Nhiều công ty rời Trung Quốc, các quốc gia trải thảm đón nhà đầu tư

12/05/2020 06:42
Nhiều lãnh đạo của các nền kinh tế lớn thế giới trong những tuần qua, công khai thảo luận kế hoạch lôi kéo doanh nghiệp trong nước ra khỏi Trung Quốc.

Cơ sở cho việc này là cú sốc cung ứng nguyên liệu hoặc hàng hóa sau khi Trung Quốc đóng cửa biên giới để ngăn dịch Covid-19. Điều này cũng đang tạo nên một cuộc đua “trải thảm đỏ” của các nước trong khu vực để kêu gọi các nhà đầu tư.

Thực tế sự chuyển dịch này đã bắt đầu trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài khiến nhiều công ty đầu tư lâu dài ở Trung Quốc phải suy nghĩ kế hoạch để tránh bị áp thuế quá cao khi xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ. Chi phí nhân công tại Trung Quốc cũng ngày càng tăng cao, trong khi đại dịch Covid-19 vừa qua cho thấy nguồn cung hàng hóa tại Trung Quốc có thể bị tắc nghẽn bất kỳ lúc nào đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, khi quốc gia này phong tỏa để chống dịch. Số liệu hiện nay cho thấy khoảng 40% sản phẩm trên toàn cầu được sản xuất tại Trung Quốc.

Nhiều công ty rời Trung Quốc, các quốc gia trải thảm đón nhà đầu tư - Ảnh 1.

Việt Nam là quốc gia có chiến lược ngăn chặn dịch Covid-19 hiệu quả thời gian qua đang là điểm sáng cho các nhà đầu tư hướng đến. (Ảnh: KT)

Chính vì vậy, nhà đầu tư Mark Mobius - Người sáng lập Tập đoàn Mobius Capital Partners nhận định, các tập đoàn đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung sản xuất, tránh lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.

“Đại dịch đang khiến các tập đoàn phải suy nghĩ lại và tìm cách thích ứng với những cú sốc nguồn cung nếu có bất cứ một sự cố với quy mô tương tự xảy ra trong tương lai. Các tập đoàn phụ thuộc vào Trung Quốc đang bắt đầu đa dạng chuỗi nguồn cung nhiều nhất có thể” - nhà đầu tư Mark Mobius nói.

Chính phủ Nhật Bản tuần trước thông báo gói 2,2 tỉ USD để khuyến khích các nhà sản xuất nước này di dời dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc, trở về nước hoặc chuyển sang Đông Nam Á. Trong khi các thành viên Liên minh châu Âu cũng có kế hoạch cắt giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đẩy mạnh kế hoạch rút toàn bộ chuỗi cung ứng và sản xuất của nước này khỏi Trung Quốc trong bối cảnh Mỹ tìm cách trừng phạt Bắc Kinh với cáo buộc không minh bạch thông tin trong xử lý đại dịch Covid-19. Theo giới chuyên gia, rõ ràng chính phủ các nước này sẽ mong muốn các tập đoàn quay trở về nước hoặc các thị trường gần, nhưng vẫn có nhiều cơ hội cho các nước khác.

Nhà đầu tư Mark Mobius nhận định: “Tôi nghĩ sẽ có sự đa dạng về địa điểm nơi các chuỗi cung cấp này có thể chuyến đến như Việt Nam, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí là Brazil. Những công ty này đều mong muốn có nguồn cung ứng đa dạng hơn”.

Và đây đang là cơ hội cho nhiều quốc gia khu vực “trải thảm đỏ” để đón các nhà đầu tư. Ấn Độ đang nỗ lực kéo các nhà đầu tư đến nước này, tập trung chào đón các công ty sản xuất thiết bị y tế, chế biến thực phẩm, dệt may và phụ tùng ô tô của Mỹ. Ấn Độ cho biết sẽ cung cấp nguồn lao động giá rẻ, ban hành các đặc quyền và xóa bỏ một số rào cản cho các nhà đầu tư…

Mặc dù vậy, PGS. Paul Staniland tại Đại học Chicago cho rằng, có những cơ hội để Ấn Độ cố gắng giành được một vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng điều này đòi hỏi đầu tư nghiêm túc vào cơ sở hạ tầng và quản trị. Ấn Độ cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ những địa điểm tiềm năng khác ở Nam và Đông Nam Á.

Nhiều tập đoàn cho biết, cách thức ứng phó và kiểm soát dịch Covid-19 đã trở thành yếu tố mới trong khâu đánh giá rủi ro trước khi các công ty đưa ra quyết định đầu tư. Với Việt Nam và Singapore, 2 quốc gia có chiến lược ngăn chặn dịch Covid-19 hiệu quả thời gian qua đang là điểm sáng cho các nhà đầu tư hướng đến.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
4 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
3 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
21 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
6 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
46 phút trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.