Nhiều lãnh đạo bị kỷ luật, TKV làm ăn thế nào?

24/06/2022 11:11
TKV là một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất cả nước, với tổng tài sản tới cuối năm ngoái là gần 120.000 tỷ đồng, doanh thu trong năm hơn 113.000 tỷ đồng.

Trong kỳ họp thứ 16 từ ngày 20 đến ngày 22/6/2022 tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy và một số cá nhân ở Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV).

Theo đó, nhận định các vi phạm đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất, kinh doanh, đến uy tín của tổ chức đảng và Tập đoàn, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy TKV các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 và các cán bộ: Lê Minh Chuẩn, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV; Đặng Thanh Hải, Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc; Nguyễn Ngọc Cơ, Phó Tổng Giám đốc, nguyên Đảng ủy viên Tập đoàn. Khiển trách ông Phan Xuân Thủy, Đảng ủy viên, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.

TKV làm ăn thế nào?

Giai đoạn 2015 – 2021, hoạt động sản xuất kinh doanh của TKV đều ghi nhận mức doanh thu và lợi nhuận khá tích cực. Doanh thu và lãi ròng tập đoàn tăng trưởng bình quân lần lượt 7,49%/năm và 67,07%/năm.

Tính riêng năm 2021, doanh thu thuần TKV đạt 113.173 tỷ đồng, tăng 5,29% so với năm 2020. Nhờ việc tiết giảm mạnh các chi phí (chi phí tài chính giảm 24,8%; chi phí bán hàng giảm 4,7%), lãi sau thuế TKV lên đến 4.366 tỷ đồng, tăng 74,4%. Đây cũng là kết quả kinh doanh lợi nhuận cao nhất của TKV trong giai đoạn 2015-2021.

Nhiều lãnh đạo bị kỷ luật, TKV làm ăn thế nào? - Ảnh 1.

Tổng tài sản công ty tại ngày 31/12/2021 đạt 119.584 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 5,9% so với số đầu kỳ. Vốn chủ sở hữu 44.796 tỷ đồng, tăng hơn 6,6%. Nợ phải trả là 74,788 tỷ đồng, giảm 12,1% và là mức thấp nhất giai đoạn 2015 - 2021.

Tính ra, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu TKV đạt 1,67 lần, thấp nhất trong 7 năm tài chính gần nhất. Khả năng thanh toán đạt 1,6 lần – mức cao nhất giai đoạn 2015 – 2021.

Năm 2022, TKV đặt mục tiêu sản xuất 38,8 triệu tấn than thành phẩm, tiêu thụ 43 triệu tấn than. Mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt 131.600 tỉ đồng, tăng 16%; lợi nhuận sau thuế đạt 2.800 tỉ đồng, giảm 35,8% so với thực hiện năm 2021.

Nhiều lãnh đạo bị kỷ luật, TKV làm ăn thế nào? - Ảnh 2.

Tuy vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của TKV cũng bộc lộ một số hạn chế, như số dư nợ phải thu khó đòi đến ngày 31/12/2021 là 279,1 tỷ đồng, số đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là 40,8 tỷ đồng; trong đó, các khoản nợ quá hạn trên 3 năm chiếm hơn 71,3% nợ phải thu khó đòi.

Bên cạnh đó, theo báo cáo Bộ Tài chính gửi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, giám sát tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của TKV, tính đến ngày 31/12/2020, công ty mẹ TKV có một số khoản đầu tư tài chính dài hạn vào các công ty con, công ty liên kết. Tuy nhiên, một số đơn vị có kết quả kinh doanh lỗ và thậm chí còn lỗ lũy kế.

Đơn cử, CTCP Cromit Cổ Định Thanh Hóa lỗ 30,8 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 252 tỷ đồng, bằng 63% vốn điều lệ. CTCP Sắt Thạch Khê lỗ lũy kế là 21 tỷ đồng. CTCP Đồng Tả Phời lỗ 203,4 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 230,5 tỷ đồng, bằng 50,3% vốn điều lệ.

Đáng chú ý, các đơn vị có dấu hiệu mất an toàn tài chính, phải đưa vào giám sát tài chính đặc biệt, như: Công ty than Hà Lầm có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu hai năm liên tiếp cao hơn mức quy định (trên 10 lần). Một số đơn vị đầu tư vốn nhiều năm đến nay đã tạm dừng hoạt động, gây nên rủi ro thu hồi vốn, gồm: CTCP Cromit Cổ Định Thanh Hóa, CTCP Sắt Thạch Khê…

Tin mới

Khám phá bí mật của 'kho thịt di động' trên đồng cỏ châu Phi!
6 giờ trước
Ở vùng đồng cỏ châu Phi rộng lớn, có một nhóm sinh vật đặc biệt - linh dương đầu bò. Những sinh vật này kết hợp đặc điểm của nhiều loài động vật: tính cách hung bạo như ngựa hoang, sức mạnh mạnh mẽ như bò rừng và vẻ ngoài kỳ lạ pha chút hiền lành như cừu.
'Đu đỉnh' giá vàng, người mua vẫn lãi đậm
5 giờ trước
Giá vàng liên tục lập đỉnh trong những ngày gần đây, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn "ôm" vào và lãi đậm chỉ sau vài ngày đầu tư.
Vải thiều Tây Nguyên đầu mùa tăng giá gấp đôi, vì sao?
4 giờ trước
So với cùng kỳ năm ngoái, giá quả vải thiều Tây Nguyên đầu mùa cao gấp đôi do mất mùa, sản lượng hạn chế
Xe điện ngoại "nhòm ngó" thị trường Việt Nam
3 giờ trước
Nhiều hãng xe Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu xác nhận sẽ đưa xe điện về thị trường Việt Nam trong năm nay hoặc đầu năm 2025
Một nhóm hàng của Việt Nam thu về hơn 50 triệu USD trong 3 tháng đầu năm: Trung Quốc đặt mua hàng đầu
2 giờ trước
Nhóm hàng này của Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.