Nhật Bản bất ngờ lội ngược dòng như thế nào trong cuộc chiến Covid-19?

14/10/2021 14:13
Số ca mắc Covid-19 mới tại Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm qua, tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng một làn sóng dịch bệnh mới có thể bùng phát vào mùa đông.

Trở lại từ bờ vực khủng hoảng Covid-19

Chỉ vài ngày sau khi bế mạc Thế vận hội Tokyo 2020, Nhật Bản dường như đã chịu tổn thương nghiêm trọng bởi Covid-19. Ngày 13/8, Tokyo ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới cao kỷ lục, với 5.773 ca, do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta. Trên toàn quốc, số ca mắc bệnh vượt quá 25.000 ca.

Số ca lây nhiễm SARS-CoV-2 tăng vọt đã làm tăng thêm sự phẫn nộ của một bộ phận công chúng phản đối tổ chức Thế vận hội. Các bệnh viện rơi vào trạng thái căng thẳng chưa từng có, tình trạng thiếu giường bệnh khiến hàng nghìn người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 phải phục hồi sức khỏe tại nhà. Một số trường hợp đã tử vong khi điều trị tại nhà.

Tình trạng khẩn cấp ở thủ đô và các khu vực khác đã được áp dụng trong gần 6 tháng và tiếp tục được gia hạn thêm một lần nữa.

Tuy nhiên, một điều đáng chú ý đã xảy ra ở Nhật Bản sau 2 tháng kể từ khi Thế vận hội kết thúc. Tuần này, gần 2 tuần kể từ khi các biện pháp khẩn cấp cuối cùng được dỡ bỏ, số ca mắc Covid-19 mới tiếp tục giảm mạnh ở Tokyo và trên toàn quốc.

Trong khi nhiều khu vực của châu Âu, trong đó có cả Anh, đang nỗ lực để ngăn số ca mắc bệnh tăng, các ca nhiễm virus ở Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong một năm qua. Đây được coi là một tín hiệu lạc quan cho thấy điều tồi tệ nhất có thể đã qua đối với nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới.

Hôm 11/10, Tokyo ghi nhận 49 ca mắc Covid-19 mới, số ca mắc bệnh hàng ngày thấp nhất kể từ cuối tháng 6/2020, và toàn quốc ghi nhận 369 ca.

Các chuyên gia cho rằng, không có yếu tố nào có thể giải thích sự thay đổi bất ngờ trong diễn biến Covid-19 của Nhật Bản. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đồng tình rằng sau một sự khởi đầu chậm chạp đáng thất vọng, việc triển khai tiêm chủng của Nhật Bản đã trở thành một chiến dịch y tế cộng đồng ấn tượng.

Tới nay, Nhật Bản đã tiêm chủng cho gần 70% dân số trong tổng số 126 triệu dân. Chính phủ Nhật Bản nói rằng sẽ tiêm vaccine cho tất cả những người muốn tiêm chủng vào tháng 11. Trong tuần này, tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, từ tháng 12 sẽ bắt đầu triển khai tiêm mũi vaccine tăng cường , bắt đầu với các nhân viên y tế và người cao tuổi.

Theo các chuyên gia, một yếu tố khác giúp số ca mắc Covid-19 tại Nhật Bản giảm mạnh là việc đeo khẩu trang, một thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân trong các mùa dịch cúm trước đây. Khi các nước khác đã nới lỏng quy định đeo khẩu trang trong nhà và ở các môi trường khác, hầu hết người Nhật Bản vẫn tiếp tục tuân thủ việc đeo khẩu trang.

Kết thúc mùa hè u ám

Bầu không khí thoải mái hơn trong khoảng thời gian diễn ra Thế vận hội đã khiến dịch bệnh bùng phát mạnh vào mùa hè. Người dân đã dành nhiều thời gian tụ tập theo nhóm trong những tuần diễn ra sự kiện thể thao giữa thời tiết khắc nghiệt.

“Trong những ngày nghỉ, chúng tôi gặp gỡ những người bạn đã lâu không gặp. Bên cạnh đó, chúng tôi có nhiều cơ hội để ăn uống cùng nhau trực tiếp”, Hiroshi Nishiura, chuyên gia về mô hình thống kê các bệnh truyền nhiễm và cố vấn tại Đại học Kyoto, cho biết.

Theo Kenji Shibuya, cựu Giám đốc Viện Sức khỏe Dân số tại Đại học King’s College, việc tập trung đông người đã dẫn đến sự gia tăng số ca lây nhiễm vào tháng 8. Ông Shibuya cho rằng, tình hình dịch bệnh ở Nhật Bản thay đổi có thể do “dịch bệnh chủ yếu bùng phát theo mùa, sau đó là việc tiêm chủng và có lẽ là bởi một số đặc điểm của virus mà chúng ta chưa biết tới”.

Hiện tại, tình hình dịch bệnh ở Nhật Bản đang trở nên lạc quan và nhiều người tin rằng “trạng thái bình thường” đang quay trở lại.

Các quán bar và nhà hàng, những nơi đã cố gắng tồn tại khi Nhật Bản áp dụng tình trạng khẩn cấp, đã hoạt động trở lại, dù vẫn được khuyến cáo nên đóng cửa sớm hàng ngày cho đến cuối tháng 10. Các ga tàu điện bắt đầu đông đúc trở lại do nhiều công ty không còn cho phép nhân viên làm việc tại nhà. Di chuyển giữa các tỉnh cũng không còn được coi là một rủi ro lây nhiễm đáng kể.

Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy, người dân Nhật Bản kỳ vọng Thủ tướng Kishida sẽ ưu tiên vấn đề sức khỏe cộng đồng, bao gồm việc phê duyệt sớm các loại thuốc kháng virus và tăng cường năng lực của dịch vụ y tế để đối phó với một đợt dịch có nguy cơ bùng phát trong tương lai.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, sẽ là điều tồi tệ nếu nghĩ rằng nguy cơ dịch bệnh đã qua đi, đồng thời cảnh báo số ca mắc Covid-19 có thể tăng trở lại khi thời tiết lạnh hơn đang đến gần. Khi đó, người dân sẽ tụ tập trong các quán bar và nhà hàng có hệ thống thông gió kém, khiến nguy cơ lây nhiễm cao hơn.

“Tình trạng khẩn cấp kết thúc không có nghĩa là chúng ta được tự do 100%. Chính phủ nên gửi một thông điệp rõ ràng đến người dân rằng chúng ta chỉ có thể nới lỏng dần dần các hạn chế”, Shigeru Omi, cố vấn y tế của chính phủ, nói./.


Tin mới

Sedan hạng B rầm rộ giảm giá đẩy doanh số: Hyundai Accent, Toyota Vios lập đáy mới - giá thấp nhất chỉ từ 400 triệu đồng, rẻ ngang Kia Morning
7 giờ trước
Hyundai Accent, Toyota Vios hay Honda City đang nhận hàng loạt chương trình ưu đãi tại đại lý. Mức giảm tiền mặt và khuyến mãi phụ kiện lên đến hàng chục triệu đồng.
Sốc vì vé máy bay sang Châu Âu không đắt hơn chặng nội địa là bao, đi Úc cũng chỉ có 6 triệu khứ hồi
6 giờ trước
Cùng ngày, cùng thời điểm, cùng hãng vậy mà giá vé máy bay từ TP.HCM đi Thái Lan còn rẻ hơn từ TP.HCM ra Hà Nội, khiến du khách Việt đổ xô xuất ngoại du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5.
Không chỉ bán xe, VinFast sắp bán 1 thứ được nhiều “ông lớn” theo đuổi, có thể thu về hàng tỷ USD
6 giờ trước
Theo chia sẻ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, VinFast sẽ bán thứ này không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác.
Chuyên gia: Ngay khi mua flagship Samsung, đừng lấy thêm thứ này vì 'có vấn đề'
5 giờ trước
"Cảnh báo" này đến từ trang tin công nghệ uy tín GSM Arena.
"Không thể tin nổi": Ngay tại quê nhà, người Hàn Quốc giờ đây mê iPhone hơn cả điện thoại Samsung?
5 giờ trước
Khi ngày càng mất nhiều người dùng ở Trung Quốc vì Huawei, Apple có thể được an ủi khi iPhone đang được nhiều người Hàn Quốc ưa chuộng hơn.

Tin cùng chuyên mục

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định
6 giờ trước
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định, cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
SHB đặt mục tiêu lợi nhuận 11.286 tỷ đồng, trả lời nhiều vấn đề "nóng" tại Đại hội cổ đông năm 2024
6 giờ trước
Chiều nay (25/4), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB - Mã: SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó bao gồm kế hoạch kinh doanh năm 2024, phương án chia cổ tức và phương án tăng vốn điều lệ.
PVcomBank lần thứ năm liên tiếp được vinh danh doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam
7 giờ trước
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) một lần nữa chứng tỏ sự phát triển vượt bậc của mình khi tiếp tục ghi danh trong Bảng xếp hạng FAST500 – nơi tôn vinh 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. Đồng thời đây cũng là lần thứ 5 liên tiếp Ngân hàng được vinh danh trong “Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc
Doanh nghiệp không nên găm giữ, đầu tư ngoại tệ
7 giờ trước
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang rất tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ. Biện pháp cuối cùng là bán ngoại tệ để cân đối nguồn cung và giá ngoại tệ. Vì thế, các doanh nghiệp các ngành nghề không nên găm giữ, đầu tư ngoại tệ, từ đó tạo áp lực lên tỷ giá.