Nhà máy di dời khỏi nội đô: Cần chế tài để doanh nghiệp chịu “nhả” đất vàng

11/09/2019 16:06
Cần ban hành chế tài, quy định bắt buộc việc bàn giao lại quỹ đất sau khi di dời để thành phố ưu tiên xây dựng, phát triển công trình công cộng...

Việc bàn giao lại quỹ đất sau di dời cho thành phố tại các cơ sở đã thực hiện di dời chủ yếu do doanh nghiệp chủ động thực hiện. Theo đó, cần ban hành chế tài, quy định bắt buộc việc bàn giao lại quỹ đất sau khi di dời để thành phố ưu tiên xây dựng, phát triển công trình công cộng.

Trong báo cáo gửi Bộ Xây dựng về lộ trình di dời các bộ ngành cơ sở ô nhiễm, cơ sở công nghiệp ra khỏi nội thành, UBND thành phố Hà Nội cho biết, ngay sau khi Luật Thủ đô ra đời, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 130 ngày 23/1/2015 giao các bộ, ngành chủ trì xây dựng danh mục, tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời cơ quan, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế ra khỏi nội thành.

Đồng thời giao UBND thành phố chủ trì xây dựng danh mục, tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời các cơ sở công nghiệp ra khỏi nội thành.

Tuy nhiên, cơ bản công tác di dời đến nay vẫn còn chậm và còn nhiều vướng mắc, khó khăn.

Theo báo cáo, đến nay, danh mục, tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời cơ quan, cơ sở giáo dục, y tế ra khỏi nội thành chưa được các bộ ngành triển khai, trình Thủ tướng phê duyệt.

UBND thành phố cũng nhắc tới tình trạng, quỹ đất sau di dời được sử dụng làm cơ sở 2 hoặc lập dự án đầu tư xây dựng kinh doanh, thương mại (trên cơ sở ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ), tình trạng không bàn giao quỹ đất sau di dời cho thành phố để quản lý, khai thác sử dụng để bổ sung hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho địa phương.

Nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra là do nguồn vốn thực hiện cho công tác di dời quá lớn, thiếu cơ chế, chính sách sử dụng quỹ đất của trụ sở sau khi di dời, hình thức huy động nguồn lực đầu tư; sự phối hợp các bên liên quan và chưa có sự vào cuộc quyết liệt của các bộ ngành, cấp chính quyền.

Theo UBND thành phố, công tác di dời các cơ sở công nghiệp, sản xuất gây ô nhiễm còn chậm, manh mún do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về tài chính, cơ chế, chính sách hỗ trợ, hình thức di dời; việc bàn giao lại quỹ đất sau di dời cho thành phố tại các cơ sở đã thực hiện di dời chủ yếu do doanh nghiệp chủ động thực hiện.

Về các giải pháp, UBND thành phố kiến nghị Bộ Xây dựng tổng hợp kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành phối hợp với UBND thành phố và các đơn vị liên quan sớm hoàn chỉnh các quy hoạch ngành, danh mục, tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời các cơ quan, đơn vị, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục ra ngoài khu vực nội thành.

Đồng thời, ban hành cơ chế khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi ngành nghề, chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch hoặc tự nguyện di dời; ban hành chế tài, quy định bắt buộc việc bàn giao lại quỹ đất sau khi di dời ra ngoài khu vực nội thành để thành phố ưu tiên xây dựng, phát triển công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, công trình hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị, phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.

UBND thành phố cũng kiến nghị Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ ngành đề xuất Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh bổ sung thẩm quyền phê duyệt danh mục cơ sở nhà, đất phải di dời do gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp quy hoạch xây dựng đô thị.

Theo báo cáo của UBND thành phố, về cơ bản các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp đều đang tiếp tục sử dụng cơ sở cũ. Riêng Trường Đại học y tế cộng đồng tại số 138B Giảng Võ, quận Ba Đình đã được di dời đến địa điểm mới tại quận Bắc Từ Liêm, địa điểm này thực hiện theo dự án hợp đồng BT. Thành phố cũng đã bố trí quỹ đất tập trung tại khu vực Tây Hồ khoảng 20ha và Mễ Trì khoảng 55 ha để di dời trụ sở các bộ ngành.

Về di dời các cơ sở công nghiệp, 67 cơ sở công nghiệp phải di dời đã có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất sang xây dựng nhà ở, trường học, hạ tầng kỹ thuật, đất dịch vụ thương mại với diện tích 102,07 ha, trong đó 39,33ha cho nhà ở, còn lại cho trường học và hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ. 27 cơ sở công nghiệp phải di dời cũng đã được UBND thành phố chấp thuận chủ trương hoặc phê duyệt quy hoạch cho phép chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích hơn 38,6ha.

Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã cùng các sở ngành và 12 quận tổng hợp, chuẩn hoá danh mục, số lượng các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường đề xuất di dời tại 12 quận là 117 cơ sở.

Tin mới

Giá Kia Sorento lần đầu giảm dưới mốc 900 triệu tại đại lý: Rẻ nhất phân khúc, ngang CX-5 bản tầm trung, dọn kho chờ bản mới sắp ra mắt
7 giờ trước
Kia Sorento sản xuất 2025 đang được các đại lý áp dụng ưu đãi 10-80 triệu đồng, giá khởi điểm mới 899 triệu đồng.
GAC MOTOR Việt Nam triển khai loạt chương trình ưu đãi hè T5/2025
7 giờ trước
Tháng 5/2025, GAC MOTOR Việt Nam cùng hệ thống đại lý trên toàn quốc triển khai loạt chương trình khuyến mại đặc biệt cho các khách hàng ký hợp đồng sở hữu các dòng xe All-New M6 Pro, All-New M8, All-New GS8 với nhiều công nghệ độc đáo, an toàn, nâng tầm tiện nghi.
Không phải Thái Lan, một loại sầu riêng của láng giềng Việt Nam đang được săn đón: Được đại sứ Trung Quốc khen ngợi ‘ngon nhất thế giới’
6 giờ trước
Trung Quốc đang săn lùng giống sầu riêng Au Khak của láng giềng Việt Nam.
Mỹ phát hiện kho báu cả thế giới khao khát, hàng triệu tấn nằm sâu trong một mỏ than cũ: Chìa khóa cho cuộc đua năng lượng với Trung Quốc
6 giờ trước
Kho báu Mỹ vừa phát hiện có giá trị lên tới 37 tỷ USD.
Giá bạc hôm nay 15/5: đồng loạt lao dốc sau tín hiệu tích cực từ thuế quan Mỹ-Trung
7 giờ trước
Giá bạc trong nước và thế giới giảm mạnh sau khi Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý tạm ngừng áp thuế trong 90 ngày.

Tin cùng chuyên mục

Mazda3 2020 rao bán gần 600 triệu: Gần đắt nhất thị trường, khó “đụng hàng”, chỉ có 40 chiếc toàn Việt Nam
8 giờ trước
Chiếc Mazda3 đời 2020 sở hữu nhiều chi tiết độc quyền, chỉ có ở trên bản kỷ niệm 100 năm này.
Lada của Nga có 'vua' doanh số 8 năm liên tiếp, bán 200.000 xe/năm: Đã đến Việt Nam, Vios, Accent lo sợ?
9 giờ trước
Vua doanh số Lada của nước Nga sẽ cạnh trạnh thế nào với xe 'quốc dân' tại Việt Nam?
Mẫu tai nghe "cục gạch" độc đáo nhất Việt Nam: Có công nghệ xuyên âm, khử tiếng ồn chủ động
10 giờ trước
Đây cũng là mẫu tai nghe gắn liền với ban nhạc Rock nổi tiếng nhất Việt Nam.
'Ai cũng vội vã': Nhà máy Trung Quốc chạy hết công suất trở lại, đua xuất hàng sang Mỹ sau thoả thuận tạm thời
1 ngày trước
Các nhà sản xuất Trung Quốc đang tận dụng thời gian tạm dừng trong cuộc chiến thương mại để xuất khẩu càng nhiều lô hàng càng tốt - và chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo có thể xảy ra.