ mét khối vào năm 2025.
Jeep và danh họa Gustav Klimt phối hợp tổ chức triển lãm nghệ thuật đặc biệt
2 giờ trước
Trong cuộc giao thoa lịch sử giữa di sản cơ khí và nghệ thuật đỉnh cao, tinh thần tự do bất diệt của thương hiệu xe Jeep chính thức hội ngộ cùng thế giới vàng son của danh họa Gustav Klimt.
Mẫu xe máy điện giá chỉ 11 triệu đồng ra mắt: thiết kế trẻ trung, hứa hẹn soán ngôi ‘xe ga quốc dân’ Honda Vision khi di chuyển trong đô thị
55 phút trước
Mẫu xe máy điện mới từ Trung Quốc có mức giá rẻ bằng nửa Honda Wave Alpha.
Tin vui cho sầu riêng Đông Nam Á: Nhu cầu sầu riêng của Trung Quốc bùng nổ trở lại, một nhà cung cấp thị phần tăng gấp 10 lần kể từ đầu năm
26 phút trước
Không phải Thái Lan hay Việt Nam, đây là đối thủ đang chiếm trọn cảm tình của người tiêu dùng sầu riêng tại Trung Quốc.
Đổi xe lái thử, hai chủ xe Mitsubishi Xforce và Toyota Yaris Cross bóc tách nhiều điểm khác biệt mà thông số không thể hiện được
10 giờ trước
Cùng phân khúc, cùng tầm giá, nhưng Mitsubishi Xforce và Toyota Yaris Cross lại mang đến hai kiểu trải nghiệm rất khác nhau. Để kiểm chứng điều đó, hai chủ xe đã đổi xe, lái thử xe của nhau và đưa ra những đánh giá thực tế, thẳng thắn và chi tiết.

Tin cùng chuyên mục

TPHCM hỗ trợ đổi xe điện
16 giờ trước
Từ miễn lệ phí trước bạ, hoàn thuế theo từng chuyến xe đến vay vốn không cần thế chấp…, TPHCM đang tung loạt chính sách chưa từng có nhằm hỗ trợ người dân, nhất là tài xế công nghệ, giao hàng chuyển từ xe máy xăng sang xe điện mà không phải bỏ thêm chi phí ban đầu.
Tỷ phú Jack Ma đạp xe dạo phố đêm, “bóc” giá xe mà choáng
1 ngày trước
Hình ảnh giản dị, gần gũi của tỷ phú Jack Ma trong một video được chia sẻ gần đây khiến nhiều người bất ngờ.
Đua nhau đổi xe máy xăng lấy xe điện, các hãng đem xe xăng đi đâu?
2 ngày trước
Nhiều người thắc mắc sau khi bên thu xe máy xăng với số lượng khá lớn, các hãng sẽ mang số xe này đi đâu?
Better Choice Awards 2024: Giải thưởng đã trao, sản phẩm giờ ra sao?
3 ngày trước
Giải xong không phải là hết: Những cái tên được vinh danh tại Better Choice Awards 2024 đang chứng minh rằng lựa chọn của người tiêu dùng, và hội đồng thẩm định, là hoàn toàn có cơ sở.